Cầu Xe Tải Là Gì, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Như Thế Nào
Cầu xe tải là gì? Cấu tạo cầu xe tải như thế nào? Cầu xe tải có bao nhiêu loại… Chắc chắn đây sẽ là những điều nhiều lái xe quan tâm. Cùng Vimid tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cầu xe tải là gì?
Cầu xe tải hay còn gọi là bộ visai. Đây là bộ phận quan trọng đóng vai trò nối hai trục bánh của xe tải. Cầu xe tải là bộ phận hình cầu nằm giữa trục sau. Bộ phận này đóng vai trò giúp xe tải vận hành một cách bình thường.
Cơ chế hoạt động: Bên trong cầu xe có hệ thống bánh răng gọi là bộ vi sai. Bộ vi sai này nối với động cơ thông qua một chiếc ống – láp dọc hình trụ và nối với hai bánh xe sau bằng hai láp ngang. Khi động cơ xe tải đi vào vận hành, láp dọc sẽ quay đều và tác động lực đến bộ vi sai. Đồng thời, hai láp ngang chuyển động theo chiều quay tương ứng. Nhờ thế, xe tải lăn bánh dễ dàng.
Cấu tạo của cầu xe tải là gì?
Cầu xe tải có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính:
* Trục các đăng: Có tác dụng truyền lực cuối. Bộ phận này chứa các bánh răng chủ động ăn khớp với bánh răng bị động. Hai bánh răng này sẽ giúp giảm số vòng quay và tăng mô men.
* Vỏ bộ vi sai: Đây là phần vỏ của bộ vi sai được gắn lên phía bánh răng bị động.
* Bánh răng hành tinh: Bộ phận này ngoài kết nối ra còn điều khiển tốc độ của các bánh răng bán trục.
Nguyên lý hoạt động của cầu xe tải là gì?
Vai trò của cầu xe là cơ cấu giảm tốc độ cuối cùng và tuỳ vào việc xe di chuyển theo cách nào thì cầu xe ô tô sẽ phương thức hoạt động tương ứng.
- Khi xe tải chạy thẳng: Khi xe chạy thẳng sẽ tạo ra một lực cản đều nhau. Lực này tác động lên cả bánh xe hai bên (trái, phải). Theo đó, các bộ phận của cầu xe gồm bánh răng vi sai, bánh răng vành chậu và bánh răng bán trục sẽ cùng quay như một khối liền, rồi truyền lực dẫn động tới hai bánh xe. Cả 2 bánh xe trái, bên phải sẽ đều quay cùng một vận tốc. Điều này giúp cho ô tô chạy trơn tru trên đường thẳng hơn.
- Khi xe tải chạy trên đường vòng
Khi xe tải chạy đường vòng, mỗi bánh xe sẽ di chuyển trên đường riêng do lực cản tác dụng lên bánh xe bên trong nhièu hơn bên ngoài. Vì thế bánh xe bên trong xe quay với tốc độ chậm hơn bánh ngoài. Lúc này, cầu xe giúp xe giảm thiểu tình trạng lật bánh khi vào cua hay bị trượt trên đường.
>> Tham khảo thêm về:
Các loại cầu xe tải phổ biến
4.1. Xe cầu láp và xe cầu dầu
Cầu xe tải thường gồm hai loại: cầu láp và cầu dầu. Mỗi loại cầu đều có đặc điểm khác nhau. Việc lựa chọn loại cầu trong thiết kế xe tải phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển và cung đường. Xe tải thùng hầu hết sẽ sử dụng lựa chọn cầu láp. Các loại xe ben di chuyển nhiều trong các cung đường xấu sẽ chọn cầu dầu.
- Cầu láp: Là loại cầu được sử dụng phổ biến trên xe tải thùng, xe ben, xe đầu kéo. Trục láp được nối từ bộ vi sai đến bánh xe và nối với bánh xe qua hệ thống bu lông bắt vào mặt bích. Cầu láp thường được bôi trơn bằng mỡ bò.
- Cầu dầu: Là loại cầu sử dụng nhiều trên xe ben, xe đầu kéo. Thanh láp nối từ bộ visai truyền mô men xoắn đến hệ thống bánh răng hành tinh trên ô trục bánh xe. Cầu xe được bôi trơn bằng dầu nên gọi là cầu dầu. Nhờ độ bôi trơn của dầu mà các cơ chế khắp răng vận hành ổn định và tản nhiệt tốt hơn.
Cầu dầu chịu lực xoắn tốt. Vì thế thường được sử dụng ở những chiếc xe hoạt động ở địa hình xấu, lầy lội, nơi đồi núi, công trình, khai thác kháng sản, công trường xây dựng.
- So với cầu láp, cầu dầu tốn nhiên liệu hơn do trong cầu dầu lượng bôi trơn lớn làm tăng lực cản.
- Để phân biệt cầu dầu và cầu láp chúng ta chỉ cần nhìn vào mặt bích ngay giữa mâm xe. Mặt bích cầu láp thường nhỏ hơn cầu dầu. Cầu dầu thường có một lỗ để đổ dầu bơi trơn và làm kín.
4.2. Xe 1 cầu, xe 2 cầu
Ngoài xe, xe tải còn căn cứ vào số lượng cầu xe mà phân loại làm 2 loại: Xe 1 cầu và xe 2 cầu
- Xe 1 cầu
Xe được ký hiệu 2WD hoặc 4×2. Đây là loại xe dẫn động hai bánh và được tran bị cầu xe ở 2 bánh xe trước hoặc 2 bánh xe sau.
Xe dẫn động cầu trước: mang sức mạnh động cơ truyền đến cầu trước, cung cấp lực truyền động cho 2 bánh trước. Cầu xe bánh trước thiết kế nhỏ gọn. Sức kéo tốt, di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên, trọng lượng phân bố không đều giữa cầu trước và sau. Vì thế lực lái và lực kéo tác động lên bánh bị chồng chéo. Khiến cho khả năng bám đường kéo do 2 bánh trước đảm nhận cả nhiệm vụ “kéo” xe đi và đánh lái.
Xe dẫn cầu sau: mang sức mạnh dộng cơ truyền đến cầu sau, cung cấp lực truyền động cho 2 bánh sau. Cầu xe đảm bảo khả năng tăng tốc tốc, góc đánh lái rộng hơn 2 bánh trước. Tuy nhiên độ bám đường kém khi di chuyển trên đường trơn trượt.
- Xe 2 cầu (ký hiệu 4WD): Đây được coi là giải pháp giúp khắc phục hạn chế của loại xe 1 cầu. Xe 2 cầu cung cấp lực truyền cho cả 4 bánh: 2 bánh trước và hai bánh sau.
Ưu điểm: Xe 2 cầu mang lại khả năng di chuyển linh hoạt ở mọi địa hình, độ bám đường tốt.
Nhược điểm: Khá khó điều khiển với lái xe mới. Cấu tạo cầu xe phức tạp nên giá thành cao hơn, chi phí bảo dưỡng cao hơn.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về cầu xe tải. Những câu hỏi về cầu xe tải là gì? Nguyên lý hoạt động cùng các loại cầu xe đã được Vimid giải đáp vô cùng kỹ lưỡng. Qua đây, có thể khẳng định cầu xe là một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với xe tải. Bạn đang muốn lựa chọn những chiếc xe tải chính hãng với giá cả tốt nhất, chế độ bảo hành chuyên nghiệp? Hãy liên hệ ngay với Vimid để được tư vấn nhanh chóng!