Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
1. “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” là định nghĩa của ai về văn hóa?
A. Trần Ngọc Thêm
B. Trần Quốc Vượng
C. Edward Burnett Tylor
D. Đào Duy Anh
2. Văn hóa có mấy đặc trưng cơ bản?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3. Một trong các đặc trưng của văn hóa là:
A. Tính giao tiếp
B. Tính giá trị
C. Tính giáo dục
D. Tính tập hợp
4. Chức năng của tính hệ thống là:
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục
5. Chức năng của tính nhân sinh là:
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục
6. Chức năng của tính giá trị là:
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục
7. Chức năng của tính lịch sử là:
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục
8. Đặc trưng nào là nền tảng của xã hội?
A. Tính hệ thống
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử
9. “Thước đo độ nhân bản của con người” là đặc trưng nào?
A. Tính hệ thống
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử
10. Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, tạo ra) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo) ?
A. Tính hệ thống
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử
11. Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ?
A. Tính hệ thống
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử
12. Theo mục đích, tính giá trị có thể chia thành:
A. Giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ
B. Giá trị sử dụng và giá trị đạo đức
C. Giá trị tinh thần và giá trị thẩm mĩ
D. Giá trị vật chất và giá trị tinh thần
13. Theo ý nghĩa, tính giá trị có thể chia thành:
A. Giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị tinh thần
B. Giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ
C. Giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị vật chất
D. Giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị nhận thức
14. Theo thời gian, tính giá trị có thể phân thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời:
A. Đúng
B. Sai
15. Văn minh thiên về:
A. Giá trị tinh thần
B. Giá trị vật chất lẫn tinh thần
C. Giá trị vật chất – kĩ thuật
D. Các ý trên đều đúng
16. Văn hóa thiên về:
A. Giá trị tinh thần
B. Giá trị vật chất lẫn tinh thần
C. Giá trị vật chất – kĩ thuật
D. Các ý trên đều đúng
17. Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến sự khác biệt về:
A. Nguồn gốc
B. Trình độ
C. Phạm vi
D. Cơ cấu
18. Vùng văn hóa phương Tây bao gồm:
A. Khu vực tây – bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran)
B. Khu vực phía tây gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran)
C. Khu vực đông – nam gồm châu Á và châu Phi
D. Khu vực đông – nam gồm toàn bộ châu Á
19. Vùng văn hóa phương Đông bao gồm:
A. Khu vực tây – bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran)
B. Khu vực phía tây gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran)
C. Khu vực đông – nam gồm châu Á và châu Phi
D. Khu vực đông – nam gồm toàn bộ châu Á
20. Văn hiến là:
A. Truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và di tích lịch sử
B. Truyền thống văn hóa lâu đời
C. Truyền thống văn hóa thiên về giá trị vật chất
D. Truyền thống văn hóa có tính quốc tế
21. Văn vật là:
A. Truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và di tích lịch sử
B. Truyền thống văn hóa lâu đời
C. Truyền thống văn hóa thiên về giá trị tinh thần
D. Truyền thống văn hóa có tính quốc tế
22. Khái niệm nào sau đây gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp?
A. Văn hóa
B. Văn vật
C. Văn hiến
D. Tất cả đều đúng
23. Thuật ngữ “văn hóa học” xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào?
A. 1871
B. 1885
C. 1898
D. 1949
24. Thuật ngữ “văn hóa học” trở nên phổ biến vào năm nào?
A. 1871
B. 1885
C. 1898
D. 1949
25. Theo GS. Trần Ngọc Thêm, văn hóa nhận thức bao gồm?
A. Nhận thức về vũ trụ, nhận thức về con người
B. Nhận thức về không gian, nhận thức về con người
C. Nhận thức về thời gian, nhận thức về con người
D. Nhận thức về môi trường, nhận thức về con người
* * * Còn tiếp ——–