Cầu khấn điều may tại Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng linh thiêng
Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng linh thiêng sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm rất khác về các lễ hội đặc sắc tại Hải Phòng, hứa hẹn sẽ làm bạn du lịch nhớ mãi về không khí trang nghiêm, thành kính cũng như cảm giác trong lành, thoải mái tại đây.
Mục lục bài viết
1Câu chuyện về sự ra đời của Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng
Nếu tháng Giêng âm lịch Hải Phòng luôn rộn ràng, tươi vui với các lễ hội như Lễ hội đền Trần Quốc Bảo diễn ra vào mùng 6, Lễ hội rước lợn ông Bồ tổ chức vào mùng 10, thì tháng 2 âm lịch lại có Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng – một trong những hội làng linh thiêng có truyền thống tiếp nối lâu đời tại thành phố hoa phượng đỏ.
Theo tích xưa kể lại, đền Bà Đế thờ vợ Chúa Trịnh Doanh. Vào những năm 1700 ở phía Đông Nam vùng Ngọc Đồ Sơn có đôi vợ chồng họ Đào. Lấy nhau 20 năm mà vẫn không có mụn con, họ đã thành tâm cầu xin Trời Phật mang đến cho gia đình nhỏ một đứa trẻ. Điều ước nguyện linh ứng, người vợ mang thai, tròn ngày tròn tháng sinh ra một cô con gái có mùi hương thơm ngát. Gia đình họ Đào vui sướng tạ ơn Trời Phật, đặt tên con là Đào Thị Hương.
Không chỉ càng lớn càng xinh đẹp, nàng còn nổi tiếng khắp vùng và được trời phú cho giọng hát hay như ngọc, cao vút tận mây trời. Đến năm 1836, trong một lần Chúa Trịnh Doanh về kinh lý ở vùng biển Đồ Sơn đi ngang qua vùng này, tình cờ nghe được tiếng hát tuyệt trần của người con gái chân quê, đã đem lòng yêu mến và truyền lệnh cho tìm người con gái sở hữu giọng hát đó. Vừa gặp gỡ nhan sắc nàng Hương, Chúa Trịnh đã đem lòng say đắm. Cả hai quấn quýt lấy nhau, không rời. Ấy vậy mà hạnh phúc tày gang, trong thời gian Chúa về kinh ít ngày hứa hẹn sẽ về đón người yêu, nàng biết mình mang giọt máu của Chúa Trịnh.
Hàng Tổng sau khi biết chuyện đã bắt cha mẹ nàng, bởi vì nhà không có tiền chuộc, nàng liền bị bắt trói dìm xuống biển. Nàng Hương khóc lóc, chắp tay thân với trời đất: “Phận gái thân cô gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nghĩa cha mẹ họ hàng tôi đâu dám quên. Xin Trời Phật chứng giám cho lòng con, khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức Trời Phật cho con nổi lên 3 lần, họ hàng hãy cho con được sống. Nếu dối trá thân này sẽ chìm xuống để làm gương cho đời”. Hệt như lời khấn, khi bị dìm xuống biển, nàng nổi lên 3 lần gây thất kinh một vùng. Đến khi Chúa mang thuyền rồng ra “rước nàng về dinh” vì mới biết nàng đã thác oan.
Danh tiếng truyền xa, nhà Vua hay tin đã cho lập đàn giải oan nàng Hương “hồng nhan bạc mệnh”. Đồng thời, ông truyền lệnh cho Hàng Tổng lập đền thờ Bà Đề bây giờ. Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng cũng từ đó mà ra đời để người dân địa phương có thể đến xin tài lộc và đặc biệt là giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải. Ngoài ra, người ta còn nói với nhau Bà Đế rất linh thiêng, ngày đêm vẫn dõi theo và phù hộ cho ngư dân vùng biển Đồ Sơn.
Xem thêm: Liệu bạn đã biết Lễ hội Hải Phòng đánh pháo đất?
2Lễ hội có gì đặc sắc?
Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng diễn ra hằng năm vào 3 ngày là 24, 25 và 26 tháng 2 âm lịch. Trong đó, ngày khai xuân và cúng cơm tại đền Bà Đế sẽ là ngày 26, lễ tạ Đức Bà sẽ được tổ chức trước đó là vào ngày 24, 25. Lễ hội diễn ra ngay tại đền Bà, vốn tọa lạc tại chân núi Dốc, phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Nơi đây luôn thu hút đông đúc người dân địa phương và các bạn du lịch ghé đến tham gia lễ hội linh thiêng, mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống.
Khác với các Lễ hội Hải Phòng đặc sắc thường đông đúc, dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực không đáng có, hành lễ tại đền Bà Đế tuyệt nhiên không có đồng bóng, bói toán hay tắc nghẽn giao thông. Trái lại, khu di tích lịch sử văn hóa này còn được đánh giá và xếp vào một những nơi trang nghiêm, thành kính nhất.
Bên cạnh đó, nếu có dịp ghé qua Bãi biển Đồ Sơn – một trong những bãi tắm được mệnh danh là đẹp nhất thành phố Hải Phòng vào mùa hè, bạn cũng có thể đến viếng đền Bà Đế. Bởi vì được trùng tu mỗi ngày, điểm đến du lịch này dù không vào mùa Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng nhất định vẫn có thể khiến bạn vô cùng hài lòng.
3Lưu ý về phương tiện di chuyển và chỗ ở khi ghé đến đền Bà Đế
– Muốn đến đền Bà Đế, trước tiên phải tới được Hải Phòng. Nhất là khởi hành từ Hà Nội, có rất nhiều phương tiện di chuyển để bạn có thể du lịch thành phố hoa phượng đỏ. Đối với xe ô tô, bạn có thể đi theo tuyến đường cao Hà Nội – Hải Phòng, đi đến Kiến An. Sau đó từ đây, bạn rẽ vào đường hướng đi trung tâm thành phố, rồi chạy hướng ra biển Đồ Sơn. Ngôi đền cách bờ biển không xa. Bởi vì đường xá ở đây đã được làm khá đẹp, bạn không cần phải lo lắng khi di chuyển. Hiện tượng tác đường cũng hiếm khi xảy ra tại khu vực này.
– Bạn có thể thuê khách sạn hoặc nhà nghỉ tại trung tâm thành phố hoa phượng đỏ, sau đó di chuyển đến đền Bà Đế để có được những tiện nghi tốt nhất về chỗ ở. Khu vực bãi biển Đồ Sơn cũng có rất nhiều lựa chọn về phòng ốc, đặc biệt là view biển để bạn tận hưởng cảnh đẹp ở đây. Về phương diện ăn uống, tại đền Bà Đế sẽ có chỗ để ăn, nghỉ cho các bạn du lịch thập phương tề tựu về đền. Ngay bên ngoài cổng đền Bà Đế cũng có những nhà hàng dùng bữa rất ngon miệng.
MIA.vn vừa cung cấp đến các bạn thông tin về Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng, hứa hẹn sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch Hải Phòng nói chung và những trải nghiệm khám phá các lễ hội tại đây nói riêng một các vui vẻ, và trọn vẹn nhất. Còn chần chừ gì mà thêm ngay bài viết vào Cẩm nang du lịch kẻo lỡ mất lễ hội mang đậm vẻ đẹp văn hóa truyền thống dân tộc – Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng thôi bạn ơi. Chúc cả nhà yêu có một chuyến hành trình thật đáng nhớ bên cạnh gia đình, người thân và bạn bè nhé!