Cấu tạo của những máy cô đặc chân không trên thị trường hiện nay
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị cô đặc chân không
Trong nhiều lĩnh vực sản xuất nhất là sản xuất thực phẩm và hóa chất thì thiết bị cô đặc chân không là một trong những thiết bị quan trọng. Các thiết bị cô đặc chân không này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sản xuất và tiết kiệm chi phí nhiều nhất cho doanh nghiệp. Trong bài viết ngày hôm nay Fujitank sẽ cùng bạn tìm hiểu các thông tin về cấu tạo máy cô đặc chân không.
Mục lục bài viết
Tổng quan về máy cô đặc chân không
Thiết bị cô đặc chân không là gì?
Thiết bị cô đặc chân không là một thiết bị sử dụng cho phương pháp cô đặc bằng chân không, sử dụng áp suất chân không giúp giảm nhiệt độ sôi của dung dịch cô đặc.
Quá trình cô đặc dung dịch này giúp dung dịch giữ được chất lượng của dung dịch sẽ không bị biến chất ở nhiệt độ cao.
Quá trình cô đặc này có thể xảy ra ở các nhiệt độ sôi và các áp suất khác nhau. Dùng áp suất chân không trong hệ thống của máy cô đặc giúp giảm điểm sôi của dung môi để chất lỏng hóa hơi xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn.
>>> Xem thêm: Máy chiên chân không là như thế nào? Cấu tạo máy chiên chân không?
Nguyên lý hoạt động và làm việc chung của máy cô đặc
Nguyên lý hoạt động dựa trên lực ly tâm, chân không và cùng nhiệt giúp loại bỏ các dung môi và cô đặc lại các chất hòa tan.
Nguyên lý làm việc: Dung dịch loãng từ bể chứa sẽ được bơm bơm lên thùng trên cao để ổn áp, từ đây dung dịch được định lượng bằng lưu lượng kế rồi đưa vào thiết bị đun nóng để đun nóng dung dịch tới nhiệt độ sôi trong nồi cô đặc rồi được đưa vào nồi cô đặc trong nồi cô đặc, dung dịch được đun sôi, bốc hơi cô đặc trong chân không. Hơi thứ đưa qua bộ ngưng tụ baromet số để tạo chân không cho nồi cô đặc. Sản phẩm sau khi được cô đặc được bơm đưa đến bồn để chứa.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị cô đặc chân không
Máy cô đặc buồng đốt ngoài kiểu đứng
Cấu tạo của thiết bị cô đặc buồng đốt ngoài kiểu đứng gồm có buồng đốt, buồng bốc, hệ thống ống dẫn, bộ phận để tách bọt và hệ thống ống tuần hoàn ở ngoài
Nguyên lý hoạt động
Dung dịch sẽ được đưa liên tục vào buồng đốt 1 và đi vào trong các ống truyền nhiệt, hơi đốt sẽ đun sôi dung dịch do đi vào bên ngoài ống truyền nhiệt với vỏ máy cô đặc.
Dung dịch hiện tại đã được tạo thành một hỗn hợp hơi lỏng sau đó đi qua hệ thống ống và được đưa vào buồng bốc hơi, hơi thứ tách ra sẽ được đưa đi lên phía trên, còn lại dung dịch sẽ đi theo ống tuần hoàn bên ngoài và trộn lẫn với dung dịch mới tiếp tục đi vào buồng đốt quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi nồng độ dung dịch đạt yêu cầu được trích một phần ra ở đáy buồng bốc hơi để làm sản phẩm.
Ưu điểm của máy cô đặc buồng đốt ngoài kiểu đứng
Năng suất của sản phẩm cô đặc sẽ được nâng cao, nhiệt độ đốt nóng không lớn do chiều dài ống truyền nhiệt lớn nên cường độ tuần hoàn và bốc hơi là rất lớn
Nhược điểm của máy cô đặc buồng đốt ngoài kiểu đứng
Thiết bị này khá cồng kềnh và tốn kém chi phí khi phải sử dụng nhiều vật liệu để chế tạo.
Máy cô đặc có buồng đốt ngoài kiểu nằm ngang
Cấu tạo của máy cô đặc có buồng đốt ngoài nằm ngang gồm có buồng đốt có cấu tạo ống truyền nhiệt hình chữ U và buồng bốc hơi trong buồng bốc hơi còn có bộ phận tách giọt.
Nguyên lý hoạt động
Dung dịch được đưa vào ống truyền nhiệt chữ U từ nhánh dưới lên nhánh trên rồi lại chảy lại về buồng bốc hơi ở trạng thái dung dịch sôi, dung môi sẽ được tách ra khỏi dung dịch bay lên trên, bộ phận tách giọt sẽ tách dung dịch và sẽ lặp đi quá trình này sao cho tới nồng độ dung dịch tăng dần tới nồng độ yêu cầu sẽ tháo phần dung dịch ra làm sản phẩm và tiếp tục cung cấp dung dịch mới vào máy để thực hiện tiếp tục một mẻ mới.
Ưu điểm
Buồng bốc hơi của máy cô đặc có thể dễ dàng tách ra khỏi buồng đốt giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng và sửa chữa hơn.
Nhược điểm
Có nhiều linh kiện cồng kềnh và có cấu tạo hơi phức tạp, các công đoạn làm việc gián đoạn dẫn tới năng suất thấp.
Máy cô đặc tuần hoàn cưỡng bức
Cấu tạo của máy cô đặc tuần hoàn cưỡng bức gồm có buồng bốc và bên trong buồng bốc có bộ phận tách giọt, phía dưới sẽ có buồng đốt và có các ống truyền nhiệt ở bên ngoài và ống tuần hoàn ngoài và có thêm bơm tuần hoàn.
Nguyên lý hoạt động
Dung dịch sẽ được bơm liên tục vào vào buồng đốt sau đó đi trong các ống trao đổi nhiệt để đi lên buồng bốc. Dung dịch sẽ được đun sôi trong ống truyền nhiệt nhờ hơi đốt với cường độ sôi cao và lên buồng bốc.
Tiếp đến dung môi sẽ tách ra và bay lên và đi qua bộ phận tách giọt rồi ngưng tụ, với dung dịch đã trở lên đậm đặc hơn sẽ trở về ống tuần hoàn ngoài trộn lẫn với dung dịch để tiếp tục quy trình vừa rồi cho tới khi dung dịch đạt nồng độ yêu cầu thì lấy một phần ở đáy buồng bốc ra làm sản phẩm.
Ưu điểm của máy cô đặc tuần hoàn cưỡng bức
Dung dịch được cô đặc với độ nhất lớn giúp năng suất cô đặc được tăng cao mà tuần hoàn cô đặc tự nhiên khó để thực hiện được.
Nhược điểm của máy cô đặc tuần hoàn cưỡng bức
Tốn nhiều năng lượng do phải cung cấp liên tục năng lượng cho bơm để quá trình tuần hoàn diễn ra liên tục.
>>> Danh mục: SẢN PHẨM CHẾ BIẾN NGÀNH DƯỢC & MỸ PHẨM
Ứng dụng của máy cô đặc chân không
Các máy cô đặc chân không được sử dụng rất nhiều trong sản xuất, nhờ các ứng dụng như là cô đặc nước hoặc dung môi hữu cơ trong các ngành công nghiệp khác nhau và phổ biến hơn cả là ngành công nghệ thực phẩm và hóa chất.
Ngoài công nghệ thực phẩm thì thiết bị cô đặc chân không còn được áp dụng trong công nghiệp dược phẩm như: Cô đặc chiết xuất dược liệu, cô đặc dung dịch xút,
Trên đây là một số thông tin về máy cô đặc chân mà Fujitank muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu biết thêm về máy cô đặc chân không và lựa chọn được thiết bị phù hợp cho quá trình sản xuất của mình nhất nhé!
Đánh giá post