Cầu trong du lịch (Tourism Demand) là gì? Đặc điểm và phân loại

Cầu trong du lịch (tiếng Anh: Tourism Demand) là một bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về dịch vụ hàng hoá, đảm bảo sự đi lại lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi ở thường xuyên của họ.

Cầu trong du lịch (Tourism Demand) là gì? Đặc điểm và phân loại - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: slideshare)

Cầu trong du lịch

Khái niệm

Cầu trong du lịch dịch sang tiếng Anh là Tourism Demand.

Cầu trong du lịch là một bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về dịch vụ hàng hoá, đảm bảo sự đi lại lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích nghỉ ngơi giải trí, tìm hiểu văn hoá, chữa bệnh tham gia vào các chương trình đặc biệt và các mục đích du lịch khách.

Đặc điểm

– Cầu trong du lịch được thoat mãn trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá. Cầu trong du lịch là mắt xích trung gian đặc biệt giữa nhu cầu du lịch và tiêu dùng sản phẩm du lịch.

– Cầu du lịch chỉ được thoả mãn thông qua chuyến đi và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên.

– Cầu trong du lịch đòi hỏi phải có khối lượng dịch vụ hàng hoá nhất định để nhu cầu có khả năng thanh toán có thể thực hiện được.

– Dịch vụ của các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống không phải là mục đích của cầu trong du lịch, nhưng chúng là thành phần đáng kể trong khối lượng và cơ cấu của “cầu” du lịch.

Phân loại

Cầu trong du lịch gồm 2 nhóm:

Nhóm 1: Cầu về dịch vụ du lịch gồm có:

– Dịch vụ cơ bản thiết yếu

+ Dịch vụ vận chuyển khách là dịch vụ đưa đón khách hàng bằng các phương tiện vận tải.

+ Dịch vụ bảo đảm sự lưu trú, ăn uống tại điểm du lịch.

+ Dịch vụ đặc trưng là dịch vụ mà vì nó con người tiếp nhận chuyến đi du lịch. Chúng thường là nguyên nhân và mục đích chuyến đi (như tắm biển hay leo núi). 

Các tổ chức kinh doanh du lịch phải cố gắng khai thác sử dụng triệt để tài nguyên du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

– Dịch vụ bổ sung là dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày như dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, chữa bệnh… phát sinh tại nơi đến du lịch và đòi hỏi đáp ứng trong thời gian ngắn.

Nhóm 2: Cầu về hàng hoá du lịch bao gồm:

– Hàng lưu niệm là những hàng hoá dùng để bán cho khách du lịch, nó có ý nghĩa để khách Sau khi về nhà nhớ lại điểm du lịch.

– Hàng có giá trị kinh tế với khách du lịch là những hàng hoá mà khách du lịch thích, thường có giá cao.

– Hàng tiêu dùng sinh hoạt

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Du lịch Khách sạn, Định Thị Thư, NXB Hà Nội, 2005)