Cây đa 13 gốc, Ngô Quyền, Hải Phòng

Cây đa 13 gốc nổi tiếng với người dân Hải Phòng từ nhiều năm
nay, cây đa ngự trị ở vị trí xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải
Phòng. Theo lời kể của các cụ cao niên từ khi còn nhỏ cây đã này đã có 13 gốc.
Từ thời những năm kháng chiến chống Pháp nên các cụ cao tuổi cũng không biết
chính xác tuổi của cây.

Cây đa 13 gốc cao khoảng 10m với hàng chục cành lớn tạo
thành tán rộng, có đường kính khoảng 40m, cây có 13 gốc lớn gồm 1 gốc chính và
12 gốc phụ. Gốc chính có chu 8,2m 12 gốc còn lại mọc quanh gốc chính với chu vi
từ 2-5m, tổng chu vi của 13 gốc là trên 30m. Các gốc được nối với nhau bằng các
cành có đường kính gần 1m đan xen nhau.

Cây đa Tía 13 gốc là một địa chỉ tham quan du lịch độc đáo của
du khách thập phương khi đến thăm nội thành Hải Phòng, sau đây các bạn hãy cùng
chúng tôi tìm hiểu về cây đa 13 gốc nhé!

1. Truyền thuyết về cây đa 13 gốc

Theo truyền thuyết trong trận đánh quân Nam Hán xâm lược Hai
Bà Trưng cưỡi voi đi ngang qua thấy cây đa xanh tốt, rợp bóng nên dừng chân bên
gốc đa để nghỉ ngơi. Voi của Hai Bà đã dùng vòi bẻ ngọn đa để ăn, từ đó cây chỉ
phát triển được chiều ngang hạn chế về chiều cao do mất ngọn. Vì vậy ngày nay
cây đa có chiều cao khiêm tốn chỉ cao gần 10m, nhưng tán rộng mấy trăm m2.

Phía dưới gốc đa có một miếu thờ bên trong có một bia đá khắc
chữ Hán Nôm. Theo người dân địa phương, miếu đã có từ lâu đời thờ Đức Thổ Vượng
người có công giúp dân khai hoang lập ấp. Ngoài ra miếu còn là nơi thờ các
quan, thần, cô, cậu và những vong hồn không nơi nương tựa.

Không ít người cho rằng Bà Chúa Nam Phương đã về đây ngự trị
nên tuần rằm ngày lễ, ngày Tết người dân thường đến đây thắp hương cầu khấn những
điều tốt lành, may mắn tại đây. 

2. Cây đa với sức sống mãnh liệt

Cây đa 13 gốc nổi tiếng với người dân Hải Phòng từ nhiều năm
nay. Qua một thời gian phát triển quá trình đô thị hóa, xóm Trại thưa
thớt dân cư giờ đông đúc. Nhưng khi đến đây, người ta vẫn cảm nhận được cảm
giác mát mẻ, yên bình của làng quê bởi hình ảnh cây đa ở ngay đầu làng. 

Cụ Thiết gần 80 tuổi người có nhiều năm gắn bó với cây đa
này kể, dưới gốc đa trước kia có một am nhỏ thờ thổ địa. Gần đây, ngày càng nhiều
người đến lễ bái, nhất là ngày rằm, mùng một âm lịch, mỗi ngày có hàng nghìn
người. Không chỉ có khách từ Hải Phòng mà còn từ Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nội…
cũng về chiêm ngưỡng vẻ đẹp lạ lùng của cây đa. Tương truyền khi xưa Chúa năm
phương cùng 2 cô hầu cận hay đi xe kéo lúc nửa đêm dạo quanh vùng đất Hải
Phòng, cây đa 13 gốc là nơi chúa bà dừng chân cuối cùng. Người dân thấy sự linh
thiêng nên dưới gốc đa nên lập 1 ngôi miếu nhỏ thờ Chúa Bà, quanh năm hương khói.
Chân tượng Chúa trong miếu phủ áo trắng và tiệc Chúa ngày 16-6 âm lịch.

Cụ Phạm Thị Dịu người thường ra gốc đa quét dọn kể rằng,
ngày xưa có một vị tướng quân trên đường đi đánh giặc dừng chân ở đây và buộc
ngựa vào cây đa khiến ngọn cây bị gãy. Sau, tán cây mọc ra và cây đa có hình
dáng như ngày nay. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, cây đa có tán lá rậm rạp,
sum sê, từ xa nhìn lại cây đa trông giống như mâm xôi khổng lồ. 

Đến nay, cây đa được UBND phường Đằng Giang đặc biệt quan
tâm nên đã có nhiều biện pháp bảo vệ di sản thiên nhiên. Khu vực quanh cây đa
được xây dựng lát sân sạch sẽ và đặt ghế đá như một khu tham quan thắng cảnh để
người dân và khách thập phương ghé chân qua.

3. Khám phá cây đa 13 gốc

Nằm ngay khu xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền,
cách trung tâm TP Hải Phòng chừng 5 km về phía Đông Nam, cây đa Tía – 13 gốc là
một địa chỉ tham quan du lịch độc đáo của du khách thập phương khi đến thăm nội
thành Hải Phòng.

Theo tính toán của chuyên gia Hội bảo vệ thiên nhiên và môi
trường VN, cây đa 13 gốc này đến nay đã 304 tuổi, bóng cây tỏa mát một vùng rộng
lớn. Cây cao 17,6 m nhưng có tới hơn 30 cành to, nhỏ nằm ngang trải rộng trên một
diện tích đường kính tới 52 m. Đỡ các cành cây là các rễ phụ trông như các cột
chống. Cây có 12 rễ phụ lớn cùng với một gốc chính nên mới có tên gọi là cây đa
13 gốc.

Cây đa 13 gốc không chỉ là một cảnh đẹp độc đáo, lạ mắt mà
còn đáp ứng cả nhu cầu hướng vọng tâm linh của khách đến tham quan. Đến đây,
quý khách có thể thắp hương lên miếu thờ bên gốc cây để mong may mắn hạnh phúc
cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, cây đa 13 gốc còn là nhân chứng sống, đã
chứng kiến rất nhiều sự thay đổi vùng vùng đất qua bao nhiêu thập kỷ. Cây đã gắn
bó, thân thuộc với người dân địa phương qua rất nhiều đời và trở thành một biểu
tượng tâm linh, mang đến may mắn cho mọi người.

Ngày nay, khi tấc đất, tấc vàng và những biến động của kinh
tế thị trường, cây đa 13 gốc đã và sẽ chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị
hóa. Vì vậy, bảo tồn và giữ gìn cây đa cũng chính là bảo tồn những giá trị lịch
sử văn hóa của địa phương. Ý thức được điều này, người dân xóm Trại và UBND phường
Đằng Giang đã lập kế hoạch bảo tồn cụ thể: Lập kế hoạch chăm sóc cây, quy định
về việc bảo đảm an ninh, trật tự, nghiêm cấm hoạt động mê tín, dị đoan dưới gốc
đa. Ngay cổng vào di tích cây đa 13 gốc là tấm biển có nội dung Ban tổ chức khu
di tích yêu cầu nhân dân địa phương gìn giữ, bảo vệ cảnh quan khu vực, bảo đảm
môi trường sạch đẹp. 

Hiện nay, cây đang bị sâu bệnh tấn công, nếu không nhanh
chóng có biện pháp bảo tồn thì cây đa Tía 13 gốc cũng chung số phận như cây đa
Tân Trào, cây đa Cổ Loa… Để bảo tồn và gìn giữ cây quý này, thời gian tới chính
quyền địa phương tiếp tục siết chặt hơn các nội quy về bảo vệ cảnh quan môi trường
khu vực, lập kế hoạch chăm sóc, giữ gìn sự tăng trưởng cho cây, chấn chỉnh hoạt
động tâm linh để tránh sự thái quá vào mê tín, hủ tục… Đồng thời, UBND phường Đằng
Giang đang làm hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN công nhận
cây đa 13 gốc là cây di sản VN.

Làng quê Việt Nam có nhiều cây đa thuộc hàng cổ thụ nhưng đến
nay có lẽ chỉ có cây đa nằm ở đầu một ngôi làng thuộc thành phố Hải Phòng là
cây cổ thụ trổ được nhiều gốc nhất. Rất nhiều du khách khi đến địa phương đều
phải trầm trồ trước sự hùng vĩ của cây đa khổng lồ 13 gốc. Những cái rễ lớn của
cây đa rủ xuống ôm trọn lấy ngôi miếu cổ ở trong như một mái đình trời tự
nhiên. Chẳng hiểu do thổ nhưỡng hay do khí biển nơi đất cảng mà cây đa 13
gốc có sức sống vô cùng mãnh liệt. Nhiều cây đa cổ thụ nổi tiếng ở các vùng đất
khác như cây đa Thổ Hà, cây đa Đình Bảng, cây đa ở thành Cổ Loa xưa đều đã bị bật
gốc hoặc bom đạn chiến tranh tàn phá. Nhưng cây đa 13 gốc này trải qua hàng
trăm năm mưa gió bão bùng, bom đạn khói lửa… vẫn hiên ngang đầy sức sống.

Không khí yên bình, tĩnh lặng nhuốm màu linh thiêng dường
như luôn bao trùm cả không gian nơi đây. Những tán lá đa hàng trăm năm nay vẫn
cứ tỏa bóng rợp mát trên cả khu đất rộng lớn. Những gốc đa khổng lồ tạo thành
những cột lớn khiến cả khu vực này nhuốm một màu yên bình, tĩnh lặng khó tả. Nếu
bạn có dịp đến với Hải Phòng thì không nên bỏ lỡ nơi đây để được chiêm ngưỡng
cây đa 13 gốc ở đây mà không có nơi nào có được!