Cây hoa đào và cách chăm sóc cây hoa đào ngày tết
THÔNG TIN CHI TIẾT
Tết là nơi nhà nhà sum họp, nó được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân lất phất, những lộc non mơn mởn trên cành cây, và điều quan trọng tạo nên nét đặc trưng của ngày tết phải kể đến những cành mai, cành đào. Nếu mai là biểu tượng mùa xuân phía Nam thì cành đào là nét đặc trưng của đất Bắc. Những cành hoa đượm sắc hồng tươi thắm mạnh mẽ nở hoa sau những ngày đông giá rét đã tọa nên nét thơ cho cả khung trời.
-
Tên khoa học: Prunus persica
-
Nguồn gốc: theo tham khảo cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Đặc điểm nổi bật của cây hoa đào
Hoa đào là cây thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 5-10m. Thân cây cao, phân nhánh nhiều từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, xù xì, những cây trồng lâu năm có gốc khá lớn.
Đây là loại cây rụng lá theo mùa, lá cây có hình mũi mác chiều dài từ 7-15cm và chiều rộng khoảng 2-3cm. Hoa nở vào đâu mùa xuân, sau khi hoa tàn cây mới ra lá trở lại.
Hoa đào có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2,5-3cm có màu hồng đậm, hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, xinh đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ.
Cây hoa đào cũng có quả, loại cây chỉ chơi hoa làm cảnh thì hoa khá đẹp, to, màu sắc sặc sỡ nhưng quả nhỏ, ăn có vị đắng chát, còn cây trồng ra quả thìa ngược lại, quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, ăn có vị ngọt, rất thơm ngon, phía bên ngoài vỏ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại.
Tác dụng của cây hoa đào
Cây đào có tác dụng lớn nhất là để làm cây trang trí, vào mỗi ngày tết nếu chưa thấy cành đào là chưa có tết, nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, tượng trưng cho những điều may mắn, suôn sẻ, hạnh phúc, đoàn viên. Nó còn giúp xua đuổi bách quỷ mang đến cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng. Vẻ đẹp của hoa đào còn tượng trưng cho những người con gái phương bắc luôn e lệ, dịu dàng mà kiều diễm.
Bên cạnh đó trong đông y, cây hoa đào còn được sử dụng như một cây thuốc trị nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu.
Cụ thể: rễ đào dùng để chữa sưng đau hay có thể sắc làm nước uống chữa viêm gan vàng da, còn nhựa thân cây đào chữa kiết lỵ, đái tháo đường, cành đào thì sắc lên chữa được bệnh sốt rét, lá đào chữa viêm âm đạo, đun nước tắm chữa ngứa, ghẻ. Hoa đào có tác dụng hạ khí, lợi tiểu…
Ý nghĩa của hoa đào ngày tết
Truyền thuyết về cây hoa đào.
Theo truyền thuyết ở núi Sóc Sơn có 2 vị thần giáng thế là Trà và Uất Lũy cư ngụ, ngay tại chỗ tọa của 2 vị thần có 1 cây hoa đào lớn. Hàng ngày thì 2 vị thần xuống núi dậy người dân cách làm ra lương thực, chữa bệnh cho dân quanh vùng. Lúc đó ở khu vực xung quanh có rất nhiều ma quỷ hay quấy nhiễu dân chúng 2 vị thần giúp dân xua đuổi ma quỷ, 2 vị thần đi đến đâu xua đuổi ma quye đều cho dân chúng ở đó trồng cây hoa đào, khi đễn mùa thì cây hoa đào ra nhiều hoa rực trời. Ma quỷ thấy vậy liền ngầm hiểu cứ nơi nào có hoa đào là nơi đó có 2 vị thần nên thường không bao giờ giám bén mảng đến, dân chúng từ đó thường trồng hoa đào để xua đuổi ma quỷ.
Hoa đào trồng trước nhà xua đuổi ma quỷ, xua đuổi vận xui cho ngôi nhà bạn
Ý nghĩa hoa đào ngày tết.
-
Theo ngũ hành Bát Quái hoa đào được coi là tinh hoa của ngũ hành, có tác dụng xua đuổi bách quỷ tạo cho cuộc sống của con người bình an, hạnh phúc
-
Theo nho học thì hoa đào tượng trưng cho sự sinh sôi nẩy nở, hoa đào mang đến vượng khí cho ngôi nhà, mang đến may mắn, tài lộc cho gia đình trong năm mới.
-
Đặc biệt hoa đào ra hoa vào đúng tết nguyên đán nên theo phong thủy nó còn có ý nghĩa đoàn tụ, mang đến sự hòa thuận, đồng cam trong một gia đình, một dòng họ
Cách trồng hoa đào ra hoa đúng tết.
Để cây hoa đào ra hoa đúng tết nguyên đán không chỉ tác động vào giai đoạn cuối gần tết mà phải tác động vào suốt quá trình phát triển của cây.
Cách để hoa đào ra hoa đúng tết cần kết hợp tưới nước, bón phân và khoanh vỏ, đảo cây và vặt lá (tuốt lá)….
– Dừng phân bón, tưới nước muộn cho cây đào ( bắt đầu từ tháng 10 trở đi). Tùy thuộc vào thời tiết ở từng khu vực để có cách tưới nước cho cây hoa đào, tưới nước ấm khi trời lạnh để kích thích đào nở sớm, tưới nước lạnh khi trời ấm để hãm cho đào nở muộn
– Đảo cây đào: chọn thời gian đảo cây, đối với các giống đào bịc đảo cây v 1/8 (âm lịch), với đào phai là 20/7, với đào thất thốn bạn đảo cây vào 1/7. Đảo cây là đào 1 bầu như cách đánh cây ra chỗ khác trồng, đào bầu khoảng 20-25 cm, có chiều sâu 20 -25cm( tùy kích thước cây), chọn ngày nắng để đảo cây cho tốt nhất, đảo cây tức là cho cây vào chậu luôn hoặc bạn có thể đưa cách sang hố khác rồi lấp đất chặt gốc.
– Tuốt lá cây đào: tuốt là vào giữa tháng 11 âm, nên tuốt lá đào bằng tay là tốt nhất. ( nếu năm thời tiết nóng bạn nên tuốt lá muộn hơn vài ngày), tuốt lá xong gặp thời tiết âm nắng kéo dài cần phải che và phun thuốc lạnh cho cây
– Phun phân bón lá loại đầu trâu 701 để cho cây kích thích nụ, cho sai hoa và hoa lớn, đẹp
Ngoài ra còn các kỹ thuật khác yêu cầu chuyên môn cao hơn như khoanh vỏ cây đào , thắp điện sưởi ấm cho cây, thúc và hãm cây nhờ các thuốc hóa học trong ngành cây cảnh để đào nở đúng tết.
Trang trí hoa đào ngày tết
Bạn có thể sử dụng các phong bao lì xì để trang trí cho hoa đào ngày tết hoặc sử dụng các đèn nháy để cho cây hoa đào đẹp hơn trang trí đẹp hon cho không gian gia đình bạn.
Xem thêm: Cách trồng hoa cát tường ngày tết, Hoa thược dược ngày tết