Cây hương ngoài trời – Kích thước mẫu cây hương đá thờ thiên địa
Mục lục bài viết
Cây hương ngoài trời
Cây hương ngoài trời hay còn có tên gọi khác là bàn thờ thiên địa.
Cây hương ngoài trời hay bàn thờ thiên địa dùng để thờ ai, ý nghĩa của việc thờ cây hương đá ngoài trời, kích thước cây hương ngoài trời, vị trí đặt cây hương ngoài trời, hướng đặt bàn thờ ngoài trời, văn khấn cây hương ngoài trời.
Cây hương ngoài trời hay bàn thờ thiên địa dùng để thờ ai
Cây hương ngoài trời hay bàn thờ thiên địa là tên gọi của từng địa phương và là phong tục thờ cúng có từ rất lâu đời ở nước ta, “ Thiên-Địa ” trong tiếng hán có nghĩa là “ Trời-Đất ” từ thời xưa Trời-Đất có vị trí quan trọng nhất trong tín ngưỡng dân gian thờ cúng và được dân ta bái là “ Trời-Phật-Thánh-Thần ” chính vì thế ở nhiều địa phương việc lập bàn thờ thiên địa là việc đầu tiên của mỗi người,mỗi nhà.
Có quan niệm rằng việc lập cây hương ngoài trời hay bàn thờ thiên địa chính là thờ tiền chủ,tiền chủ là người chủ đầu tiên của khu đất hay ngôi nhà
Người xưa quan niệm ngôi nhà thì luôn có sự thay đổi theo thời gian tuy nhiên ở tại cõi âm thì người tiền chủ vẫn luôn nhớ về ngôi nhà xưa của họ, Vì thế các chủ ở sau không muốn bị vong hồn của người tiền chủ quấy rối nên lập bàn thờ ngoài trời để thờ tiền chủ cho riêng gia đình mình.
Bàn thờ của tiền chủ chính là một cây hương ngoài trời, thường thì vào ngày mùng một,ngày rằm,lễ tết người ta thường thắp hương cúng khấn để cầu sự bình an và may mắn cho những người thân trong gia đình.
Vậy Cây hương ngoài trời hay bàn thờ thiên địa dùng để thờ ai bạn có thể lý giải theo hai cách như trên đó là thờ Trời-Đất, Thần linh nói chung và tiền chủ của ngôi nhà.
Ý nghĩa của việc thờ cây hương ngoài trời
Việc đặt cây hương thờ ngoài trời theo quan điểm về tâm linh và triết học thì cây hương ngoài trời ( bàn thờ thiên địa ngoài trời ) chính là sự kết nối giữa Trời và Đất, giữa cõi Dương với cõi Âm và cao hơn chính là ý nghĩa nhân văn ước mong cho mưa thuận gió hòa, cầu mong sự bình an tốt đẹp đến với cuộc sống của con người.
Theo nghiên cứu trong đời sống tâm linh của người Việt Nam từ xưa thì việc thờ cây hương có thể giúp truyền tải thông điệp thiêng liêng giữa chốn Âm-Dương hay giữa con người thần linh với ma quỷ.
Đặt cây hương ngoài trời hay bàn thờ thiên địa ngoài trời để thờ cúng nhằm mục đích xin với Trời-Đất cầu mong điều cát lành chính vì thế mỗi lần thắp hương khấn vái thì phải ngửa mặt lên trời khấn vái.
Kích thước cây hương ngoài trời
Cây hương ngoài trời thường phổ biến nhất hiện nay gồm có một số kích thước sau.
Thông thường cây hương trước kia thường được làm bằng các loại vật liệu như gỗ,cát xi măng thì hay bị mối mọt và nứt nẻ phai màu sơn,đến nay thì cây hương ngoài trời thường được làm bằng chất liệu đá khối tự nhiên ( Mẫu cây hương đá ) nhưng vẫn được thiết kế bời năm thành phần chính tạo thành đó là.
– Phần đế cây hương
– Cột trụ cây hương
– Mặt ban thờ ( vị trí đặt bát hương,lọ hoa,mâm bồng,khay chén nước)
– Khung cột bài vị
– Mái che ban thờ
Mẫu cây hương ngoài trời có hai loại đó là ( Cây hương đá không mái – Cây hương đá có mái )
Vị trí đặt cây hương, bàn thờ thiên ngoài trời
Cây hương ngoài trời, bàn thờ thiên ngoài trời là để gia chủ thắp hương cúng bái ngoài trời nên cần được đặt ở vị trí lộ thiên hoặc bán lộ thiên,có thể đặt ở ngoài sân vườn, trên ban công, sân thượng.ngoài khu lăng mộ,…Tùy theo vị trí và hoàn cảnh của mỗi nhà mà khi lập bàn thờ thiên đặt ở vị trí sao cho thuận tiện với việc thắp nhang.
Hướng đặt cây hương ngoài trời
Trong dân gian và phong thủy thường có câu ( Nhất vị Nhị hướng ) để nói đến tầm quan trọng và thứ tự ưu tiên khi lựa chọn đất và hướng.
Khi chọn được vị trí đặt cây hương thích hợp rồi ta mới xét đến hướng, thông thường hướng cửa cây hương có thể đặt theo hướng của bàn thờ gia tiên trong nhà nhưng ngược hướng với hướng người đứng khấn để tiện cho việc lễ bái. Tuy nhiên đối với cây hương ngoài trời hay bàn thờ thiên thì do bốn phương tám hướng đều là Trời cho nên vấn đề về hướng không cần nghiêm ngặt lắm, chỉ cần trang nghiêm,chỉnh tề, không nên đặt ở các góc quá khuất nẻo,tránh hướng ra những chỗ thiếu quang đãng hoặc góc hẹp để người đứng thắp hương có thể hành lễ.
Theo quan niệm cha ông ta truyền lại thì nên thắp hương cúng Trời-Đất vào thời khắc Âm-Dương giao hòa, nếu theo giờ âm là giờ Mão (khoảng từ 5-7 giờ sáng) và giờ Dậu (khoảng từ 5-7 giờ chiều tối), những lúc giỗ chạp,mùng một ngày rằm, thời khắc giao thừa.
Văn khấn cây hương ngoài trời
Văn khấn cây hương ngoài trời cho Tiền chủ được thể hiện như sau:
– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
– Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.
Tín chủ con là …………………………….Tuổi………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………
Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………………(Âm lịch)
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ. Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
( Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo,việc thờ cúng có nhiều hình thức khác nhau nhưng cái cốt lõi vẫn ở trong lòng thành và tâm luôn hướng thiện )
Qúy khách có thể xem thêm nhiều mẫu sản phẩm đá điêu khắc tại https://maulangmodadep.net
hoặc liên hệ với cơ sở chính theo số hotline : 0916.16.21.22 để được tư vấn.
Xin cảm ơn.