Chẩn đoán động cơ thông qua tình trạng của bugi và cách khắc phục

Bugi trên xe ô tô là chi tiết quan trọng trong hệ thống đánh lửa của động cơ xăng. Nó cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí được nén ở áp suất cao để sinh công suất cho động cơ. Cấu tạo cơ bản của một bugi bao gồm: Cực mát ( cực được uốn cong), cực tâm ( cực đánh lửa), khe hở đánh lửa giữa cực mát và cực tâm là 0,9mm (đối với hệ thống đánh lửa tiếp điểm) và 2,03mm (với hệ thống đánh lửa điện tử), sứ cách điện, phần vỏ kim loại, đầu tiếp xúc với dây cao áp…

 

Cấu tạo của một chiếc bugi thông thường

Là một chi tiết hoạt động trực tiếp và tiếp xúc với buồng đốt của động cơ nên tình trạng làm việc ổn định, tốt/xấu của động cơ ít nhiều sẽ anh hưởng đến bugi và sẽ thể hiện qua tình trạng của bugi. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số tình trạng làm việc bất ổn của động cơ thông qua màu sắc, trạng thái làm việc của bugi.

Bugi có màu vàng nâu: 

Bugi của động cơ hoạt động tốt

Bugi có màu vàng nâu chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ hòa khí (xăng/không khí) đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các thành phần cơ học ổn định. Nếu thay bugi mới nên thay bugi có khoảng nhiệt bằng nhau (có chiều dài lớp sứ cách điện phía dưới bằng nhau). Khoảng nhiệt dài bugi làm việc nóng hơn và khoảng nhiệt ngắn hơn bugi làm việc mát hơn. 

Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.

ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%

Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.

P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY

Xem thêm: Những quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô

Bugi có màu đen và khô: 

Bugi bị bám muội than ở động cơ dư xăng

Trường hợp bugi xe bạn có màu này thường là do động cơ hoạt động ở chế độ giàu nhiên liệu (dư xăng) hoặc xe chạy cầm chừng quá mức. Nếu có thêm hiện tượng khói đen thoát ra ở ống pô thì chính xác là động cơ dư xăng. Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân như: lọc gió bẩn dẫn đến nghẹt làm cung cấp không đủ không khí để đạt tỉ lệ hỗn hợp chuẩn, bộ chế hòa khí hỏng, cánh bướm gió bị kẹt, bugi đánh lửa yếu nên không đốt cháy hết hòa khí. Trước khi thay bugi cần điều chỉnh lại cho tỉ lệ hòa khí phù hợp, vệ sinh bướm gió, lọc gió…

Chi tiết cách vệ sinh lọc gió các bác có thể tham khảo bài viết: Vệ sinh ngay chi tiết này để động cơ hoạt động tốt hơn

Bugi có màu đen và ướt:

Bugi dính dầu ở động cơ bị hở sec măng

Đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi lanh, bị đốt tạo thành muội than bám trên bugi và dầu bám vào bugi làm buugi ướt. Nguyên nhân dầu lọt vào xi lanh có thể do hở supap, hở sec-măng hoặc thành xi lanh bị mài mòn. Trong trường hợp xe bạn ra khói trắng và có mùi khét, cần phải nhanh chóng sửa chữa (làm máy) để không gây sự cố hư hỏng thêm khi xe hoạt động (bó máy khi hết dầu bôi trơn).

Bugi có màu trắng: 

Bugi có màu trắng do quá nhiệt

Tình trạng này của bugi chứng tỏ động cơ hoạt động quá nhiệt. Nguyên nhân gây nên tình trạng trên có thể do bugi không phù hợp (có khoảng nhiệt quá lớn), chỉ số octan của nhiên liệu quá thấp, thời gian đánh lửa của động cơ không tối ưu, hệ thống làm mát động cơ hỏng, hoặc động cơ bị thiếu xăng (quá nhiều không khí). Trường hợp này cần kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục bằng cách thử thay thế bugi khác, điều chỉnh các hệ thống liên quan.v.v…

Bugi bị chảy cực tâm: 

 

Bugi bị chảy cực tâm  do quá nhiệt

Trường hợp này bugi sẽ bị chảy cục bộ cực tâm hoặc chảy hết toàn bộ, đầu sứ cũng bị rỗ hay nứt. Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên do bị tự động đánh lửa gây nên quá nhiệt, bugi có khoảng nhiệt không phù hợp, hoặc do các nguyên nhân khác như: chất cháy đóng cặn trong buồng đốt, bô bin hỏng, supap hỏng, chất lượng nhiên liệu kém. Điều này sẽ gây nên hiện tượng mất lửa làm giảm công suất động cơ. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra bô bin, kiểm tra động cơ, tỉ lệ nhiên liệu và thay bugi mới. 

Các cực bugi bị chảy

 

Các cực bugi bị chảy do quá nhiệt vì đánh lửa tự động

Khi bugi xe bạn bị chảy cả hai cực và có chất lạ bám trên cực bugi. Đó là do bugi bị quá nhiệt do tự động đánh lửa. Sự đánh lửa sớm, bô bin bị hỏng, supap hỏng, chất lượng xăng kém hoặc chất cháy đóng cặn trong buồng đốt cũng gây nên hiện tượng trên. Tình trạng này sẽ làm mất khả năng đánh lửa và làm giảm công suất động cơ, gây hỏng động cơ của xe. Bạn cần kiểm tra lại động cơ, chất lượng nhiên liệu, bô bin đánh lửa trước khi thay bugi mới.

Bugi có khoảng cách đánh lửa lớn: 

 

Bugi mòn cực tâm có khe hở đánh lửa cao dẫn đến khả năng đánh lửa kém

Tình trạng này do sử dụng bugi trong thời gian quá dài mà không thay. Quá trình đánh lửa sẽ làm mòn cực tâm, làm khe hở đánh lửa tăng lên và giảm khả năng đánh lửa của bugi gây giảm công suất của động cơ. Trong trường hợp này nên thay bugi mới để động cơ hoạt động tốt hơn. 

Bugi có cực âm bị mòn nhiều:

 

Bugi bị mòn cực âm do chất phụ gia nhiên liệu

Trường hợp này xảy ra do bugi bị ảnh hưởng bởi sự ảnh hưởng của các chất phụ gia có trong xăng và dầu động cơ. Khi có tình trạng trên động cơ sẽ bị mất lửa, đặc biệt là khi tăng tốc do khe hở đánh lửa giữa hai điện cực bugi lớn làm điện thế đánh lửa kém, xe của bạn cũng khởi động khó khăn. Bạn nên thay bugi mới.

Bugi bị vỡ đầu sứ: 

Bugi bị bể sứ do bị đóng cặn.

Trường hợp này bugi có thể bị hư do tác động cơ khí, do bị đánh rơi hoặc đè nặng lên cực tâm bugi do sử dụng sai. Hoặc do sử dụng lâu ngày bugi bị đóng cặn ở đầu sứ bugi và cực tâm và do cực tâm bị gỉ sét. Tình trạng bugi như vậy sẽ gây mất lửa, đánh lửa muộn so với thời điểm phun nhiên liệu làm giảm công suất động cơ. Trường hợp này bạn nên thay bugi mới phù hợp.

Bài viết tham khảo: Cách nối hai bình ắc quy khi xe hết bình trên đường