Chào, Hỏi – Phạm trù văn hóa cơ bản

(Ths Phạm Văn Minh – Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Đại Nam)

 

Nghi thức chào hỏi của người Việt không chỉ thuộc phạm vi văn hoá và ngôn ngữ, mà còn thuộc

phạm trù đạo đức

, là một cách thể hiện

nhân cách

 của chủ thể chào và nhân cách của đối tượng được chào, cho dù đó là lời chào nghi thức hoặc lời chào không nghi thức thì cũng thể hiện giao tiếp có văn hoá.

Đạo đức cá nhân là cốt lõi của văn hóa cá nhân, nó thể hiện bằng cách ứng xử, thông qua lời ăn tiếng nói, lời chào hỏi, cách xử sự với cộng đồng. Vì thế cách chào hỏi mở đầu đối với người Việt có giá trị tinh thần hết sức được coi trọng, một giá trị tin thần cao hơn cả vật chất:

Lời chào cao hơn mâm cỗ

. Ở người Việt, chào hỏi không những mang tính văn hóa – xã hội, nó còn là sự thể hiện nhân cách của con người. Không ai muốn mình bị xem là thiếu đạo đức, vì tiêu chuẩn cao nhất để xác định giá trị con người là đạo đức. Sống ở trên đời, trọng nhau không phải chức vụ, tiền bạc mà là sự Tôn trọng.

Ngoài việc chào hỏi theo nghi thức có tính bắt buộc trong công việc, hành chính, ngoại giao…thì người Việt chúng ta còn ưa lựa chọn lối chào hỏi theo 

quan hệ tình nghĩa

, lấy cách xưng gọi theo 

kiểu họ hàng, kiểu thân mật

 để chào hỏi. Tuy nhiên, dù cách xưng hô thế nào thì nó cũng thể hiện

Khiêm

 trong xưng và 

Tôn

 trong hô, là cách “hạ mình nhỏ bớt”, đề cao người được chào hỏi. Đó là cách tranh thủ gây cảm tình tốt ngay từ ban đầu của chủ thể chào với đối tượng giao tiếp. Ví dụ: Một người lớn tuổi hoặc cấp trên khi gặp người ít tuổi hơn hoặc cấp dưới lại xởi lởi chào trước thể hiện sách lược chào hỏi 

khiêm, tôn

 để “lấy lòng”.

Ngày xưa, một ông tiến sĩ, một vị trạng nguyên vinh quy về làng, cả làng, cả hàng tổng, hàng huyện mang cờ quạt, võng lọng đi đón rước. Nhưng về đến làng các vị đều xuống ngựa hay xuống kiệu chào hỏi các bô lão trước rồi mới chào các chức sắc sau. Nhân cách của người đó được đánh giá qua cách ứng xử “tam cương” trong cộng đồng: gia đình, bạn bè và làng xã. Hình thức chào hỏi có thể bằng lời (ngôn ngữ) hoặc (phi ngôn ngữ) ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, ánh mắt, nụ cười…Tuy nhiên đối với người lớn tuổi hơn hoặc cấp trên thì bạn bắt buộc phải sử dụng hình thức ngôn ngữ và theo cách chủ động nhất. Bạn không thể chào với cấp trên hoặc người lớn tuổi hơn mình bằng cách “gật đầu” mà không có lời chào nào đi kèm. Bạn cũng không thể vào nhà người khác mà không chào chủ nhà, vào phòng người khác mà không chào người trong phòng đó.

Chào hỏi của người Việt, nhất là chào hỏi không nghi thức, thường không có khuôn mẫu chặt chẽ mà tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Song, chào hỏi phải là sự thể hiện nhân cách, đạo đức, sự chân tình của chủ thể chào với đối tượng chào, vì thế trong xưng hô người Việt dùng rất nhiều từ thân tộc và các từ khác để 

xưng

 và 

 thay thế cho các đại từ nhân xưng. Bằng cách như vậy tính biểu cảm, tính vị tình cao hơn. Mọi xưng hô đều căn cứ vào quan hệ giữa 

i với 

người đối thoại

 trong tình huống, do đó phải chọn cách xưng hô.

Chào có thể bằng hỏi

 là một đặc trưng văn hoá khác biệt nổi bật, người Việt dùng từ 

chào hỏi

 đi liền nhau vì thường sau lời chào là 

hỏi thăm

: hỏi sức khoẻ, công ăn việc làm, đang đi đâu, làm gì… Thực chất đấy là sự quan tâm đối với đối tượng được chào, biểu lộ tình cảm và sự thân thiết. Chào bằng hỏi thường dùng trong lối chào hỏi không nghi thức với những người thân quen hàng ngày.

Những người được chào phải khá quen thuộc và thường gặp gỡ luôn với chủ thể chào mới có thể dùng cách lược bỏ từ 

chào

, thậm chí lược bỏ cả từ 

xưng hô 

chỉ chủ thể chào. (Ví dụ: – Em chào thầy! Thầy lên lớp ạ! – Em chào Anh! Anh đi làm về à!. Trong trường hợp này có thể lược bỏ thành: – Thầy! Thầy lên lớp ạ! – Anh! Anh đi làm về).

Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp ưu việt và quan trọng nhất của loài người. Nhờ ngôn ngữ, mỗi cá nhân có thể trao đổi thông tin, thiết lập quan hệ với mọi người xung quanh. Có thể khẳng định rằng, lời chào là một nghi thức xã giao đầu tiên, là phép lịch sự tối thiểu của mỗi cá nhân khi bắt đầu một cuộc giao tiếp. Ở Việt Nam, nét đẹp văn hoá của lời chào được ông cha ta đúc kết thành những bài học quí báu trong kho tàng tục ngữ, ca dao: “Dao năng liếc năng sắc, người năng chào, năng quen”, “Gặp nhau che nón không chào. Cứ lặng thinh như rứa biết ngày nào quen nhau”.