Chạy quá tốc độ từ 10km/h-20km/h ô tô, xe máy phạt bao nhiêu?
Mức phạt chạy quá tốc độ từ 10 km/h – 20 km/h đối với xe ô tô? Mức phạt chạy quá tốc độ từ 10 km/h – 20 km/h đối với xe máy (trừ xe máy chuyên dùng)? Mức phạt chạy quá tốc độ đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng? Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với xe ô tô, xe máy chạy quá tốc độ từ 10km/h-20km/h?
Chạy quá tốc độ là một lỗi xảy ra khá phổ biến mà người tham gia giao thông điều khiển phương tiện là xe máy hay ô tô thường gặp phải. Tốc độ giới hạn để người điều khiển phương tiện tuân thủ sẽ tuỳ thuộc vào nơi mà người điều khiển phương tiện đi. Ví dụ, tốc độ tối đa mà người điều khiển được phép đi trong trong khu vực đông dân cư là 60 km/h. Vậy nếu xe ô tô và xe máy chạy quá tốc độ cho phép từ 10 km/h đến 20 km/h sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Mức phạt chạy quá tốc độ từ 10 km/h – 20 km/h đối với xe ô tô:
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính lỗi chạy quá tốc độ đối với xe ô tô và xe máy, cụ thể như sau:
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h: căn cứ điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi tại điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người này còn bị tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ trên 20 km/h đến 35 km/h: căn cứ điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người này còn bị tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ trên 35 km/h: căn cứ điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người này còn bị tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;
Như vậy, nếu một người điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường giao thông mà chạy quá tốc độ cho phép từ 10 km/h đến 20 km/h thì sẽ bị xử phạt hành chính từ từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời người điều khiển sẽ bị tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Xem thêm: Vượt quá tốc độ trên Quốc lộ 1A
2. Mức phạt chạy quá tốc độ từ 10 km/h – 20 km/h đối với xe máy (trừ xe máy chuyên dùng):
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: căn cứ điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h: căn cứ điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ trên 20 km/h: căn cứ điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người này còn bị tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Như vậy, nếu một người điều khiển xe máy lưu thông trên đường giao thông mà chạy quá tốc độ cho phép từ 10 km/h đến 20 km/h thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xem thêm: Mức phạt vượt quá tốc độ đối với xe máy điện và xe đạp điện
3. Mức phạt chạy quá tốc độ đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến 10 km/h: căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h: căn cứ điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người này còn bị tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng nếu người này điều khiển máy kéo hoặc tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 đến 03 tháng nếu người này điều khiển xe máy chuyên dùng
– Người có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ trên 20 km/h: căn cứ điểm b khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người này còn bị tước quyền sử dụng đối với giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu người này điều khiển máy kéo hoặc tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 02 đến 04 tháng nếu người này điều khiển xe máy chuyên dùng
Xem thêm: Không đeo thẻ lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
4. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với xe ô tô, xe máy chạy quá tốc độ từ 10km/h-20km/h:
Tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định có hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính đó chính là xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản và hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, hình thức xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản chỉ được áp dụng trong trường hợp quyền người có thẩm xử phạt thực hiện xử phạt cảnh cáo người vi phạm hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và đến 500.000 đồng đối với tổ chức vi phạm, còn lại tất cả các hành vi vi phạm khác thì người có thẩm xử phạt đều phải lập biên bản và hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, với hành vi người điều khiển phương tiện là xe máy và xe ô tô chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h đều phải bị cơ quan chức năng có thẩm quyền lập biên bản và hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, bởi vì theo quy định trên về mức xử phạt thì cả đối với ô tô và xe máy chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h đều không có mức xử phạt nào đối với cá nhân là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng.
Sau 07 ngày tính từ ngày cơ quan chức năng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi xe máy hoặc xe ô tô chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Người vi phạm sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính phải thực hiện nộp phạt theo đúng nghĩa vụ của mình. Nếu quá thời hạn theo quy định thì người vi phạm sẽ bị cơ quan chức năng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và cứ mỗi ngày bị chậm nộp tiền phạt thì người vi phạm phải nộp thêm cho nhà nước là 0,05% tính trên tổng số tiền phạt mà người vi phạm chưa nộp.
Những người có thẩm quyền xử phạt người có hành vi điều khiển xe máy, xe ô tô mà chạy quá tốc độ từ 10km/h-20km/h:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
– Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ mà mình được giao.