[Chi tiết] Ý nghĩa, Lễ Vật & Văn Khấn Đức Ông CHUẨN Tâm Linh

Đức Ông là một trong các vị thần trong Phật giáo được hầu hết các chùa, đền, miếu lập bàn thờ để thờ cúng. Vậy Đức Ông là ai? Tín ngưỡng khấn vái Đức Ông có ý nghĩa gì? Nội dung bài văn khấn Đức Ông thế nào là đúng chuẩn?… Tất cả những thắc mắc này sẽ được Đồ Cúng Việt giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và theo dõi nhé!

Tượng Đức ÔngTượng Đức Ông

Đức Ông là ai?

Đức Ông hay còn có tên gọi khác là Đức Chúa Ông. Theo quan niệm của Phật pháp, Đức Ông tên thật là Anathapindika – một doanh nhân giàu có người Ấn Độ. Ngài thường xuyên chu cấp cho những cuộc đời bất hạnh, bỏ ra một tài sản lớn để dát vàng kín mặt vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Vệ Xá. Cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tới thuyết pháp. Đức Ông được xem là thí chủ lớn nhất, rộng rãi nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh đó, Ngài còn nổi tiếng là một người có tấm lòng quảng đại, làm nhiều việc tốt và giúp đỡ nhiều người nghèo khổ. Đặc biệt là giúp các cô nhi quả phụ. Ngài luôn hết lòng với Phật giáo và sẵn sàng làm các công việc để phục vụ đạo Phật cao cả.

Chính vì những điều này, dù không phải là Phật nhưng Đức Ông vẫn được thờ ở hầu hết các chùa, đền, miếu,… trông coi và bảo vệ đền chùa.

Ý nghĩa của việc khấn vái Đức ÔngÝ nghĩa của việc khấn vái Đức Ông

Ý nghĩa của việc khấn vái Đức Ông

Nếu quý gia chủ là người theo đạo Phật thì chắc chắn rằng khi đi lễ ở bất kì đền chùa nào để cầu an thì điều phải chuẩn bị lễ vật và văn khấn Đức Ông.

Khi gia chủ khấn vái ngài Đức Ông đúng nghi lễ thì sẽ mang đến cho gia đình sự may mắn, bình an, có nhiều sức khỏe, phù hộ chúng sinh tai qua nạn khỏi và gặt hái được nhiều thành công.

Như đã nói ở trên, Đức Ông là người có tấm lòng cao thượng, chuyên bảo vệ và cưu mang trẻ em, người nghèo khổ. Do vậy, khấn vái Đức Ông để cầu nguyện Ngài che chở và bảo vệ con trẻ trong nhà lớn lên được an toàn, mau ăn chóng lớn. “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”, đã là truyền thống tín ngưỡng là gia chủ phải có một “niềm tin” gì đó và không ép buộc ai cả.

Lễ vật dâng cúng Đức ÔngLễ vật dâng cúng Đức Ông

Lễ vật dâng lễ cúng Đức Ông

Việc dâng lễ trong đền, chùa, miếu,…đơn giản hay cầu kì là tùy vào tâm của mỗi du khách. Qúy du khách có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn. Tuy nhiên, Đồ Cúng Việt khuyên quý quý du khách nên dâng lễ cúng chay.

Lễ vật cụ thể như sau:

  • Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản…
  • Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả..

Việc dâng lễ ở bàn thờ Đức Ông hay bàn thờ nào trong đền chùa cũng thế, quý gia chủ tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy nhau gây mất trật tự chốn linh thiêng. Lễ vật đơn giản cũng được, cầu kì cũng được nhưng quan trọng nhất vẫn là lòng thành, sự thành tâm của mình.

Văn khấn Đức ÔngVăn khấn Đức Ông

Văn khấn Đức Ông chuẩn tâm linh

Sau đây, Đồ Cúng Việt xin gửi đến quý gia chủ nội dung bài văn khấn Đức Ông một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Nội dung bài văn khấn tương đối dài và khó nhớ, do vậy quý gia chủ có thể in ra khổ giấy A4 để cho dễ đọc. Cụ thể như sau:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý

Tín chủ con là: ……………………………….

Ngụ tại:…………………………………………….

Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa ……………. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Độc Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh nhà Chùa.

Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông để đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tâm nguyện lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Lưu ý: Khi tiến hành nghi lễ cúng tín chủ phải thành kính, thành tâm, mặc quần áo chỉnh tề, sạch sẽ. Khi đọc cần phát ra tiếng để thể hiện lòng thành kính, không nên đọc quá nhỏ hoặc quá to. 

TÓM LẠI LÀ:

Đức Ông hay còn gọi là Đức Chúa Ông, là phật tử luôn hết lòng vì sự phát triển của Phật giáo. Chính vì thế, Đức Ông thường được thờ ở hầu hết các đền chùa, miếu,… Lễ vật và văn khấn Đức Ông khá đơn giản, cơ bản nhất vẫn là lòng thành tâm. Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về dâng lễ Đức Ông.

Mọi thông tin chi tiết, quý gia chủ có thể gọi về số Hotline 1900.3010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm chi tiết:

[CHUẨN] Nội Dung Văn Khấn Quan Lớn Tuần Tranh Chi Tiết

[Chi tiết] Lễ Vật và Văn Khấn Ban Sơn Trang Chuẩn Tâm Linh

Xổ số miền Bắc