Chiến dịch quảng cáo thất bại – Nỗi ê chề của nhiều thương hiệu nổi tiếng

Một chiến dịch quảng cáo thất bại có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng cuối cùng kết quả chỉ có một: Thiệt hại nặng nề.

quảng cáo thất bại

Ý tưởng là một thứ gì đó vô cùng trừu tượng. Để biến thứ trừu tượng trở thành một chiến dịch hoàn chỉnh là điều không hề dễ. Có những ý tưởng trở thành những chiến dịch quảng cáo thành công vang dội. Mang lại cho thương hiệu những khoảng lợi nhuận khổng lồ. Nhưng thật không may, có những chiến dịch thất bại nặng nề. Ngay cả những ‘’ông lớn’’ cũng không thể tránh khỏi.

Vậy nguyên nhân do đâu?

1. Thất bại do chọn sai thời điểm

Adidas: Chiến dịch email marketing

quảng cáo thất bại

Những khách hàng tham gia cuộc thi Marathon Boston năm 2017 đã nhận được một email từ Adidas. Chủ đề của email là: “Xin chúc mừng, bạn đã sống sót sau cuộc thi Marathon Boston!” Email này được gửi ngay sau vụ đánh bom Marathon ở Boston năm 2013, khiến 3 người thiệt mạng và hơn 250 người bị thương.

Tuy Adidas đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi nhưng vẫn không ngăn được làn sóng phẫn nộ.

Airbnb: Thế giới nổi

Lại một chiến dịch quảng cáo mắc sai lầm về thời điểm quảng bá.

quảng cáo thất bại

Airbnb đã khởi động chiến dịch tiếp thị ‘thế giới nổi’ của họ. Trong đó có hình ảnh một ngôi nhà theo chủ đề nước nằm trên mặt nước. Chiến dịch này được phát động vào ngày 28/08/2017, khi cơn bão Harvey đang nhấn chìm Houston.

2. Thất bại do chủ đề gây tranh cãi

Pepsi: Quảng cáo với Kendall Jenner

Ban đầu Pepsi muốn giới thiệu sản phẩm của mình như một ‘’cầu nối văn hóa’’. Ý tưởng nghe rất tuyệt cho đến khi thương hiệu này bắt tay vào thực hiện nó.

pepsi

‘’Đây là ngôi sao chương trình thực tế – Kendall Jenner, hãy để cô ấy giải quyết mối quan hệ gay gắt giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát. Chỉ cần đưa cho viên cảnh sát một lon pepsi…’’

Chiến dịch quảng cáo này được công bố kéo theo sự phẫn nộ từ phía người tiêu dùng. Quảng cáo này bị các phương tiện truyền thông gọi là chiến dịch thất bại nhất của năm. Thậm chí các công ty quảng cáo khác đồng loạt mỉa mai Pepsi nếu hợp tác với họ đã không có chuyện như vậy xảy ra.

6 tháng sau, chủ tịch PepsiCo, Brad Jakeman từ chức, nói với Ad Age rằng đây là “trải nghiệm đau đớn nhất trong sự nghiệp của tôi”.

Quảng cáo của McDonald tại Anh

mcdonald

Trong quảng cáo, một cậu bé nói chuyện với mẹ về người cha đã khuất. Hoá ra cả hai đang nói về tình yêu dành cho món sandwich kẹp thịt cá. 

McDonald đã hứng phải làn sóng chỉ trích vô cùng mạnh mẽ. Người ta cáo buộc McDonald ‘’khai thác nỗi đau để bán bánh mì.’’

3.Thất bại do tư tưởng phân biệt chủng tộc

Sony: Quảng cáo phân biệt chủng tộc

sony

Quảng cáo này được Sony triển khai vào năm 2006. Nhằm quảng cáo cho sản phẩm Playstation Portable màu trắng.

Hình ảnh một người phụ nữ da trắng với biểu cảm dữ tợn đang khống chế một người phụ nữ da đen. Bên cạnh là dòng chữ:’’Playstation Portable – White is coming.’’

Sony đưa ra lời giải thích rằng, “Những hình ảnh được sử dụng trong chiến dịch chỉ nhằm mục đích làm nổi bật sự tương phản giữa các màu sắc khác nhau có sẵn cho PSP.”

Xem thêm:

  • 5 mẹo tối ưu quảng cáo Facebook Ads giúp tối đa hóa lợi nhuận

4. Thất bại do không tôn trọng phụ nữ

Dove:  Body Positive Packaging

dove

Dove đã thực hiện chiến dịch ‘’Real Beauty’’ – chiến dịch giúp nữ giới tự tin vào vẻ đẹp của chính mình. Đây là một trong những chiến dịch thành công nâng tầm vị thế của Dove trên thị trường và được áp dụng suốt 15 năm.

Chiến dịch này được phát triển và mở rộng vô cùng thuận lợi. Cho đến khi người ta phát hiện Dove đã phát hành một phiên bản bao bì khác ở Anh. Phiên bản bao bì giới hạn này được làm dựa trên hình dáng cơ thể của phụ nữ theo nhiều tạng người. Phụ nữ bị ví như những bao bì vô tri vô giác. 7 kiểu bao bì như đang mỉa mai phụ nữ phải chọn sản phẩm ứng với cơ thể họ.

Dove bị cho là đang áp một cái nhìn nặng nề lên phụ nữ. Thay vì củng cố chiến dịch, nước đi này đã phá hỏng hoàn toàn những gì Dove xây dựng trước đó.

Ford: Print Misfire

quảng cáo thất bại

Năm 2013 là năm mà phong trào#MeToo thống trị các tin tức. Vậy mà Ford đã có một nước đi ‘’vào lòng đất’’ khi sử dụng hình ảnh không phù hợp cho chiến dịch quảng cáo. Hình ảnh mô tả ba người phụ nữ bị trói, bịt miệng và nhét vào cốp xe Ford. Hình ảnh này được cho là xúc phạm và khuyến khích các hành vi bạo lực đối với phụ nữ.

Ngay sau đó Ford đã phải gỡ bỏ quảng cáo và đưa ra lời xin lỗi công khai. 

Audi: Quảng cáo đám cưới Trung Quốc

audi

‘’Việc kiểm tra xe trước khi mua luôn là điều quan trọng.’’ Audi đã thể hiện ý tưởng này bằng một đám cưới Trung Quốc.

Quảng cáo có cảnh mẹ của chú rể bước lên kiểm tra cô dâu. Bà ấy đã thực hiện một loạt hành động véo môi, kéo tai, xem xét răng và lưỡi. Sau đó mới gật đầu đồng ý với con trai.

Dòng giới thiệu có nội dung, “Một quyết định quan trọng phải được thực hiện cẩn thận.” Quảng cáo này đã so sánh phụ nữ như một món hàng hóa không hơn không kém

5. Thất bại do những yếu tố khách quan

Burger King: Smartphone Campaign

buger king

Chiến dịch này chạy trên các thiết bị thông minh giúp người dùng đọc được các thành phần burger trên Wikipedia. Tuy nhiên Wikipedia lại là một trang web cho phép bất kì ai cũng có thể chỉnh sửa thông tin. Và điều tồi tệ cũng xảy ra. Những người phá hoại đã thay đổi thành phần burger bằng các chất như cyanide (xyanua). Burger King buộc phải dừng chiến dịch này lại trong sự tiếc nuối. Đây được xem là một chiến dịch quảng cáo thất bại nhất trong lịch sử thương hiệu.

6. Thất bại do yếu tố văn hóa

Một trong những chiến dịch quảng cáo mang lại hậu quả nặng nề nhất phải kể đến Dolce & Gabbana.

21/11/2018 Dolce & Gabbana khởi động chiến dịch “DG Loves China”. Chiến dịch này lấy chủ đề dùng thức ăn bằng đũa. DG để người mẫu xuất hiện trong những thiết kế mới và dùng đũa thưởng thức món ăn. Điều đáng nói ở đây là người này đang dùng những thức ăn của Châu Âu bằng dụng cụ của người Châu Á. Biểu cảm kỳ thị của người mẫu kèm dòng chú thích:’’có phải nó quá nhỏ không?’’. Tất cả đã khiến thông điệp đi chệch hướng và tạo ra một làn sóng tẩy chay mạnh mẽ.

Thương hiệu này cũng cho thấy sự yếu kém trong xử lý truyền thông và tư tưởng miệt thị của hai giám đốc sáng tạo. Chính điều này đã đẩy D&G từ một thương hiệu đang có những bước tiến mạnh mẽ mất sạch trong giây lát.

Hàng loạt người mẫu rút khỏi show D&G. Nhiều sao lớn Cbiz từ chối tham dự The Great show cũng như chấm dứt hợp tác. Nhiều cửa hàng từ chối bán sản phẩm và gỡ bỏ tên thương hiệu trên các trang mua sắm trực tuyến.

Cái giá quá đắt cho một chiến dịch quảng cáo thất bại.

Tuy thương hiệu đã lên tiếng xin lỗi sau đó nhưng tình hình không được khả quan. Kể từ 2018 đến nay, có thể thấy vị thế của D&G khó mà trở lại được như xưa.

d&g

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
  • Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn