Chiến lược Marketing của Vietjet Air & Những chiến lược nổi bật
Vietjet Air ra mắt thị trường hàng không khá muộn, nhưng nhờ vào chiến lược marketing phù hợp đã đưa hãng trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho chuyến bay nội địa cũng như quốc tế. Trong bài viết dưới đây, Ori agency sẽ phân tích chi tiết về chiến lược marketing của vietjet air, từ mô hình SWOT, 4P đến các chiến lược nổi bật khác của hãng.
Mục lục bài viết
I. Giới thiệu về Vietjet Air
Vietjet Air là Công ty Cổ phần Hàng không với 100% vốn Việt Nam được thành lập vào ngày 23/07/2007, nhưng đến năm 2011 hãng mới bắt đầu đi vào hoạt động. Trụ sở chính của công ty tọa lạc tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất – TP. Hồ Chí Minh, thêm chi nhánh tại Sân Bay Quốc Tế Nội Bài – Hà Nội. Ngay từ khi mới hoạt động, hãng bay đã nhận được sự ủng hộ của hành khách nội địa vì giá bay rất rẻ.
Khi mới hoạt động, Vietjet Air chỉ có 12 phi cơ, thực hiện khoảng 22 tuyến bay nội địa cũng như quốc tế mỗi ngày. Hiện nay, Vietjet Air là hãng hàng không nội địa lớn nhất Việt Nam, có 100 máy bay các loại với tổng giá trị giao dịch lên tới 9,1 tỷ USD. Trong đó, dòng máy bay Sharklet A320 hiện đại, mới nhất của Airbus là niềm tự hào của VietJet. Đội ngũ nhân viên hiện đại, chuyên nghiệp với một phi hành đoàn theo tiêu chuẩn quốc tế, phi công và tiếp viên nhiều kinh nghiệm, thân thiện, mang đến dịch vụ hàng không chất lượng tốt nhất cho hành khách.
Ngoài các tuyến bay nội địa rộng khắp trong nước, VietJet đã phát triển đường bay trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cung cấp các chuyến bay với dịch vụ tốt. Đến với VietJet, đó không chỉ là chuyến bay mà khách hàng còn nhận được nhiều điều thú vị, vui vẻ.
Trong hơn 10 năm hoạt động, VietJet đã được vinh danh với 32 giải thưởng trong nước và 9 giải thưởng quốc tế lớn: “Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016”, “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á 2015”, “Hãng hàng không được yêu thích nhất tại Việt Nam”,…. Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 nhưng hãng bay vẫn trụ vững. VietJet vươn lên trở thành tập đoàn hàng không giá rẻ hàng đầu Đông Nam Á nhờ chiến lược kinh doanh của vietjet air rất hiệu quả.
II. Phân tích mô hình SWOT của Vietjet Air
Việc phân tích mô hình SWOT một cách chính xác là điều kiện quan trọng trong để xây dựng nên thành công trong chiến lược marketing của vietjet air.
1. Phân tích Strength (Điểm mạnh)
Vietjet Air sở hữu những điểm mạnh sau đây cần phát huy:
-
Tiềm lực tài chính lớn.
-
Giá máy bay rẻ.
-
Phân phối rộng khắp cả nước.
-
Chiếm được thị phần đáng kể.
-
Thương hiệu địa phương mạnh.
-
Máy bay mới, đa dạng, thời gian khai thác cao, tiêu tốn ít nhiên liệu và tiết kiệm chi phí.
-
Đội bay hiện đại, nhiều và phát triển mạnh.
-
Nhân viên trẻ trung, luôn nhiệt tình và rất chuyên nghiệp.
2. Phân tích Weakness (Điểm yếu)
Bên cạnh điểm mạnh khá nhiều thì hãng cần khắc phục một số điểm yếu sau đây trong chiến lược marketing của Vietjet Air:
-
Quản lý năng suất kém.
-
Quá tải, chuyến bay hay bị trì hoãn.
-
Kinh nghiệm về ngành dịch vụ khách hàng khá ít.
-
Kinh nghiệm trong điều hành vẫn chưa nhiều.
3. Phân tích Opportunity (Cơ hội)
Vietjet Air cần nắm bắt các cơ hội dưới đây để tận dụng, tăng thêm sức mạnh và giúp công ty ngày càng phát triển:
-
Ngành du lịch phát triển với nhu cầu đi lại ngày càng tăng, nhất là sử dụng đường hàng không.
-
Tốc độ tăng trưởng quốc tế mạnh mẽ.
-
Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp hàng không.
-
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, có tính ứng dụng cao trong ngành dịch vụ khách hàng.
-
Quan hệ đối tác liên tuyến và liên doanh gia tăng.
4. Phân tích Threaten (Thách thức)
Những thách thức khi bước chân vào thương trường là không tránh khỏi, với Vietjet Air, những điều sau đây thực sự thách thức hãng làm cách nào để biến chúng thành cơ hội.
-
Sự cạnh tranh với các hãng bay khác, không chỉ nội địa mà các hãng bay quốc tế.
-
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước chậm hơn, trong khi hãng chủ yếu là cung cấp chuyến bay nội địa.
-
Tính trạng tắc nghẽn sân bay.
-
Nhu cầu khách hàng ngày càng cao và hành vi khách hàng hay thay đổi.
-
Giá nhiên liệu để vận hành máy có xu hướng tăng cao.
-
Các điều kiện tự nhiên như mưa, bão,… do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng bay và các chuyến bay.
III. Phân tích chiến lược Marketing của Vietjet Air theo mô hình 4P
Chiến lược marketing của Vietjet Air theo mô hình 4P đã góp phần giúp thương hiệu hàng không này lớn mạnh như ngày nay. Vietjet Air đã triển khai chiến lược Marketing Mix theo mô hình 4P gồm sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến.
1. Chiến lược Marketing của Vietjet Air về sản phẩm
Trong chiến lược PR của Vietjet Air, hãng đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để thu hút và thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng mục tiêu. Một số dịch vụ về sản phẩm Vietjet cung cấp tới khách hàng có thể kể đến:
-
Vận tải hàng hóa và hành khách đường hàng không nội địa và quốc tế.
-
Vận tải hành khách đường bộ.
-
Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải hàng không: Đại lý bán vé máy bay, dịch vụ mặt đất, bảo dưỡng máy bay, cung cấp phụ tùng máy bay, tiếp nhiên liệu máy bay,…
-
Dịch vụ quảng bá cho các tour du lịch.
-
Xây dựng và khai thác các công trình kỹ thuật dân dụng khác: Các cơ sở vật chất cho việc bảo dưỡng máy bay, các trung tâm điều hành bay, cơ sở vật chất cho nhà ga sân bay.
-
Huấn luyện thực hành cho học viên là phi công, nhân viên kỹ thuật và chuyên ngành khác.
-
Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác: Khai thác máy bay thuê, có sức chứa lớn, máy bay chung trên mặt đất và mặt nước.
-
Bên cạnh xây dựng dịch vụ đa dạng, chiến lược marketing của Vietjet Air còn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng những cách:
-
Đầu tư cho đội bay mới với những dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu.
-
Mở thêm một chi nhánh mới tại Hải Phòng.
-
Tập trung mở rộng thêm các tuyến bay quốc tế có quãng đường dài hơn đi Incheon (Hàn Quốc) và Thiên Tân (Trung Quốc).
-
Nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại để tạo nên bước đột phá so với các đối thủ cạnh tranh khác như: Sử dụng 20 phần mềm tiên tiến để quản lý hoạt động, hệ thống đặt vé được của Intelisys (Canada), phần mềm Gatekeepers do Mastercard cung cấp, hệ thống EFB của Airbus, Sunsystems để quản lý tài chính kế toán, AMOS để quản lý vật tư và phụ tùng trên máy bay,…
2. Chiến lược Marketing về giá
Khi phân tích chiến lược marketing của vietjet air về giá, ta có thể thấy công ty này đã lựa chọn cách định giá sản phẩm theo mô hình giá rẻ LCC -Low Cost Carrier. Để thực hiện điều này, VietJet áp dụng nhiều biện pháp để tối ưu hóa chi phí. Cụ thể:
-
Chỉ khai thác một dòng máy bay duy nhất đó là dòng thân có thể quay vòng nhiều chuyến và đi về trong ngày: Giúp giảm được chi phí vận hành, chi phí ăn ở cho đội bay, tiết kiệm tối đa chi phí xăng.
-
Với hành khách trên chuyến bay: Hành lý đi kèm miễn phí không quá 7kg, bỏ suất ăn miễn phí trên máy bay, chuyển chúng thành dịch vụ và hành khách có thể trả tiền riêng tùy theo nhu cầu.
-
Chiến lược giá rẻ hơn khi bay nhiều hoặc đăng ký bay sớm: Giữ chân và thu hút khách.
-
Giảm giá vé máy bay bằng cách bán vé online: Giảm thiểu được tối đa chi phí vận hành.
3. Chiến lược Marketing về hệ thống phân phối
Với chữ P thứ ba này, chiến lược marketing của vietjet air triển khai theo hướng xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp, hướng đến phục vụ mọi đối tượng khách hàng, bao gồm cả đường bay trong nước và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Hiện nay, Vietjet Air sử dụng 4 đường bay để kết nối Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Nha Trang, với 500 chuyến/tuần. Hãng thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức thanh toán vé máy bay để lựa chọn. Ngoài ra, hãng còn ký kết hợp tác toàn diện với Amadeus để mở rộng mạng lưới bay và hệ thống phân phối ra toàn cầu, kết nối với hơn 446 hãng bay khác trong cùng hệ thống của Amadeus.
IV. Chiến lược Marketing của Vietjet Air về xúc tiến hỗn hợp
Chiến lược marketing của Vietjet Air về promotion tập trung vào việc quảng cáo và triển khai các chương trình khuyến mãi.
1. Quảng cáo
Vietjet Air tận dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng cáo cho thương hiệu mình. Ngoài ra, hãng còn triển khai các chiến dịch quảng cáo để gây ấn tượng, thu hút và kết nối với khách hàng.
Chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất giúp quảng bá thương hiệu phải kể đến “Kết nối yêu thương – Yêu là phải tới”, tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội bay, nhất là thời điểm cuối năm được “săn” giá vé tốt. Một chiến dịch quảng cáo khác gây khá nhiều tranh cãi nhưng mang lại hiệu quả định vị thương hiệu rất tốt đó là chiến dịch “truyền thông sexy”.
2. Khuyến mãi
Để thu hút khách hàng, chiến lược kinh doanh của Vietjet Air còn triển khai các chương trình khuyến mãi. Các tin khuyến mãi được gửi qua email cho khách hàng như: Khuyến mãi dịp lễ, tặng vé máy bay miễn phí cho những ai đón tết tại TP.HCM, vé máy bay chỉ từ 250.000 đồng cho tuyến Hà Nội – TP.HCM, nhiều khuyến mãi hấp dẫn nhân dịp khai trương trung tâm bán vé và dịch vụ khách hàng,…
V. 5 chiến lược nổi bật trong marketing của Vietjet Air
Chiến lược marketing của Vietjet Air với 5 chiến lược nổi bật sau đây dựa trên mô hình của Air Asia và Virgin Atlantic.
1. Chiến lược định vị của Vietjet Air
Khách hàng mục tiêu của Vietjet là những người có thu nhập trung bình, khách hàng trẻ trung và năng động, thành thạo về công nghệ và các hình thức thanh toán trực tuyến như Visa, Mastercard,…. Ngoài ra, hãng bay còn hướng đến người có sở thích du lịch, khám phá với những chuyến đi chi phí thấp.
2. Chiến lược giá rẻ của Vietjet Air
Đây là chiến lược PR của Vietjet Air nhận được nhiều thu hút của khách hàng và đã khuyến khích được số lượng lớn người đặt vé. Hãng bay thường xuyên triển khai các chuyến với chi phí thấp, đáng chú ý là chuyến bay 0 đồng, bay với giá rẻ dưới 300 ngàn đồng/vé.
3. Mở rộng đường bay
Chiến lược marketing của Vietjet Air là ưu tiên mở rộng các đường bay mới tuyến quốc tế, chủ yếu sử dụng các dòng máy bay có khả năng bay với quãng đường dài hoạt động trong khu vực Đông Nam Á. Thống kê cho thấy, trong tổng số 76 đường bay của hãng có 38 đường bay quốc tế. Đây là lợi thế cạnh tranh của hãng bay này so với các thương hiệu bay nội địa khác. VietJet Air còn ký hợp đồng với hãng hàng không của Hàn Quốc và Mỹ để mở rộng đường bay sang các quốc gia này và phân phối dịch vụ rộng khắp hơn.
4. Chiến lược xây dựng thương hiệu của Vietjet Air
Vietjet Air đã sử dụng nhiều chiêu thức PR ấn tượng để xây dựng thương hiệu hãng hàng không giá rẻ, uy tín, an toàn, đáp ứng “Giấc mơ bay cho mọi người dân Việt Nam” với phương châm “Thỏa sức bay”. Dù các hoạt động quảng cáo, marketing của Vietjet Air gây tranh cãi như “truyền thông sexy” nhưng đã gây ấn tượng mạnh, cùng với giá vé rẻ đã tạo nên hình ảnh nổi bật cho thương hiệu này. Mức độ nhận diện thương hiệu của hãng có thời điểm lên tới 98%.
5. Tiếp tục với hình ảnh hãng hàng không bikini
VietJet Air đã nảy ra ý tưởng độc đáo với việc biểu diễn bikini trên máy may để đánh dấu thương hiệu của mình tại Việt Nam. Dù có những ý kiến trái chiều nhưng giám đốc của công ty khẳng định rằng, thương hiệu VietJet Air đại diện cho sự “sáng tạo, hiện đại và tràn đầy năng lượng” và hướng đến đối tượng là giới trẻ Việt Nam nên điều này là phù hợp.
Không thể phủ nhận hình ảnh hãng hàng không bikini đã tối đa hóa khả năng tiếp cận truyền thông của hãng tới khách hàng, thu hút đặc biệt đối với những ai muốn trải nghiệm bầu không khí khác biệt trên máy bay.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Ori agency về chiến lược marketing của Vietjet Air. Dù phải đối mặt với những thời điểm khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, những Vietjet Air vẫn đứng vững trong thị trường bay nội địa và quốc tế nên những chiến lược của hãng rất đáng để chúng ta học hỏi.
- Tags