Chiều cao trung bình của người Việt Nam năm 2022 là bao nhiêu

Chiều cao trung bình của người Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng trưởng khá tốt, không còn nằm trong top thấp lùn nhất Thế Giới nữa. Đây là kết quả của một quá trình dài nỗ lực của chính phủ cũng như mỗi gia đình trong việc bổ sung dinh dưỡng và tối ưu cách chăm sóc sức khỏe để chiều cao phát triển hết tiềm năng.

Cải thiện chiều cao trung bình người Việt rất được quan tâm hiện nay
Cải thiện chiều cao trung bình người Việt rất được quan tâm hiện nay

Chiều cao trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?

Theo báo cáo của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, công bố vào tháng 4 năm 2021, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 168.1cm, tăng 3.7cm so với năm 2010. Trong khi đó chiều cao trung bình của nữ là 156.2cm, tăng 1.4cm so với năm 2010.

Từ kết quả này cho thấy, trong 10 năm qua, tầm vóc người Việt đã có sự cải thiện đáng kể. Đây là điều đáng mừng và mang đến những lợi ích to lớn cho tương lai của từng cá nhân cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Chiều cao trung bình người Việt Nam qua các năm

Cùng nhìn lại thống kê chiều cao trung bình của người Việt Nam qua các năm để đánh giá sự tăng trưởng chiều cao người Việt mỗi giai đoạn.

  • Khoảng những năm 1975, chiều cao thanh niên Việt Nam đo được là khoảng 160 cm ở nam giới, còn nữ giới là 150 cm.

  • Báo cáo Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2000, chiều cao nam thanh niên Việt Nam là 162.3 cm và nữ thanh niên là 152.4 cm.

  • Trong khi đó, kết quả điều tra năm 2010 cho thấy, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164.4 cm và của nữ là 153.4 cm.

  • Mới nhất, thống kê tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 168.1 cm, chiều cao trung bình của nữ là 156.2 cm.

Cân nặng trung bình người Việt Nam so với thế giới

Cân nặng trung bình cũng là chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe người dân thuộc mỗi quốc gia. Thống kê mới nhất cho thấy, nam giới Việt Nam có cân nặng trung bình là 58kg, nữ giới có cân nặng trung bình là 45 kg. Với mức cân nặng này, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia nhẹ cân nhất Thế Giới.

Chiều cao trung bình người Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

Dựa trên bảng thống kê chiều cao trung bình Thế Giới do NCD Risk Factor Collaboration nghiên cứu, chiều cao trung bình người Việt Nam chúng ta đang đứng thứ 153 trên tổng số 201 quốc gia/ vùng lãnh thổ.

Chiều cao trung bình các quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng chiều cao Thế Giới:

1. Hà Lan – 1.838m

2. Montenegro – 1,832m

3. Đan Mạch – 1,826m

4. Na Uy – 1,824m

5. Serbia – 1,82m

6. Đức – 1,81m

7. Croatia – 1,805m

8. Cộng hòa Séc – 1,8031m

9. Slovenia – 1,803m

10. Luxembourg – 1.799m

Người Hà Lan đứng đầu bảng xếp hạng chiều cao trung bình Thế Giới
Người Hà Lan đứng đầu bảng xếp hạng chiều cao trung bình Thế Giới

Chiều cao người Việt Nam đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Với kết quả chiều cao mới nhất, Việt Nam chúng ta đang xếp thứ 4 về chiều cao ở khu vực Đông Nam Á gồm 11 nước, xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Để có cái nhìn rõ hơn về tương quan chiều cao người Việt và các quốc gia trong khu vực, cùng điểm lại chiều cao trung bình của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Xếp hạng

Quốc gia

Chiều cao trung bình nam giới

Chiều cao trung bình nữ giới

1

Singapore

173.5cm

161.3cm

2

Thái Lan

171.6cm

151.9cm

3

Malaysia

169.2cm

157.1cm

4

Việt Nam

168.1cm

156.2cm

5

Myanmar

166.7cm

154.7cm

6

Brunei

166.3cm

154.9cm

7

Indonesia

166.3cm

154.4cm

8

Campuchia

165.3cm

154.7cm

9

Philippines

165.2cm

154.1cm

10

Lào

162.8cm

153.1cm

11

Đông Timor

160.1cm

152.7cm

Tại sao chiều cao trung bình người Việt Nam lại thấp?

Tầm vóc người Việt thấp bé hơn các quốc gia trong khu vực và Thế Giới có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Gen di truyền thấp bé

Dù không quyết định hoàn toàn chiều cao nhưng gen di truyền vẫn tác động một phần đến tầm vóc của người Việt. Việc các thế hệ trước có chiều cao khiêm tốn, con cái khi sinh ra cũng sẽ mang gen thấp bé. Ước tính, di truyền ảnh hưởng khoảng 23% trong quá trình phát triển chiều cao và đây cũng là yếu tố khiến chiều cao trung bình người Việt còn thua kém bạn bè quốc tế.

Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học

Thử so sánh thực đơn ăn uống hằng ngày của người Việt và người dân các quốc gia Hà Lan, Đan Mạch, không khó để nhận ra sự khác biệt lớn. Trong khi người Hà Lan lựa chọn protein làm nguồn cung cấp năng lượng chính thì người Việt lại lựa chọn carbohydrate. Protein là dưỡng chất cần thiết để xây dựng mô xương, trong khi đó nạp nhiều tinh bột và đường lại kìm hãm sự phát triển của hệ xương, khiến chiều cao kém phát triển.

Lười vận động

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA,Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới. Nhiều phụ huynh vẫn xem nhẹ việc cho con rèn luyện thể chất, ưu tiên các môn học văn hóa hơn do chưa nắm được tầm quan trọng của vận động đối với phát triển chiều cao. Tại các cấp học, số tiết bộ môn thể dục chỉ dừng lại ở con số 2 tiết/tuần và thường bị xem là môn học phụ không quá quan trọng nên học sinh cũng không mấy mặn mà.

​​​​​​​Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia lười vận động nhất Thế Giới
Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia lười vận động nhất Thế Giới

Trong khi đó, Nhật Bản – đất nước có sự tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ trong nhiều năm qua, rất chú trọng việc giáo dục, xây dựng thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên cho trẻ em. Trường học ở Nhật Bản luôn khuyến khích và tạo điều kiện để học sinh tham gia các câu lạc bộ thể thao ở trường. Trẻ em khi chưa đến 1 tuổi đã được cha mẹ cho tham gia các cuộc thi bò để xây dựng thói quen vận động tích cực từ nhỏ.

Cần biết rằng, vận động quyết định đến 20% trong tăng trưởng thể chất, rất cần thiết để duy trì thể trạng khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Nếu vẫn còn duy trì thói quen lười vận động, rất khó để người Việt bứt phá chiều cao thành công trong tương lai.

Chưa nắm được tầm quan trọng của tầm vóc

Chưa có nhiều ông bố, bà mẹ Việt chú trọng đến việc phát triển chiều cao cho con từ nhỏ, thiếu kiến thức về cách nuôi con cao khỏe, chưa nắm được tầm quan trọng của chiều cao đối với tương lai của trẻ. Hầu hết mọi sự quan tâm đều dành cho việc tìm trường tốt cho con, cho con tham gia các lớp học phụ đạo, năng khiếu để có tương lai rộng mở hơn.

Tuy nhiên, nhiều ngành nghề có mức thu nhập ổn định, được xã hội đánh giá cao áp dụng tiêu chí về chiều cao trước khi xét đến năng lực, bằng cấp: Công an, người mẫu, diễn viên, phi công, tiếp viên hàng không… Dù trẻ học rất giỏi, bằng cấp đầy đủ nhưng thiếu chiều cao đều không thể tiếp cận các công việc này.

Không có cơ hội để làm lại vì trẻ chỉ phát triển chiều cao trong khoảng 18-20 năm đầu đời. Khi đã tốt nghiệp, đi làm là lúc trẻ nhận ra sự quan trọng của chiều cao đối với phát triển bản thân thì đã không còn cơ hội để cải thiện tầm vóc nữa. Do đó, các bậc phụ huynh cần có ý thức chăm sóc sức khỏe, áp dụng các cách tăng chiều cao khoa học cho con ngay từ nhỏ để con sở hữu ngoại hình nổi bật khi trưởng thành.

​​​​​​​Nhiều phụ huynh chú trọng học tập văn hóa hơn phát triển thể chất cho con
Nhiều phụ huynh chú trọng học tập văn hóa hơn phát triển thể chất cho con

Tại sao chiều cao lại ảnh hưởng đến phát triển xã hội?

Chiều cao ảnh hưởng đến phát triển xã hội là một vấn đề mang tính vĩ mô, tuy đã được các chuyên gia bàn bạc, thảo luận khá nhiều nhưng phần lớn người dân vẫn còn khá mơ hồ, chưa thể hiểu rõ. Hãy cùng nhìn nhận trên một số phương diện chính sau đây:

  • Tầm vóc người lao động thấp bé, nhẹ cân có thể khiến nhiều chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư xây dựng nhà máy, chi nhánh tại Việt Nam. Trong quan niệm của nhiều người, ngoại hình khiêm tốn đồng nghĩa với thể lực kém, sức khỏe yếu, khó có thể hoàn thành tốt công việc. Đây sẽ là tổn thất lớn đối với kinh tế nhà nước cũng như kinh tế cá nhân của đất nước ta.

  • Trong các giải đấu thể thao, điển hình là các bộ môn đồng đội như bóng đá, hình thể thấp bé là khuyết điểm lớn của các vận động viên Việt Nam. Dù được đánh giá cao về kỹ năng nhưng vận động viên Việt khó có thể tranh chấp thành công trước đối thủ có tầm vóc vượt trội. Điều này gây thất thế và ảnh hưởng xấu đến kết quả chung cuộc.

  • Tại các cuộc thi sắc đẹp, nhiều người đẹp Việt sở hữu gương mặt xinh đẹp và tài năng nổi bật nhưng không thể tiến sâu do yếu tố hình thể. So với các cô gái châu Âu, châu Mỹ khác, chiều cao của các người đẹp Việt có phần thua thiệt nên không thể lấn át vẻ ngoài quyến rũ, nóng bỏng của đối thủ.

Cải thiện tầm vóc cho bản thân, con cái, bạn cũng đang đóng góp vào công cuộc nâng cao giá trị hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Do đó, đừng bỏ qua bất cứ phương pháp tăng chiều cao khoa học nào trong quá trình phát triển để sở hữu chiều cao nổi bật nhé.