Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số: Thực trạng và giải pháp

Dân tộc Chứt. (Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc Chứt. (Ảnh: Thành Đạt)

Thứ ba, đổi mới công tác quản lý nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.

Nhà nước cần quan tâm bố trí đủ nguồn lực cho các chương trình, dự án, đề án, nghiên cứu khoa học về bảo tồn văn hóa và nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn hóa vùng dân tộc thiểu số; có chính sách hỗ trợ, phục dựng các Lễ hội truyền thống; các công trình sản phẩm văn hóa; tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ có công tạo dựng các công trình, sản phẩm văn hóa; phổ biến, truyền dạy nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị về văn hóa đối với vùng dân tộc thiểu số; hỗ trợ các mô hình văn hóa đặc sắc, mô hình điểm ở các bản làng; hỗ trợ việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát một cách chủ động, thường xuyên công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ động rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Chú trọng cơ chế phối hợp trong hoạt động của ngành văn hóa các cấp. Nỗ lực tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển du lịch văn hóa và quảng bá giá trị di sản văn hóa dân tộc để bạn bè quốc tế hiểu hơn về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam nói chung và cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Cần tiếp tục đầu tư phát triển ngành công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Đổi mới, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường giao lưu văn hóa các dân tộc với các các nội dung, loại hình văn hóa, hình thức giao lưu đa dạng, nhất là trong thời kỳ số hoá, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa đa dạng của người dân, vừa quảng bá những nét đặc sắc riêng trong nền văn hóa của dân tộc mình; đồng thời làm quen, có nhận thức và tiếp cận đúng những yếu tố văn hóa ngoại lai để tiếp nhận, cộng sinh các nền văn hóa, bổ sung nhưng tinh hoa nhằm phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ đó làm phong phú thêm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà không bị lai căng, biến dạng, mai một đi trong quá trình phát triển.