Chợ nổi miền Tây – nét văn hóa mộc mạc của vùng sông nước

Chợ nổi Miền Tây là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Điểm độc đáo của các chợ nổi ở miền Tây chính là nét giản dị hiếm có của người dân miền sông nước. Sau đây Mua Bán xin giới thiệu đến các bạn top 6 chợ nổi miền Tây trên đất nước Việt Nam.

Giới thiệu về chợ nổi Miền Tây

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Chợ nổi miền Tây thường xuất hiện tại các con sông với hàng hóa được buôn bán chủ yếu trên thuyền. Đây chính là điểm khác biệt so với các hình thức chợ truyền thống hiện nay. Chợ nổi sẽ hoạt động lý tưởng tại các khúc sông có chiều ngang vừa phải, mực nước trung bình để đảm bảo an toàn khi buôn bán và dễ dàng trao đổi hàng hóa.

Tùy vào từng chợ nổi mà sẽ có thời gian hoạt động khác nhau, nhưng đa phần các chợ nổi thường nhộn nhịp vào buổi sáng. Cả người mua và người bán đều dùng ghe, thuyền để di chuyển trên các con sông.

Trên thuyền, hàng hóa được chất đầy trên một hay hai cây sào, người mua chỉ cần nhìn vào cây sào là biết được những sản phẩm lái buôn muốn bán và nhanh chóng tìm được sản phẩm cần thiết cho bản thân.

Những chợ nổi Miền Tây nổi tiếng

Nếu bạn đang muốn khám phá những chợ nổi Miền Tây hiện nay mà không biết chợ nào có khung cảnh đẹp mắt, thì sau đây Mua Bán xin đề cử 6 chợ nổi nức tiếng sau.

Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang)

Lịch sử hình thành

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Chợ nổi Cái Bè có địa chỉ ở huyện Cái Bè, Tiền Giang, ra đời vào thế kỉ XVIII, chợ nằm lênh đênh trên sông Tiền, giáp 3 tỉnh là Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre. Đây là một trong những chợ nổi miền Tây với hoạt động mua bán sầm uất nhất hiện nay. Chợ thường mở cửa vào lúc tờ mờ sáng cho đến khuya và sôi nổi nhất và lúc 2 giờ sáng tinh mơ.

Từ những năm 1980, khi ngành du lịch tại Tiền Giang bắt đầu trở mình, khách du lịch bắt đầu đến tham quan chợ nổi do hiếu kỳ hình thức vận hành tại đây. Từ đó chợ nổi Cái Bè thêm phần sung túc và ngày càng thịnh vượng.

>>> Xem thêm: Những điểm du lịch Ninh Bình cực hấp dẫn bạn không nên bỏ lỡ

Những nét nổi bật tại chợ nổi Cái Bè

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Chợ nổi Cái Bè từ lâu đã là nơi trung chuyển trái cây đến khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam cũng như vựa trái cây nổi tiếng của Tiền Giang. Nổi tiếng nhất là các loại trái cây như vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, khóm Tân Lập và cam quýt Cái Bè. Vì thế đây là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn thưởng thức hoa quả còn tươi ngon.

Bên cạnh trái quả, chợ còn bán rất nhiều những mặt hàng khác như đồ gia dụng, vải vóc, gia cầm thủy hải sản với giá cả phải chăng. Chợ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xây dựng văn hóa vùng sông nước. Khách du lịch đến đây sẽ có trải nghiệm lênh đênh trên mặt nước rất thú vị.

Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)

Lịch sử hình thành

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Chợ nổi Cái Răng nằm trên dòng sông Cái Răng, cách thành phố Cần Thơ tầm khoảng 6km và là 1 trong những chợ nổi miền Tây nổi tiếng nhất khu vực Tây Nam Bộ. Để đến được chợ nổi Cái Răng, bạn phải đi thuyền khoảng 30 phút từ bến Ninh Kiều – cách chợ khoảng 4km. Thời gian hoạt động của chợ rơi vào 3 – 9 giờ sáng.

Chợ nổi Cái Răng hình thành bởi ngày xưa người dân chủ yếu di chuyển bằng đường sông. Ngoài ra nhu cầu mua bán ngày càng tăng cao mà di chuyển luôn gắn liền với con kênh, bến nước dẫn đến chỗ bùng binh trở thành nơi người dân buôn bán và phát triển thành chợ nổi ngày nay.

>>> Xem thêm: Top 16 địa điểm du lịch Quảng Ninh không thể bỏ qua trong năm 2022

Những nét nổi bật tại chợ nổi Cái Răng

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

“Trên bờ có gì, dưới sông có nấy”, một câu giới thiệu tuy ngắn mà chất của chợ nổi Cái Răng. Không khó để du khách đến đây bắt gặp tấp nập những thuyền, ghe chở đầy hoa quả từ nhiều vùng đến chợ. Bên cạnh các xuồng trái cây, chợ còn có nhiều loại dịch vụ khác như phở, hủ tiếu, cà phê và thậm chí có cả quán nhậu nổi.

Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể tìm hiểu và học hỏi thêm nhiều điều về sinh hoạt trên thuyền của người dân. Những chiếc ghe trên sông được ví như căn nhà di động thứ thiệt với chậu hoa kiếng, vật nuôi và một số tiện nghi như ti vi màu, đầu đọc đĩa, dàn âm thanh,…

Đến chợ nổi Cái Răng, du khách còn bị hớp hồn bởi sự mến khách, thân thiện của người dân miền Tây cùng với lời chào hàng ngọt tai của các cô gái khiến bạn không thể nào quên.

Chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ)

Lịch sử hình thành

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Ngoài chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, chợ nổi Phong Điền cũng là một trong những chợ nổi rất có sức hút đối với khách du lịch của thành phố “gạo trắng nước trong”. Chợ cách chợ nổi Cái Răng khoảng 16km về phía đông và hoạt động từ 4h đến 8h sáng.

Những nét nổi bật tại chợ nổi Phong Điền

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Không giống như chợ nổi Cái Răng bày bán hoa quả là chủ yếu, chợ nổi Phong Điền tập trung buôn bán các mặt hàng phục vụ sản xuất như xuồng, lá, dao, cuốc,… Công cụ đánh bắt thủy hải sản như chài, lưới, hợp,… và các loại hàng bách hóa tổng hợp khác khá đa dạng phong phú.

Tuy kém sầm uất hơn chợ nổi Cái Răng nhưng chợ nổi Phong Điền lại là nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa trong cuộc sống thực tại của người dân Cần Thơ cực kỳ sâu sắc và rõ nét. Bên cạnh đó, chợ còn cung cấp các dịch vụ như trạm xăng dầu, sửa các máy móc thiết bị, từ đó giúp phục vụ người dân và khách du lịch trọn vẹn nhất.

Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang)

Lịch sử hình thành

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp nức tiếng một thời với bề dày lịch sử hơn trăm năm. Chợ nổi Ngã Bảy hình thành vào năm 1915, tọa lạc tại nơi giao nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu, Xẻo Vong. Nhiều làng nghề đã được hình thành dọc tuyến sông như trồng rẫy, đan cần xé, đóng ghe,…

>>> Xem thêm: Những địa điểm du lịch gần Hà Nội cực chill dành cho bạn

Những nét nổi bật tại chợ nổi Ngã Bảy

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Chợ Ngã Bảy bán đủ các mặt hàng từ trái cây đến nông sản, một vài loại trái trứ danh như chôm chôm, măng cụt cho đến sầu riêng thơm nức mũi. Điều đặc biệt là mỗi thuyền hay ghe tại chợ nổi chỉ bày bán một mặt hàng duy nhất.

Đến chợ nổi Ngã Bảy mà bạn chưa thử qua hương vị cà phê đậm chất miền Tây Nam Bộ và lênh đênh trên biển ngắm cảnh chợ nhộn nhịp thì thật quá lãng phí. Ngoài ra bạn cũng nên thử qua món bánh cuốn nóng hổi, bánh xèo thơm ngào ngạt và vô cùng ngon miệng và thưởng thức những câu hát vọng cổ say đắm lòng người.

Có thể bạn chưa biết chợ nổi Ngã Bảy còn có khu tập trung bán rắn, kỳ đà, chim, sóc,… để phục vụ sự hiếu kỳ của du khách 

Khi Tết đến Xuân về, chợ nổi Ngã Bảy sẽ tấp nập những thuyền ghe chở các chậu hoa mai, cây kiểng để phục vụ cho những ngày lễ trọng đại của dân tộc. Những chiếc thuyền con óng ánh sắc vàng hoa mai luôn làm xiêu lòng những khách hàng khó tính nhất.

Chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng)

Lịch sử hình thành

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Ngã Năm được hình thành khi thực dân Pháp đào kênh quản lộ Phụng Hiệp cùng kênh Xáng cắt ngang kênh Xẻo Chích. Với việc hình thành bùng binh trên sông, người dân đã nhanh chóng tụ họp giao thương buôn bán và từ đó cái tên chợ nổi Ngã Năm đã được tạo ra và đi vào lịch sử cùng các chợ nổi miền Tây khác.

Những nét nổi bật tại chợ nổi Ngã Năm

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Chợ nổi Ngã Năm dường như có tất cả các sản vật của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và đặc biệt có cả đặc sản Sóc Trăng. Bao gồm các loại gạo nổi tiếng ở cái nôi nông nghiệp của đất nước cho đến các loại rau củ quả như bắp cải, khoai tây và cà chua,… Ngoài ra chợ cũng bày bán phong phú các loại hải sản, có thể nói là thiên đường của tín đồ ẩm thực.

Một trong những điều khiến khu chợ nổi miền Tây như chợ nổi Ngã Năm trở nên đông đúc và trù phú nhờ lời mời chào hàng của các cô, các chị. Chính nhờ những lời mời ngọt dịu mà các món ăn như cháo, hủ tiếu, bún cá trở nên thêm đậm vị.

Có thể nói chợ nổi Ngã Năm vẫn còn giữ được rất nhiều nét mộc mạc của truyền thống văn hóa dân tộc ở chợ nổi miền Tây. Chính sự bình dị, hấp dẫn và những câu hát ngọt ngào cùng làn điệu dân ca trong trẻo khiến cho khu chợ nổi này luôn có sức hút khó cưỡng đối với du khách đến đây.

Chợ nổi Long Xuyên (An Giang)

Lịch sử hình thành

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Chợ nổi Long Xuyên đã hình thành từ rất lâu trên dòng sông Hậu gần khu vực trung tâm thành phố Long Xuyên, An Giang. Đây cũng là một địa điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ lỡ khi đến miền Tây sông nước. Du khách sẽ được đưa thăm quan từng ngóc ngách của chợ bằng xuồng máy.

Chợ Long Xuyên mở từ tờ mờ sáng, du khách có thể đến bến đò Ô Môi vào lúc 5h50 và bắt đầu hành trình khám phá khu chợ nổi. Chỉ ở lúc trời vừa hừng sáng thì du khách mới có những bô ảnh thật đẹp như tranh và hít trọn bầu không khí trong lành của miền quê.

Những nét nổi bật tại chợ nổi Long Xuyên

chợ nổi miền Tâychợ nổi miền Tây

Tuy chợ nổi Long Xuyên không có nhiều tiếng nói bằng các khu chợ nổi miền Tây khác, nhưng phục vụ rất tốt cho đời sống người dân bản địa. Mặt hàng chủ yếu là các nhu yếu phẩm hàng ngày với các loại rau màu như cải, khoai, dưa. Và các món ăn nổi tiếng của vùng đất An Giang như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn và các món của dân tộc Chăm.

Ghé thăm chợ nổi Long Xuyên, bạn sẽ được đắm chìm vào những nét văn hóa nguyên sơ và đậm chất của người miền Tây. Cụ thể là khám phá nhịp sống chân thực hàng ngày của người dân nơi đây. Đây là một điều thú vị mà khách du lịch đến đây đều rất thích thú.

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã lên được một lịch trình khám phá các khu chợ nổi miền Tây. Mua Bán chúc các bạn có được những trải nghiệm thú vị tại các khu chợ nổi hiếu khách trên tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, nếu các bạn muốn tham khảo thêm những thông tin nhà đất nóng nhất hiện nay thì hãy truy cập Muaban.net nhé!

>>> Tham khảo thêm:

 

 

Xổ số miền Bắc