Cho ví dụ về hình thức đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp ?
Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Cho tôi ví dụ về hình thức đầu tư gián tiếp và ví dụ về hình thức đầu tư trực tiếp? Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ Công ty Luật Minh Khuê qua địa chỉ email này. Kính thư! (Người gửi: Khánh Ngọc)
>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận hỗ trợ khách hàng của Công ty Luật Minh Khuê, đối với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Mục lục bài viết
1. Hình thức đầu tư trực tiếp.
1.1 Đầu tư trực tiếp là gì ?
Đầu tư trực tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Các hình thức đầu tư trực tiếp theo Luật đầu tư năm 2020 của Việt Nam bao gồm các hình thức sau:
– Thành lập các tổ chức kinh tế;
– Thực hiện dự án đầu tư;
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC;
– Mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một khoản đầu tư được thực hiện bởi một công ty hoặc cá nhân ở một quốc gia vào lợi ích kinh doanh ở một quốc gia khác. Thông thường FDI diễn ra khi một nhà đầu tư thành lập hoạt động kinh doanh nước ngoài hoặc mua tài sản kinh doanh nước ngoài tại một công ty nước ngoài, tuy nhiên FDI được phân biệt với các khoản đầu tư danh mục đầu tư, trong đó một nhà đầu tư chỉ mua cổ phần của các công ty có trụ sở nước ngoài.
* Cách thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện trong các nền kinh tế mở cung cấp lực lượng lao động lành nghề và triển vọng tăng trưởng trên trung bình cho nhà đầu tư, trái ngược với các nền kinh tế được kiểm soát chặt chẽ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường liên quan đến nhiều hơn là chỉ đầu tư vốn. Nó có thể bao gồm các quy định của quản lý hoặc công nghệ là tốt. Đặc điểm chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nó thiết lập sự kiểm soát hiệu quả hoặc ít nhất là ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của một doanh nghiệp nước ngoài.
Cục phân tích kinh tế ( BEA ), theo dõi chi tiêu của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp Mỹ, đã báo cáo tổng vốn FDI vào các doanh nghiệp Mỹ là 253,6 tỷ USD vào năm 2018. Hóa chất đại diện cho ngành công nghiệp hàng đầu, với 109 tỷ USD vốn đầu tư trong năm 2018.
* Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài.
– Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được phân loại là ngang, dọc hoặc tập đoàn. Đầu tư trực tiếp theo chiều ngang đề cập đến nhà đầu tư thiết lập cùng loại hình hoạt động kinh doanh ở nước ngoài khi nó hoạt động ở nước sở tại, ví dụ, nhà cung cấp điện thoại di động có trụ sở tại Hoa Kỳ mở cửa hàng tại Trung Quốc.
– Đầu tư theo chiều dọc là một trong đó các hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng có liên quan từ hoạt động kinh doanh chính của nhà đầu tư được thành lập hoặc mua lại ở nước ngoài, chẳng hạn như khi một công ty sản xuất quan tâm đến một công ty nước ngoài cung cấp các bộ phận hoặc nguyên liệu cần thiết cho công ty sản xuất để làm cho sản phẩm của mình.
– Một loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài là một công ty mà một công ty hoặc cá nhân đầu tư nước ngoài vào một doanh nghiệp không liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại của họ ở nước sở tại. Vì loại hình đầu tư này liên quan đến việc tham gia vào một ngành mà nhà đầu tư không có kinh nghiệm trước đó, nên nó thường có hình thức liên doanh với một công ty nước ngoài đã hoạt động trong ngành.
1.3 Ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm sáp nhập, mua lại, bán lẻ, dịch vụ, hậu cần và sản xuất, trong số những người khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và luật điều chỉnh chúng có thể là mấu chốt cho chiến lược tăng trưởng của công ty.
Chẳng hạn, năm 2017, Apple có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố khoản đầu tư 507,1 triệu đô la để thúc đẩy công việc nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ ba của Apple sau châu Mỹ và châu Âu. Khoản đầu tư được công bố đã thúc đẩy sự tăng trưởng của CEO Tim Cook đối với thị trường Trung Quốc mặc dù doanh thu Trung Quốc của Apple giảm 12% so với cùng kỳ trong quý trước thông báo.
Nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI nhắm vào sản xuất và dịch vụ công nghệ cao của quốc gia, theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tăng trưởng lần lượt 11,1% và 20,4% trong nửa đầu năm 2017. Trong khi đó, thoải mái Các quy định FDI ở Ấn Độ hiện cho phép đầu tư trực tiếp 100% nước ngoài vào bán lẻ một thương hiệu mà không cần sự chấp thuận của chính phủ. Quyết định theo quy định được báo cáo tạo điều kiện cho Apple mong muốn mở một cửa hàng vật lý tại thị trường Ấn Độ. Cho đến nay, iPhone của công ty chỉ có sẵn thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến và vật lý của bên thứ ba.
2. Hình thức đầu tư gián tiếp:
2.1 Đầu tư gián tiếp là gì ?
Đầu tư gián tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình kiểm soát, thực hiện dự án đầu tư. Các hình thức đầu tư gián tiếp theo Luật đầu tư năm 2020 bao gồm các hình thức: đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn (Không bao gồm trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh).
2.2 Các hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam
Các hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam được quy định như sau:
– Được tiến hành góp vốn, mua cổ phần trong các công ty Việt Nam chưa được niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, khi tham gia đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư không được trực tiếp quản lý doanh nghiệp.
– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam đã niêm yết trên thị trường chứng khoán và thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM).
– Được quyền mua bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
– Mua bán các loại giấy tờ có giá trị ngang với tiền Việt Nam đồng, loại giấy tờ này được phát hành hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
– Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư hoạt động theo quy định pháp luật.
– Thông qua các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư bằng hình thức ủy thác bằng Việt Nam đồng.
– Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài được tiến hành thực hiện các hình thức đầu tư gián tiếp theo quy định pháp luật.
2.3 Nguyên tắc chung khi đầu tư gián tiếp
So với hình thức đầu tư trực tiếp, nguyên tắc của hình thức này đơn giản hơn hẳn. Cụ thể như sau:
– Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư phải thực hiện bằng đồng Việt Nam và thông qua một tài khoản ngân hàng theo quy định.
– Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư gián tiếp theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-NHNN.
– Theo quy định, nhà đầu tư chỉ được chuyển đúng số tiền đầu tư đã cam kết. Số tiền đầu tư khi chuyển vào tài khoản ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền tiết kiệm tại các chi nhánh, tổ chức tín dụng ngoài Việt Nam.
Hình thức đầu tư gián tiếp phù hợp với các dự án có quy mô vừa và nhỏ, vì không thành lập công ty nên thủ tục đầu tư khá đơn giản và nhanh chóng. Hy vọng những thông tin hữu ích đã chia sẻ, quý khách sẽ lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất.
2.4 Ví dụ về đầu tư gián tiếp
Ông A góp vốn vào công ty hợp danh B ( ông A là thành viên góp vốn)để hàng tháng hưởng lợi nhuận từ số vốn góp của mình.
3. Phân biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều là hình thức nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư với mục đích sinh lời (lợi nhuận).
Khác biệt cơ bản giữa hai hình thức đầu tư này chính là với hình thức đầu tư trực tiếp nhà đầu tư chủ động hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, không thông qua bất cứ bên thứ ba nào. Còn đối với hình thức đầu tư gián tiếp nhà đầu tư không trực tiếp kinh doanh đầu tư và thu lợi nhuận đều thông qua bên thứ ba.
Đầu tư trực tiếp tạo ra sự dịch chuyển cả về dòng vốn,công nghệ và công nhân. Bởi vậy hình thức đầu tư trực tiếp thường có xu hướng đầu tư từ nước phát triển sang nước chưa phát triển. Còn đầu tư gián tiếp là sự dịch chuyển đơn thuần của dòng vốn, nên thường nó có xu hướng là sự đầu tư giữa các nước phát triển với nhau hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp bản địa có khả năng sinh lời cao.
* Những điểm khác biệt cụ thể giữa hình thức đầu tư trục tiếp và đầu tư gián tiếp.
– Quyền kiểm soát:
+ Trong hình thức đầu tư trực tiếp nhà đầu tư có quyền kiểm soát, quản lý, sử dụng nguồn vốn của mình, chủ động trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh.
+ Trong hình thức đầu tư gián tiếp các nhà đầu tư chỉ bỏ vốn và không nắm các quyền kiểm soát, sử dụng dụng nguồn vốn trực tiếp. Việc kiểm soát, quản lý và sử dụng này thuộc bên thứ ba.
– Phương tiện đầu tư:
+ Nhà đầu tư trong hình thức đầu tư trực tiếp sẽ đóng góp vốn hoặc phần vốn đầu tư theo tỷ lệ tương ứng với vốn pháp định hoặc vốn điều lệ.
+ Nhà đầu tư gián tiếp có thể thông qua các hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, chứng khoán hoặc thông qua các chế định tài chính trung gian để góp vốn đầu tư với bên thứ ba.
– Các thức thực hiện hoạt động đầu tư:
+ Đối với đầu tư trực tiếp việc góp vốn thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dựa trên một tổ chức kinh tế có sẵn, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Để góp vốn đầu tư của mình các nhà đầu tư theo hình thức đầu tư gián tiếp không cần phải thành lập một tổ chức kinh tế mới hay dựa trên tổ chức kinh tế có sẵn mà chỉ cần thực hiện hoạt động đăng ký vốn góp.
– Mức rủi ro: Rủi ro của hình thức đầu tư trực tiếp theo tỷ lệ phần vốn góp nên rủi ro cao hơn.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn luật đầu tư – Công ty luật Minh Khuê