Chọn ngày và giờ đẹp để làm lễ hóa vàng Tết Nhâm Dần 2022
–
Thứ năm, 03/02/2022 10:04 (GMT+7)
Theo phong tục tập quán của người Việt, sau khi đã hết Tết, lễ hóa vàng chính là lễ cúng để con cháu tiễn ông bà, tổ tiên về cõi âm.
Theo tư liệu được tham khảo từ sách “Văn khấn nôm” của Thượng toạ Thích Viên Thành do Nhà xuất bản Thanh Hoá phát hành và “Văn khấn cổ truyền của người Việt” – Nhà xuất bản Hồng Đức, hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ, theo dân gian đây là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền.
Thực tế nghi lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào, mà có thể được tiến hành từ ngày mùng 3 Tết đến mùng 7 Tết âm lịch, tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp với mệnh của chủ nhà.
Lễ hóa vàng ngày Tết chính là lễ cúng tiễn tổ tiên, ông bà. Ảnh: TL
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, ngày mùng 4 Tết Nhâm Dần 2022 rơi vào ngày lập xuân. Trong khi đó, ngày lập xuân là ngày khai mở chào đón năm mới của mùa xuân nông nghiệp, cho cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Việc hóa vàng vào đúng ngày lập xuân sẽ đóng lại vận may mắn của cả gia đình và dòng tộc, vì vậy, kiêng hóa vàng vào ngày này.
Chính vì thế, năm nay, mọi người có thể hóa vàng vào ngày mùng 3, hoặc hóa vàng muộn vào mùng 6, 7 Tết. Nếu gia đình không phải người làm ăn có thể hóa vàng vào mùng 5. Có thể hóa vàng vào buổi tối, không bắt buộc vào ban ngày trước giờ Ngọ.
Khung giờ tốt có thể tiến hành lễ hóa vàng trong ngày mùng 3 Tết gồm: Giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h).
Mùng 5 Tết Nhâm Dần, tức ngày 5.2.2022 dương lịch. Giờ đẹp hóa vàng: Mão (5h-7h); Tỵ (9h-11h); Thân (15h-17h); Tuất (19h-21h).
Mùng 8 Tết Nhâm Dần, tức ngày 8.2.2022 dương lịch. Giờ đẹp hóa vàng: Thìn (7h-9h); Tỵ (h-11h); Thân (15h-17h); Dậu (17h-19h).