Chọn và thay bugi ôtô thế nào?
“Thứ nhất là hỏng bugi, thứ hai là hỏng thứ gì bên trong” – câu nói vui
truyền miệng của các thợ xe đủ thấy bugi là bộ phận quan trọng như thế nào trên
xe hơi.
“Thứ nhất là hỏng bugi, thứ hai là hỏng thứ gì bên trong” – câu nói vui
truyền miệng của các thợ xe đủ thấy bugi là bộ phận quan trọng như thế nào trên
xe hơi.
Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa. Tuy nhiên, bugi có nhiệm vụ
rất quan trọng là phải phát sinh được tia lửa điện giữa hai điện cực (cực trung
tâm và cực bên nối mát), để đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí đã
được nạp vào buồng đốt. Do đó, lưu ý bảo dưỡng, thay thế bugi là điều cần làm.
gioi thieu
Kiểm tra bugi
Cần kiểm tra và vệ sinh bugi định kỳ, điều này giúp bạn nhận biết được tình
trạng hoạt động của động cơ và kịp thời hiệu chỉnh để luôn đạt hiệu qủa làm việc
cao nhất. Khi vệ sinh cần làm sạch lớp than cacbon bám ở các điện cực và điều
chỉnh lại khe hở đánh lửa giữa hai điện cực. Thông thường, các thợ máy nhìn vào
màu sắc ở các điện cực để nhận biết tình trạng của động cơ. Có 3 màu sắc cơ bản:
– Bugi có màu nâu nhạt hoặc màu như đỏ gạch: Nhiên liệu hòa trộn tỉ lệ thích
hợp và hệ thống đánh lửa hoạt động tốt, bugi sử dụng đúng dải nhiệt độ.
– Bugi có màu trắng và khô: Nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ dư gió thiếu xăng,
có thể bugi sử dụng loại qúa nóng cho loại động cơ đó.
Bugi có màu đen và muội than bám nhiều gây hao xăng
– Bugi có màu đen và muội than bám nhiều: Nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ thiếu
gió dư xăng, có thể bugi sử dụng loại qúa nguội cho loại động cơ đó.
Trong mỗi trường hợp, trước hết cần kiểm tra điều chỉnh lại chế độ hòa trộn
nhiên liệu ở chế hòa khí cho đúng tỉ lệ, kiểm tra lọc gió hoặc độ kín của cổ
hút, vệ sinh lại các điện cực bugi…
Nếu tình trạng động cơ vẫn không được cải
thiện nên thay một bugi khác có dải nhiệt độ thích hợp hơn phù hợp với điều kiện
của người sử dụng (ví dụ nếu bugi thường xuyên bị bám muội đen nên thay bằng
bugi có trị số nhỏ hơn).
Lựa chọn bugi
Thông thường, khi một chiếc xe được sản xuất ra, nhà chế tạo đã thử nghiệm và
chọn một loại bugi phù hợp cho điều kiện hoạt động bình thường của chiếc xe đó.
Nguyên tắc cơ bản chung trong việc lựa chọn bugi đúng như sau:
– Chọn bugi loại nóng để sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp (phân khối
nhỏ), tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng
đường ngắn, tải nhẹ.
Chọn loại bugi phù hợp với thông số động cơ (tỉ số nén, tốc độ vòng quay…)
– Chọn bugi loại nguội để sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao (phân khối
lớn), tốc độ động cơ thường hoạt động ở chế độ cao, xe thường xuyên chạy ở tốc
độ cao, chạy các quãng đường dài, tải nặng.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hai loại bugi được sử dụng rộng rãi là
NGK và DENSO, cách kí hiệu của hai hãng này có khác nhau, tuy nhiên việc phân ra
bugi loại nóng hoặc nguội của hai hãng này tương đối giống nhau. Bugi có chỉ số
nhiệt càng nhỏ là loại càng nóng và bugi có chỉ số nhiệt càng cao là loại càng
nguội.
Thay thế bugi
Thay bugi mới cho xe cũng có nghĩa là bạn thực hiện luôn việc bảo trì quan
trọng nhất đối với chiếc ô tô mà mình đang sử dụng. Chính vì vậy, cách mà bạn
lắp bugi có tính quyết định đến tuổi thọ của bugi và của động cơ xe.
Nên chờ để động cơ xe nguội hẳn trước khi tháo các bugi
Nên chờ động cơ xe nguội. Lời khuyên của các chuyên gia kỹ thuật cho rằng,
bạn nên chờ để động cơ xe nguội hẳn trước khi tháo các bugi. Nếu bạn cố gắng vặn
một bugi lúc máy đang nóng có thể khiến phần đầu răng bugi kẹt chặt và bứt rút
cả lỗ vặn ở đầu quy-lát.
Đừng giật mạnh các dây bugi. Thay vào đó, hãy xoay chụp bugi, vặn và kéo ra
một cách nhẹ nhàng cho tới khi bạn rút được chụp ra. Các chụp bugi có xu hướng
dính chặt vào đầu bugi và sẽ bị toạc ra nếu bạn giật mạnh dây cắm bugi. Tránh
làm tét chụp bugi bằng cách lấy tay vặn và rút ra nhẹ nhàng.
Không giật mạnh các dây bugi
Cần lau sạch vết bẩn. Trước khi tháo các bugi cũ ra, bạn nên lau sạch các vết
bẩn dính xung quanh. Khi bugi được tháo, các loại bụi bẩn có thể lọt vô máy và
làm hư các séc-măng của pít-tông. Bạn có thể sử dụng khí nén hoặc dung môi xịt
để làm sạch chỗ đó trước khi tháo các bugi.
Vặn bằng khóa tiếp. Bạn cần phải chú ý rằng, khi vặn bugi ra phải dùng bằng
một khóa tuýp chứ không nên bằng dụng cụ vận hành bằng khí nén. Nếu bugi bắt đầu
kẹt cứng, bạn dừng tay ngay. Xịt một ít dầu vào chỗ răng bugi và để ngấm vài
phút, rồi thao tác nhẹ nhàng để vặn ra.
(Theo Autodaily/TTVN)