Chùa Bà Thiên Hậu – Cổ tự linh thiêng hơn 260 năm tuổi ở Sài Gòn
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa tại Sài Gòn. Trái ngược với sự phồn hoa, nhộn nhịp chùa Bà Thiên Hậu là chốn bình yên để cầu an, phước lành cho gia đình nên thu hút rất đông du khách tới lui bái. Nếu bạn đang có ý đi tới địa danh tâm linh nổi tiếng này thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây của loiphong.vn
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu về chùa Bà Thiên Hậu
1.1. Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu?
Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu?
Chùa Bà Thiên Hậu nằm trong khu trung tâm Chợ Lớn tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành – nơi người Hoa ở Quảng Đông Trung Quốc tập trung rất đông. Cách đó khoảng 7km là phố đi bộ Nguyễn Huệ – con đường rộng lớn với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí.
Nếu như bạn chưa biết chùa Bà Thiên Hậu ở đâu thì chỉ cần đi thẳng hướng Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương, Hồng Bàng rồi rẽ trái ở đường Lương Nhữ Học là tới. Thời gian mở cửa chùa Bà Thiên Hậu từ 6:30 – 16:30 hàng ngày.
1.2. Chùa Bà Thiên Hậu cầu gì?
Chùa Bà Thiên Hậu không chỉ nổi tiếng linh thiêng cầu gì được đó mà còn được giới trẻ truyền tai nhau về việc đoán biết được các vấn đề tương lai thông qua việc xin xăm, gieo quẻ. Điều tạo nên sự khác biệt cho ngôi chùa này đó chính là cách hành lễ khấn nguyện. Khi muốn cầu xin điều gì đó, thay vì thắp nhang thì bạn hãy đọc bài văn khấn chùa Bà Thiên Hậu hoặc ghi những nguyện ước của mình lên giấy và treo cùng vòng nhang để xin Bà.
Bên cạnh cầu an, chùa Bà Thiên Hậu còn là địa điểm được các thanh niên, nam thanh nữ tú đến xin lộc cầu duyên. Mọi người tin rằng, sự đức độ và phẩm hạnh cao quý, lòng bác ái bao la của Thiên Hậu Thánh Mẫu sẽ ứng nghiệm mọi lời thỉnh cầu của trần thế. Ngày nay, chùa Bà Thiên Hậu quận 5 là một trong những địa điểm cầu duyên nổi tiếng ở Sài Gòn.
Chùa Bà Thiên Hậu cầu gì?
1.3. Chùa Bà Thiên Hậu thờ ai?
● Khu vực Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần ở bên phải. Và bàn thờ Môn Quan Vương Tả được đặt ở bên trái.
● Khu vực Chính điện, gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tạc từ khối gỗ cao 1 mét. Kim Hoa Nương Nương được thờ ở bên phải, Long Mẫu Nương Nương được thờ bên trai. Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài.
2. Lịch sử và sự tích chùa Bà Thiên Hậu
Tên chính xác của chùa Bà Thiên Hậu đó là Thiên Hậu Miếu, khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Thế nhưng, theo cách gọi dân gian cứ nơi nào linh thiêng thì đều được gọi là chùa. Vì thế, người ta hay gọi là chùa Bà Thiên Hậu, dù cách gọi này cũng không đúng lắm.
2.1. Lịch sử chùa Bà Thiên Mậu quận 5
Lịch sử chùa Bà Thiên Mụ quận 5
Chùa Bà Thiên Mậu quận 5 được xây dựng vào khoảng năm 1760 (thế kỷ XVIII) do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành góp tiền bạc và công sức. Sau 262 năm tồn tại, trải qua nhiều lần sửa chữa, trùng tu chùa vẫn giữ được những nét độc đáo riêng. Ngày 7/1/1993, chùa Bà Thiên Hậu được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
2.2. Sự tích về Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu
Theo học giả Vương Hồng Sển, Bà Thiên Hậu có tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh ngày 23/3/1044 tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến. Bà được mẹ mang thai 14 tháng mới sinh ra đời. Điều này là chuyện vô cùng lạ trên đảo. Sau khi ra đời ít lâu, Lâm Mặc Nương bộc lộ khả năng thiên bẩm của mình về lĩnh vực thiên văn khi thường xuyên nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp dân chúng trong vùng.
Một lần, khi đang cùng cha và hai anh trên thuyền đi bán muối ở tỉnh Giang Tây, nửa đêm đó thuyền của gia đình Lâm Mặc Nương gặp nạn, cha và hai anh đều bị sóng cuốn trôi. Trong lúc ngủ, thấy nguy hiểm bà liền xuất thần để cứu cha và hai anh nhưng chỉ cứu được hai anh còn cha bị bị cuốn trôi. Kể từ đó, câu chuyện về Lâm Mặc Lương đã loan đi xa, trở thành vị nữ thần được các ngư dân tôn sùng. Họ thường khấn vái bà môi lúc tàu thuyền gặp nguy lan.
Sự tích về Bà Thiên Hậu
Theo một số ghi chép khác, Bà Thiên Hậu được người Hoa thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn. Bởi họ đã đi từ Quảng Đông Trung Quốc đến Việt Nam một cách bình yên và an toàn. Và họ tin rằng, sự hiển linh của bà giúp họ vượt qua được mọi trở ngại, an cư lạc nghiệp.
Khi người Hoa di dân tới Việt Nam, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu cũng theo đó du nhập vào nước ta. Có rất nhiều ngôi chùa được dựng lên như chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu Võ Văn Kiệt,…
3. Kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu
Kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của người Hoa, mang phong cách Á Đông với lối kiến trúc tam quan, cách điệu với cửa vào ở chính giữa và hai hành lang ở hai bên. Đến với chùa Bà Thiên Hậu, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng, ấn tượng với kiến trúc hình ấn, gồm tổ hợp 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”.
Sự trầm mặc của không gian chùa Bà Thiên Hậu
Vừa bước vào cổng, du khách sẽ bị ấn tượng bởi vẻ trầm mặc của ngôi chùa, mọi thứ đều được nhuốm màu của thời gian nên không gian càng thanh tịnh, an nhiên. Bước qua cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí. Suốt chiều dọc ngôi chùa là phần kiến trúc chính – nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng. Ở giữa có một khoảng không giống như giếng trời để lấy ánh sáng và cho hương nhang bay lên cao. Hai bên lối đi được phân cách để du khách di chuyển dễ hơn đặc biệt là vào các ngày rằm.
Phần mái được trang trí bằng nhiều bức tượng đa dạng hình thù và kích thước. Tất cả tạo nên sự hài hòa. Nếu ngắm kỹ tường đường nét bạn sẽ cảm nhận được sự tinh tế, kỳ công và có phần nể phục tài năng và tâm huyết của họ.
Điểm nhấn của chùa Bà Thiên Hậu đó là những chiếc vòng nhang được treo lên không độc đáo. Người tới chùa có thể mua vòng nhang, ghi lại lời chúc hay tâm nguyện lên giấy. Tiếp đó, treo lên cùng với nhang để cầu xin Bà Thiên Hậu.
Những vòng nhang treo trên không
Một điểm đặc biệt khác đó là toàn bộ vật liệu trong chùa đều được nhập từ Trung Quốc từ bát hương cho tới bức phù điêu,….Điều đó càng chứng minh rằng Bà Thiên Hậu có sức ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người Hoa ở Sài Gòn.
Không gian chùa Bà Thiên Hậu có 3 phần chính:
3.1. Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu
Tiền điện của chùa Bà Thiên Hậu có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh ở bên phải; bàn thờ Môn Quan Vương Tả ở bên trái. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và các bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước.
3.2. Trung điện chùa Bà Thiên Hậu
Ở Trung điện có bộ lư “Phát lan” gồm có 5 món được điêu khắc tinh xảo. Hai bên là hình ảnh chiếc thuyền rồng cổ chạm hình nhân cùng với chiếc kiệu cổ được sơn son thếp vàng. Các vật dụng này được dùng để rước Bà vào ngày vía Bà.
3.3. Hậu điện (chính điện) chùa Bà Thiên Hậu
Di chuyển tới chính điện thì cũng là lúc bạn đặt chân tới Thiên Hậu Cung, gồm có 3 gian:
● Gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được tạc từ gỗ, cao 1 mét. Kim Hoa Nương Nương được thờ bên phải và Long Mẫu Nương Nương được thờ bên trái.
● Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài
● Các pho tượng đều được khoác áo thêu lộng lẫy.
Chùa Bà Thiên Hậu hiện đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ, các bức tranh đắp nổi hình tứ linh Long – Ly – Quy – Phượng. Phần mái hiên, nóc nhà, vách tường có gắn tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo điển tích của Trung Quốc.
Không gian chùa Bà Thiên Hậu
Bên cạnh đó, chùa Bà Thiên Hậu còn chứa nhiều đỉnh trầm, lư trầm,….Bạn sẽ rất ấn tượng với 10 bức hoành phi, 9 bia đá, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 2 chuông nhỏ, 23 câu đối, 41 tranh nổi,….Tất cả đều được chế tác tỉ mỉ, tinh xảo.
4. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Sài Gòn
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu Sài Gòn là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút rất đông du khách. Thời điểm đông nhất là vào cá ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng và các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết nguyên đán, Tết Nguyên tiêu,….Đặc biệt, ngày 28 Tết âm lịch chùa tiến hành lễ cúng Bà và lễ khai ấn. Với ý nghĩa cầu mong Bà phò trợ cho “Hội quốc an dân” và “Hợp cảnh bình an”. Riêng ngày vía Bà 23 tháng 3 âm lịch được coi là ngày hội chính trong dịp Lễ hội bà Thiên Hậu.
Vào những ngày này, không chỉ có người Hoa mà cả những người Việt Nam mà có cả du khách nước ngoài đều đến chùa Bà Thiên Hậu cầu duyên, cầu tài, cầu lọc,….Hàng ngày, các lưu hương ở đây lúc nào cũng đầu khói nhang. Cứ đến tháng 3 âm lịch hằng năm, chùa Bà Thiên Hậu tổ chức lễ vía Bà Thiên Hậu với các nghi lễ truyền thống như lễ tắm Bà; múa lân, sư, rồng; biểu diễn nhạc dân tộc,…
Với các thông tin trên đây về chùa Bà Thiên Hậu, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Đừng quên ghé chùa Bà Thiên Hậu để cầu tài, cầu lộc, cầu duyên,….khi có dịp tới thăm Sài Gòn nhé!