Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương bài văn khấn, lễ hội diễn ra khi nào 2022, số điện thoại
Thời gian diễn ra lễ hội 2022: đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng giêng âm lịch hàng năm – Ngày Tây thứ 2, ngày 14/02/2022 năm nay.
Đến Bình Dương vào ngày rằm tháng giêng bạn có thể tham gia lễ hội chùa Bà Thiên Hậu năm nào cũng được tổ chức vào ngày này, Lễ hội được hàng trăm nghìn người tham gia được xem là một lễ hội lớn nhất tỉnh Bình Dương Thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến cúng viếng.
Mục lục bài viết
Giới thiệu – thuyết minh về chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Chùa Bà là một ngôi chùa nằm tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, ngôi chùa có nguồn gốc từ 4 bang do người Hoa xây dựng để thờ một vị nữ thần có tên là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Vào ngày rằm tháng giêng hàng năm ở đây sẽ tổ chức lễ hội chùa Bà Thiên Hậu rước kiệu bà đa số các tín đồ là nữ, nữ thời gian trước lễ Vía Bà thường kéo dài cả tuần các công việc như cúng tiếng lễ vật mang đến cũng rất linh đình, không thể không nhắc đến lễ rước tượng đặt trong kiệu sơn son thiếp vàng cùng thuyền Thuận Phong và các nghi trượng ghi tên các vị thần có thờ ở chùa. Ngày nay, đám rước trên đường phố đã được giảm đi, chỉ còn tổ chức ở khuôn viên nhà chùa.
Bà Thiên Hậu có tên thật là Mi Châu, sinh ngày 23 tháng 3 Âm lịch năm Giáp Thân (1044), sống ở Phước Kiến (Trung Quốc). Tương truyền, trước đây bà Thiên Hậu có cha là Lâm Tích Khánh cùng hai anh trai đi thuyền chở muối đến Giang Tây, giữa đường gặp bão lớn.
Lúc đó Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi Bà, ép Bà trả lời, Bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn, người ta đều gọi vái đến Bà. Năm Canh Dần (1110), nhà Tống sắc phong cho Bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.
Xem thêm: kinh nghiệm đi chùa Châu Thới Bình Dương ngôi chùa đặc trưng nhất
Bài văn khấn chùa bà Thiên Hậu Bình Dương
Nam mô a di đà Phật!
Tín chủ chúng con thành tâm kính lậy đức hiệu Thiên chí tôn – Kim khuyết Ngọc Hoàng huyền khung cao Thượng đế.
Kính lạy:
• Đức trùng thanh vân
• Lục cung công chúa
• Đức Thiên tiên Quỳnh hoa Liễu Hạnh, mã hoàng công chúa, sắc phong chế thắng hòa diệu đại vương gia phong
• Tiên hương Thánh mẫu
• Đức đệ nhị đỉnh cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa
• Lê Mai đại vương
• Đức đệ tam Thủy phủ – Lân nữ công chúa
• Đức đệ tứ Khâm sai Thánh mẫu
• Tứ vị chầu bà, Tam tòa Thánh mẫu
• Năm Tòa Quan lớn
• Mười dinh các quan
• Mười hai Tiên cô
• Mười hai Thánh cậu
• Ngũ hổ Đại tướng
• Thanh hoàng bạch xà Đại tướng
Tín chủ con là ………………………………..tuổi…………..ngụ tại……………………………………..
Tín chủ con nay sửa lễ tại …………………………………………………………………….
Xin chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin, mong các Ngài xót thương ủng hộ cho gia đình chúng con tiêu trừ tai nạn, điều lành thường tới, điều dữ thường lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng, an lành, mãi mãi Tài như nước đến, Lộc tựa mây về, bốn mùa không hạn ách, tám tiết có Phúc lành tiếp ứng.
Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến chúng con sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô a di đà Phật!
Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay trở thành một trong những điểm du lịch lễ hội được nhiều du khách thập phương đến cúng lễ khá đông. Theo kinh nghiệm du lịch Sài Gòn, thời điểm đông hơn là vào các ngày mùng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ v.v… Đặc biệt, ngày 28 Tết, chùa tiến hành lễ cúng Bà và Lễ khai ấn, cầu mong Bà phò trợ cho “Hộ quốc an dân” và “Hợp cảnh bình an”. Riêng ngày vía Bà 23 tháng 3 Âm lịch được xem là ngày hội chính trong dịp Lễ hội chùa bà Thiên Hậu.
Lễ vía bà Thiên Hậu được xem là lễ hội lớn nhất hằng năm của chùa Bà, trong đó số nữ bao giờ đi lễ cũng đông hơn nam giới nhiều lần. Trước đây, lễ vía bà thường kéo dài cả tuần, việc cúng tiến, lễ vật mang đến cũng rất linh đình, có cả lễ rước tượng và đặt trong kiệu sơn son thếp vàng cùng thuyền Thuận Phong và các nghi trượng ghi tên các vị thần có thờ ở chùa. Ngày nay, đám rước trên đường phố đã được giảm đi, chỉ còn tổ chức ở khuôn viên nhà chùa.
Xem thêm: Cù lao Rùa Bình Dương nơi khám phá những hiện vật về thời cổ đại
Để chuẩn bị cho ngày lễ vía Bà, từ những ngày trước đó, Ban quản trị nhà chùa đã tổ chức trang hoàng, sửa sang lại bên trong nội thất và chang đèn kết hoa ở bên ngoài. Ngay từ chiều ngày 22 tháng 3, Ban quý tế tổ chức lễ cúng. Lễ vật dâng cúng gồm có lợn quay, ga, ngỗng cùng các loại hoa quả, bánh trái.
Sau lời khấn khai mạc của vị chánh tế, người phụ nữ đọc bản văn viết sẵn bằng tiếng Quảng Đông ca tụng công đức của Bà, nay nhân ngày vía bà, mọi người xin tỏ lòng biết ơn chân thành và mong sao Bà phù hộ cho mọi người, mọi nhà sống yên vui, làm ăn phát đạt, đoàn kết tương thân tương ái với nhau…
Sau bài văn tế, các thành viên trong Ban quản trị tổ chức bốc thăm để lựa chọn người “cầm ấn” (một chiếc ấn bằng đồng khắc cổ tự) lên trước ngai thờ Bà, đóng lên tấm giấy đỏ mang dòng chữ Khai ấn đại kết và Hợp cảnh bình an viết bằng mực xạ, để dán lên hai bên các điện thời trong chùa.
Đêm 22 sẽ diễn ra Lễ tắm Bà. Sáng ngày 23, mọi người lại tổ chức Lễ rước Bà: Tượng Bà được đặt vào kiệu do các thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp diễu qua các đường phố quanh chùa. Theo sau kiệu có thuyền rồng, các tấm bảng đỏ ghi tên các vị thần được thờ phụng trong chùa, các đội múa gồm: múa lân, múa sư tử, múa rồng, các đội nhạc dân tộc vừa biểu diễn vừa múa hát, tạo nên một quang cảnh náo nhiệt trong các khu phố đông đảo người Hoa…
Sau nghi lễ ba tuần rượu và ba tuần trà ở nơi chính điện thì ở phía trước, nơi sân thiên tĩnh bắt đầu đốt vàng mã và đốt pháo. Khi tràng pháo dài chấm dứt, mọi người làm lễ chào Bà lần cuối, một người trong Ban quản trị đi thâu nhang tận tay của từng người dự lễ, đem đi cắm rải rác chung quanh chùa.
Bước sang ngày 23 – ngày chánh vía Bà từ 4h sáng, trong chùa, trên các điện thời, đèn nến thắp sáng choang, nhang trầm hương ngào ngạt. Sau một hồi chuông dóng lên, cửa chùa từ từ mở rộng để đón các đoàn khách đến cúng Bà. Lễ vật dâng cúng thì tuỳ hoàn cảnh và lòng hảo tâm của từng người, riêng món nhang đèn, giấy vàng bạc, giấy tiền là những lễ vật không thể thiếu, vì người Hoa quan niệm đây là quà biết dâng lên các vị thần.
Xem thêm: Du lịch sinh thái Thủy Châu Bình Dương điểm du lịch dã ngoại cắm trại hấp dẫn
Ngoài phần lễ bái ở nơi chính điện thờ Bà Thiên Hậu, khách còn tuỳ theo nhu cầu và ước vọng riêng của từng người, từ việc gia đạo, đến tình duyên, con cái, từ việc cầu sức khoẻ đến chuyện buôn bán làm ăn… mà mang lễ vật tiếp tục đến cúng bái ở các điện thờ nhân vật khác.
Sau khi cúng lễ xong, thân chủ thường để lại cho nhà chùa một phần, còn một phần thì mang về nhà, gọi là để “hưởng lộc thánh”. Trong khi cúng lễ, khách có thể mua ngay tại chỗ những “vòng nhang cầu an” có đường kính trung bình từ 50 đến 60cm, có loại đường kính đến 1 mét. Nhà chùa ghi tên người đó trên một miếng giấy đỏ đính kèm vòng nhang rồi treo lên trần đốt. Mỗi “vòng nhang cầu an” như thế cứ cháy suốt đêm trong vòng một tháng trời. Đây là một nét đặc trưng ở chùa Hoa, đặc biệt ở chùa Bà Thiên Hậu và chùa Ông (Nghĩa An hội quán).
Người đi lễ sau khi cúng bái thường được nhận của nhà chùa 3 tấm giấy (khổ 12 x 25cm) trên có in dòng chữ Hán và đóng triện son: “Thánh Mẫu toạ trấn, hợp gia bình an, bảo hộ an khang”. Theo cách gọi của người Hoa, đây là “rước vía Bà” đưa về nơi bàn thờ ở gia đình.
Đến chiều 24 tháng 3, lễ vía Bà kết thúc. Vào lúc đó, những đội lân cùng xuất hiện, trình diễn nơi sân chùa, rồi toả về một số ngả phố như để báo hiệu với mọi người một lễ hôi vía Bà diễn ra thuận lợi, tốt lành và hy vọng sẽ gặp nhau lại trong lễ hội năm sau.
Xem thêm: Tổng hợp những địa điểm du lịch Bình Dương mới nhất – hấp dẫn nhất