Chùa Ba Vàng – chốn cửa Phật tâm linh

Chùa Ba Vàng tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, khang trang, có chính điện tráng lệ, đã nhiều lần tôn tạo và gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ lạ, khá huyền bí mang cả yếu tố tâm linh.

 

Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự, có nghĩa là “ánh sáng quý” được xây dựng vào năm Ất Dậu (1076), là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử – một phái thiền lớn nhất và độc tôn của nước ta do Phật Hoàng Trần Nhân Tông đắc pháp ý chí thiền sáng lập.

 

        Cổng Tam quan đi vào trong chùa Ba Vàng

 

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chùa gốc hiện không còn. Năm 1988, chùa được trùng tu tôn tạo bằng gỗ. Năm 1993, chùa được xây dựng lại bằng xi măng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân.

   Quang cảnh chính diện của chùa Ba Vàng rất đông du khách đến viếng thăm, cầu tài lộc và tham quan kiến trúc khang trang.

 

Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Nhiều Phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên bởi nó rất ngọt, mát trong và có tuyên truyền chữa được bách bệnh.

 

  Đứng từ trên cao nhìn xa xa về đằng trước cổng chùa Ba Vàng, chúng ta có thể thấy rừng thông xanh ngát trải bạt ngàn rộng khắp.

 

Bên cạnh đó, trong khuôn viên chính diện của chùa trồng rất nhiều loài hoa cúc khác nhau. Hoa cúc vốn là một loài hoa đặc trưng của mùa thu, đồng thời cũng là một trong những biểu tượng văn hóa Phật giáo dưới thời nhà Trần và được Tam Tổ Huyền Quang yêu thích.

 

 Hình ảnh hoa cúc luôn xuất hiện trong thơ ca của Tam Tổ Trúc Lâm và Tam Tổ Huyền Quang, mang nhiều triết lý nhân sinh của đạo Phật.

 Ngày 9/3/2014 chùa Ba Vàng tổ chức Đại Lễ Khánh Thành và nhận bằng kỷ lục: “Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương”.

 

Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện nhiều hạng mục như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện (4500m2), Lầu Chuông (112 m2), Lầu Trống (112 m2), Hành Lang La Hán (200m2), Nhà Bảo Tàng (700 m2), Thư Viện (700 m2), Khu Nhà Tăng (1600 m2), Thiền Đường (960 m2), Cổng Đá, Cổng Tam Quan Trung, Cổng Tam Quan Nội và một số công trình phụ. 

Công trình xây dựng xong có thể chứa hàng ngàn người đến tu học và là điểm du lịch văn hóa tâm linh chứa đựng những giá trị lịch sử – văn hóa – danh thắng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.