Chúa Sơn Trang là ai ? Động Sơn Trang đẹp – Đồ Thờ Cúng Tâm Linh
Mục lục bài viết
Chúa Sơn Trang là ai mà lại được thờ ở hầu hết các Đền Phủ. Các mẫu động Sơn Trang đẹp thờ chúa Sơn Trang trong Đền Phủ, Điện thờ.
Ở bài viết này Đồ Thờ Cúng Tâm Linh sẽ giải đáp các câu hỏi như: Sơn Trang là gì?, Thờ Sơn Trang có từ bao giờ; có phải là tín ngưỡng Tứ Phủ hay không ? chúa Sơn Trang ở đâu, 12 cô Sơn Trang gồm những ai? Mâm cúng Sơn Trang gồm những gì, bài văn khấn ban Sơn Trang đầy đủ.
Tục thờ Sơn Trang là một tục thờ tối cổ của người Việt; ra đời từ thời Âu Lạc; cách đây cỡ 2000 năm. Còn tục thờ Tứ Phủ có lẽ chỉ thịnh hành khi có xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh cách đây hơn 600 năm. Như vậy; Tục thờ Sơn Trang ban đầu là một tín ngưỡng riêng biệt không phải là tín ngưỡng Tứ Phủ.
Trước khi tín ngưỡng Tứ Phủ ra đời thì đây là một tín ngưỡng riêng biệt, là một dòng thờ riêng và tách bạch với các tín ngưỡng cùng thời. Như vậy có thể coi tục thờ Tứ Phủ bắt nguồn từ tục thờ Sơn Trang.
Tại sao Cung Sơn Trang lại được phối thờ trong các đền phủ theo tín ngưỡng Tứ Phủ ?
Việc phối thờ Sơn Trang trong cùng đền; phủ của tục thờ Tứ Phủ mang dấu ấn đậm nét tinh thần đoàn kết dân tộc giữa người Kinh đa số và các dân tộc thiểu số từ thời xa xưa. Điều đó muốn nói rằng đất nước Việt Nam là của chung mọi dân tộc Việt Nam và các dân tộc Việt đều thờ chung các vị Thánh. Sau khi giúp vua Lê Thắng trận và được sắc phong.
Chúa Sơn Trang là ai ?
Ngự tại Cung Sơn Trang (hay Tòa Sơn Trang) là Tam Tòa Sơn Trang. Tam Tòa Sơn Trang bao gồm:
+ Sơn Trang Đệ Nhất: Thanh Sơn Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công chúa Lê Mại Đại Vương.
+ Sơn trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư La Bình Công chúa.
+ Sơn Trang Đệ Tam: Sơn Trang đệ tam Diệu Nghĩa thiền sư Quế Hoa công chúa.
Nguồn khác thì cho rằng các chúa Sơn Trang chính là các Chúa Mường. Chúa Mường được thờ từ rất lâu đời . Từ thời vua Hùng đã có hình ảnh Chúa Mường; nhân dân ta tôn xưng Chúa Mường là chúa Sơn Trang . Trong sách cũng có câu hiệu viết Chúa Mường Sắc Tướng Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa; 3 vị tối linh quyền hành 1 cõi.
Lịch sử Chúa Sơn Trang hay lịch sử các Chúa Mường
Lịch sử của tam Vị chúa Mường như sau:
1. Chúa đệ Nhất
Thành Sơn Đại Vương Bạch Anh Quan Trưởng Sơn Lâm Công Chúa: Chúa Bà Thanh Sơn được thờ ở Tam Đảo một trong những địa linh của đất nước . Chúa xuất hiện ở thời Vua Hùng …Truyện kể rằng Kinh Đô Bạch Hạc bị giặc vây hãm vào thế khốn cùng bỗng đâu xuất hiện 1 người con gái từ trên núi Tam Đảo cùng 3 nghìn quân Mường kéo xuống giải vây cho Kinh Đô Giặc tan người con gái ấy cùng quân lui về núi Tam Đảo .
– Triều Đình nhân dân nhớ ơn lập miếu thờ ở chân núi Tam Đảo ; đền thờ ở Tam Đảo trải qua các đời kể cả thời bắc thuộc . Đền là 1 trong những Long mạch thần khí của đất nước . Đến đời Trần cho sửa sang lại đền phong Sắc Đại Vương . Hiệu viết Chúa Mường Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa . Đến đời hậu Lê phong Lê Mại Đại Vương .
2. Chúa đệ nhị
Bạch Hạc Xuân Nương công chúa. Bà Xuân Nương là tướng của Hai Bà Trưng là người Mường khởi nghĩa vùng Bạch Hạc .
3. Chúa đệ tam
Chúa có tên huý là Đinh Thị Vân chính là Thác Bờ Công Chúa hay Miếng công chúa . Chúa có công nuôi dưỡng vua Lê Thái Tổ và nghĩa quân. Chúa thác hoá ở thác Bờ ngày nay. Vua phong Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương làm chúa đất Hoà Bình; Sơn La; Lai Châu; Điện Biên Anh Linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang. Ngài là chúa Bản Cảnh đất Hoà Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung.
Như vậy; các nguồn cho rằng tên của Chúa Mường Đệ Nhị và Chúa Mường Đệ Tam có sự khác nhau. Đó cũng là chuyện thường tình vì hiên nay các thánh tích chỉ chủ yếu là tương truyền. Nhưng sự thống nhất của hai tác giả này là Động Sơn Trang là thờ Tam Vị Chúa Mường.
– Chầu Bà Đệ Nhị là đại diện của Mẫu Thượng Ngàn cai quản tam thập lục động; thập nhị tiên nàng; bát bộ sơn trang. Trong tòa Sơn trang chia ra làm 12 chốn Mán; 12 chốn Mường; 12 chốn man di Thổ tộc cho nên mới gọi là tam thập lục động sơn lâm sơn trang; và 82 cửa rừng; 72 cửa biển; bát bộ sơn trang (8 tướng trai); thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái).
Bát Bộ Sơn Trang là ai ?
– Theo tương truyền Mẫu Thượng Ngàn lấy ông họ Đỗ ở Đồng Đăng; hạ sinh được ông Đỗ Đống; Ông Đỗ Đống lấy bà Nguyễn Thị Tươi sinh ra 8 tướng phù giúp An Dương Vương; sau này hiển linh phù giúp Hai Bà Trưng và các đời Lý; Trần; Lê. Nhân dân ta gọi là 8 tướng sơn trang; Cai quản Các Lũng; Các Nương Núi Rừng; gồm: Đỗ Trinh; Đỗ Triệu; Đỗ Hiệu; Đỗ Trung; Đỗ Bích; Đỗ Trương; Đỗ Cường; Đỗ Dũng.
12 cô Sơn Trang là ai?
Thập nhị cô Sơn Trang là 12 thánh cô đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Các cô không thuộc Tứ Phủ Thánh Cô nhưng đôi khi các cô vẫn ngự đồng. 12 Cô Sơn Trang này là: Cô Cả Núi Dùm; Cô Đôi Bắc Lệ; Cô Bơ Thượng Ngàn; Cô Tư Ỷ La; Cô Năm Đồng Tiền; Cô Sáu Đồi Ngang; Cô Tám Thượng Ngàn; Cô Chín thượng ngàn; Cô Mười Suối Ngang; Cô Mười Một Đồng Nhân; Cô Mười Hai Thượng Ngàn. (theo ý kiến của Mười hai cô sơn trang )
Những ý kiến tham khảo khác về Chúa Sơn Trang:
– Có tài liệu cho rằng Cô Đôi Thượng Ngàn là Bà Chúa Sơn Trang.
– Người viết cho rằng điều này chưa thưc sự có thuyết phục lắm.
– Có tài liệu cho rằng Chúa Sơn trang được coi là Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên được phủ diện hầu sau Tam Tòa Thánh Mẫu. Việc coi Chúa Sơn Trang như Mẫu thứ tư sau Tam Tòa Thánh Mẫu thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc giữa các dân tộc Việt Nam và cũng thể hiện một điều Dân tộc Việt nam đều thờ chung các vị thánh; với quan niệm này có cơ sở hơn là coi Chúa Sơn Trang là Cô Đôi Thượng Ngàn. Lưu ý khái niệm Mẫu Địa Tứ Nhạc Tiên khác với Mẫu Đệ Tứ (Mẫu Địa) trong Tứ Phủ Thánh Mẫu.
– Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng Chúa Sơn Trang cũng là hiện thân của Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay nói cách khác Mẫu Thượng Ngàn ngự tại Động Sơn Trang thì được gọi là Chúa Sơn Trang. Nếu hiểu theo cách này thì Chúa Sơn Trang chỉ là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn.
– Như vậy; động Sơn Trang thờ ai còn là một điều còn phải tranh cãi. Tuy vậy, động Sơn Trang hiện là một phần không tách rời trong tục thờ của Tứ Phủ.
Cách chuẩn bị lễ vật (mâm cúng) cúng ban Sơn Trang
Khi đến dâng hương ở các đền chùa nên sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi. Cỗ mặn sơn trang gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15:
+ 15 con ốc, cua,
+ 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…
Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang)
Văn khấn ban Sơn Trang
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức chúa Thương Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ.
Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.
Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.
Hương tử con là……………………. Ngụ tại……………………….. Nhân tiết……………
Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện.
Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ tri cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Mẫu Động Sơn Trang đẹp
Chúa Sơn Trang được thờ trong động Sơn Trang. Mời quý khách chiêm ngưỡng một số mẫu động thờ Sơn Trang được làm bởi Đồ Thờ Tượng Phật dưới đây: