Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
- i
LỜI CẢM ƠN
Đểhoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường thực hiện phương châm
“học đi đôi với hành”, mỗi sinh viên ra trường đều cần trang bị cho mình lượng kiến
thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối
với mỗi sinh viên trong nhà trường, qua đó hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và
vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về kiến
thức luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn
sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Từ những cơ sở trên được sự nhất trí của Trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản
lý Đất đai, tôi đã tiến hành thực tập tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản
xuất Hoàng Sơn với đề tài: “Biên tập chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm
Microstation và Famis tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”. Có
được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm của nhà
Trường và Khoa, sự tận tình giúp đỡ của Thạc sĩ Hoàng Thị Phương Thảo. Nhân
dịp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các cán bộ tại Công ty TNHH Thương
mại dịch vụ sản xuất Hoàng Sơn đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại công ty.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song do vốn hiểu biết của bản thân cũng như điều
kiện, thời gian thực tập còn nhiều hạn chế nên đồ án còn nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý, đóng góp ý kiến, sửa chữa của các thầy cô để đồ án tốt
nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Hoàng Ngọc Ánh - ii
DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT
CHỮ VIẾT
TẮT
ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐC Bản đồ địa chính
GPS Global Postioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)
GIS
geographic information system (Hệ thống thông tin địa
lý)
HSĐC Hồ sơ địa chính
HĐND Hội đồng nhân dân
QSDĐ Quyền sử dụng đất
QĐ-
BTNMT
Quyết định- Bộ Tài nguyên Môi trường
TCQLĐĐ Tổng cục quản lý đất đai
UBND Uỷ ban nhân dân - iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng1.1 Tỷ lệ bản đồ địa chính theo đặc điểm khu đo…………………………………………..7
Bảng 1.2 Một số thông số chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông tọa độ
thẳng góc……………………………………………………………………………………………………………….9 - iv
DANH MỤC HÌNH
Hình1.1 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp toàn đạc ..17
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp phối hợp,
phương pháp đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác và phương pháp giải
tích……………………………………………………………………………………………………………………..19
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp đo ảnh số 20
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính …………………………………………….32
Hình 2.3 Mảnh bản đồ địa chính sau khi đã tạo được khung bản đồ ……………………..46
Hình 2.4 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất………………………………………………………………………….48 - v
MỤC LỤC
LỜI CẢMƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………… 4
1.1. Bản đồ địa chính…………………………………………………………………….. 4
1.1.1.Quy định chung………………………………………………………………………. 4
1.1.2.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính …………………………………………… 5
1.1.3.Nội dung của bản đồ địa chính…………………………………………………..12
1.1.4.Bản đồ địa chính dạng số………………………………………………………….15
1.1.5.Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính………………………………..15
1.2. Giới thiệu về phần mềm Microstation SE và Famis 2011 ………………….21
1.2.1. Phần mềm microstation SE ………………………………………………………21
1.2.2. Phần mềm Famis 2011……………………………………………………………25
Chương 2: BIÊN TẬP CHUẨN HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN
MỀM MICROSTATION SE VÀ PHẦN MỀM FAMIS 2011 TẠI XÃ CÁT
THÀNH, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH ……………………………….29
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ………………………………………………29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ………………………………………………………………….29
Khí hậu cũng ảnh hưởng nhiều tới công tác đo đạc bản đồ nhất là công việc
ngoại nghiệp vì vậy cần bố trí thời gian đo đạc cho phù hợp để đạt hiệu quả
cao………………………………………………………………………………………………30
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội………………………………………………………….30
2.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính …………………………………………….31 - vi
2.3. Biên tậpbản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation SE và Famis
2011…………………………………………………………………………………………….32
2.3.1. Quy trình biên tập bản đồ địa chính……………………………………………32
2.3.2. Các bước thực hiện biên tập bản đồ địa chính………………………………33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………..49
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………..49
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………..51 - 1
MỞ ĐẦU
1. Tínhcấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là thành phần không
thể thiếu được đối với mỗi quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội,
việc tăng qui mô dân số, quá trình đô thị hoá nhanh đòi hỏi nhà nước phải quản lý
chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai để đất được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả
và bảo vệ môi trường.
Quản lý sử dụng đất là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về
đất đai, được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Với yêu cầu việc
quản lý là phải nắm vững hiện trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất thì việc sử dụng các tờ bản đồ địa chính trong công tác quản lý là
vô cùng quan trọng. Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, là tài liệu
quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nó làm cơ sở cho việc đăng
ký, thống kê, lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính, quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp
lý cho việc giao đất, thu hồi đất về xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, bản đồ địa chính còn phục vụ việc bảo vệ cải tạo đất và làm cơ sở tài liệu
cơ bản. Chính vì vậy, việc xây dựng bản đồ địa chính là một nhiệm vụ quan trọng
mang tính cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin thì tin học đã trở
thành một công cụ phổ biến, rộng rãi và được áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực, đặc
biệt là trong công tác quản lý đất đai. Những năm gần đây việc ứng dụng tin học
vào quản lý đất đai đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhằm thay thế dần các
phương pháp thủ công kém hiệu quả để tiến tới xây dựng hệ thống thông tin đất đai
một cách chính xác, khoa học và tiện dụng. Việc xây dựng bản đồ địa chính từ các
phần mềm là một trong những phần quan trọng của việc xây dựng hệ thống thông
tin đất đai đó.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm ứng dụng cho ngành quản lý đất đai nói
chung và thành lập bản đồ địa chính nói riêng đã ra đời và được ứng dụng rộng rãi
như: Mapinfo, Autocard, Microstation, Gis, Lis, Famis… Trong đó, phần mềm
Microstation và phần mềm Famis là phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa - 2
chính, có tínhưu việt và khả năng ứng dụng rất lớn nên chúng ta có thể áp dụng
phần mềm này vào đo vẽ thành lập bản đồ địa chính.
Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định, cụ thể là việc giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất, làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai….. đòi hỏi phải có bản đồ địa chính được thành lập đúng theo
với quy định, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà bản đồ hiện có của
địa phương chưa đáp ứng được vậy nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biên tập
chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và phần mềm Famis
tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
a. Mục đích
– Tìm hiểu một số quy định chung về bản đồ địa chính.
– Từ số liệu đo đạc chi tiết, sử dụng phần mềm Microstation SE và phần mềm
Famis 2011 để biên tập và chuẩn hoá bản đồ địa chính xã Cát Thành, huyện Phù
Cát, tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:1000 (lấy ví dụ mảnh bản đồ dc42).
– Tạo ra các sản phẩm là các mảnh bản đồ địa chính xã Cát Thành tỷ lệ
1:1000, hồ sơ kỹ thuật thửa đất … phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất
đai trên địa bàn xã.
b. Yêu cầu
– Nắm được các bước trong quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính.
– Sử dụng phần mềm Microsation SE và Famis 2011 biên tập, chuẩn hoá bản
đồ địa chính, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy phạm thành lập bản đồ địa chính của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Sản phẩm cuối cùng là bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, hồ sơ kỹ thuật thửa
đất…. đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và sử dụng được trong thực tế, phục vụ cho
yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. - 3
3. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu
Từ số liệu đo đạc ngoài thực địa ứng dụng phần mềm Microstation SE và phần
mềm Famis 2011 trong việc biên tập, chuẩn hóa bản đồ địa chính tại xã Cát Thành,
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:1000 (hoàng thiện mảnh bản đồ dc42).
4. Nội dung nghiên cứu
– Tìm hiểu những quy định chung trong việc thành lập bản đồ địa chính.
– Thu thập số liệu, điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu đo và
tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của khu vực đo đối với việc thành lập bản đồ
địa chính.
– Khảo sát, tìm hiểu các điểm khống chế, điểm tọa độ, độ cao, lưới khống chế
đo vẽ, các điểm chi tiết trong khu vực nghiên cứu để phục vụ cho công tác biên tập,
thành lập bản đồ địa chính.
– Từ số liệu đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử, sử dụng phần mềm
Microstation SE và phần mềm Famis 2011 thành lập bản đồ địa chính của xã Cát
Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tỷ lệ 1:1000.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp thu thập số liệu trong phòng: Thu thập các số liệu về đặc điểm
của xã Cát Thành, về tình hình tư liệu trắc địa.
– Phương pháp thành lập bản đồ địa chính: Sử dụng phần mềm Microstation
SE và phần mềm Famis 2011 thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 từ số liệu đo
đạc chi tiết.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Biên tập chuẩn hóa bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation
SE và phần mềm Famis 2011 tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định - 4
Chương 1: TỔNGQUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bản đồ địa chính
1.1.1. Quy định chung
a. Khái niệm
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề về đất đai, trên bản đồ thể hiện chính
xác vị trí, ranh giới, diện tích, số hiệu thửa và loại đất của từng thửa đất, từng chủ
sử dụng đất đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai. Bản đồ địa chính còn thể hiện
các yếu tố vị trí địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập
theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả
nước. Bản đồ địa chính được thành lập trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng
hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính
pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng
đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa
chính có tỷ lệ lớn, mỗi loại đất được vẽ với tỷ lệ khác nhau và phạm vi đo vẽ là rộng
khắp trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật thay đổi hợp
pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật các thay đổi hợp pháp
của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ. Hiện nay ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới, người ta thường hướng tới xây dựng bản đồ địa chính
đa chức năng vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia.
b. Mục đích và yêu cầu
Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để:
– Thống kê, kiểm kê đất đai;
– Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức; tiến hành đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp;
– Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất;
– Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất;
– Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm - 5
dân cư, quyhoạch giao thông, thủy lợi;
– Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết ;
– Giải quyết tranh chấp đất đai;
Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được
thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số. Khi thành lập bản đồ địa
chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau:
– Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất, loại đất;
– Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp
để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất;
– Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các
đường đặc trưng diện tích các thửa đất…
– Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ.
1.1.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
a. Phép chiếu và hệ quy chiếu
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin
đất đai, bản đồ địa chính trên toàn bộ lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ
sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới tọa độ thống nhất và chọn
một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ.
Bản đồ địa chính của nước ta được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng lưới
chiếu Gauss (hệ quy chiếu HN – 72). Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục địa chính đã công bố
và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Nhà nước VN – 2000 nên sau này sẽ chính
thức sử dụng lưới chiếu UTM trong ngành địa chính. Từ đó bản đồ địa chính được quy
định thành lập trên cơ sở hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN – 2000.
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 có các thông số cơ bản như sau:
– Elipsoit quy chiếu quốc gia: là Elipsoit WGS – 84 toàn cầu, được định vị phù
hợp với lãnh thổ Việt Nam, có kích thước như sau:
+Bán trục lớn: a = 6 378 137,000 m.
+Độ dẹt: α = 298,257223563.
+Tốc độ góc quay quanh trục ω : 7292115,0 x 1011 rad/s.
– Điểm gốc tọa độ quốc gia: là điểm N00 đặt trong Viện nghiên cứu địa chính, - 6
đường Hoàng QuốcViệt, Hà Nội.
– Phép chiếu UTM được sử dụng để tính hệ tọa độ phẳng, trên múi chiếu 3o,
sai số (hệ số) trên kinh tuyến giữa của mỗi múi là k0 = 0,9999.
– Hệ tọa độ vuông góc phẳng có trục Y là xích đạo, trục X là kinh tuyến trục
quy định thống nhất cho từng tỉnh, lùi về phía Tây 500km.
– Cơ sở khống chế tọa độ, độ cao của bản đồ địa chính bao gồm lưới tọa độ và
độ cao Nhà nước, lưới tọa độ địa chính, lưới khống chế đo vẽ và các điểm khống
chế ảnh.
b. Tỷ lệ bản đồ
Bản đồ địa chính được thành lập theo các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1: 1000, 1:2000,
1:5000, 1:10000, 1:25000. Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính căn cứ vào các yếu tố
cơ bản như: mật độ thửa đất trên một đơn vị diện tích (ha, m, km…), loại đất khi đo
vẽ bản đồ, khu vực đo vẽ, yêu cầu độ chính xác bản đồ, khả năng kinh tế, kỹ thuật
của đơn vị cần đo vẽ bản đồ…
Để bảm bảo chức năng mô tả, bản đồ địa chính được thành lập ở tỷ lệ lớn và
khi mật độ các yếu tố nội dung bản đồ cần thể hiện càng dày, quy mô diện tích thửa
đất càng nhỏ, giá trị đất và yêu cầu độ chính xác càng cao thì tỷ lệ bản đồ địa chính
càng phải lớn hơn. Có thể chọn tỷ lệ bản đồ địa chính theo bảng 1.1 - 7
Bảng 1.1 Tỷlệ bản đồ địa chính theo đặc điểm khu đo
Loại đất Khu vực đo vẽ Tỷ lệ bản đồ
Đất ở
Đô thị lớn
Thị xã, thị trấn
Nông thôn
1: 500 1: 200
1: 500
1: 1000
Đất nông nghiệp
Đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng Nam Bộ
1: 2000 1: 1000
1: 5000 1: 2000
Đất lâm nghiệp Đồi núi 1: 5000 1: 10000
Đất chưa sử dụng Núi cao 1: 10000 1: 25000
Đất chuyên dùng nằm trong đất nào thì đo cùng tỷ lệ với loại đất đó
(Nguồn: Quyết định 08/2008 Bộ tài nguyên và môi trường)
c. Cách chia mảnh, đánh số mảnh bản đồ địa chính
Chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông tọa độ thẳng góc
Bản đồ địa chính ở các tỷ lệ khác nhau đều được thể hiện trên bản vẽ hình
vuông, việc chia mảnh dựa theo tọa độ lưới ô vuông của hệ tọa độ vuông góc phẳng.
Trước hết xác định 4 góc của hình chữ nhật có tọa độ chẵn kilômét trong hệ
tọa độ vuông góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín toàn bộ ranh giới của tỉnh
hoặc thành phố làm giới hạn chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000. Các tờ bản đồ tỷ lệ
lớn hơn sẽ được chia nhỏ từ tờ bản đồ 1: 25000.
– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000:
Dựa theo hình chữ nhật giới hạn khu đo, từ góc Tây – Bắc chia khu đo thành
các ô vuông kích thước thực tế 12 x 12 km. Mỗi ô vuông tương ứng với một tờ bản
đồ 1: 25000, kích thước bản vẽ là 48 x 48 cm, diện tích đo vẽ là 14400 ha. Số hiệu
tờ bản đồ 1 : 25000 gồm 8 chữ số : hai số đầu là 25, tiếp sau là dấu gạch ngang (-),
ba số tiếp theo là số chẵn km tọa độ X, ba số sau cùng là số chẵn km tọa độ Y của
điểm góc Tây – Bắc tờ bản đồ.
– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000:
Lấy tờ bản đồ 1: 25000 làm cơ sở chia thành 4 ô vuông kích thước 6 x 6 km,
tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1 : 10000. Kích thước khung trong tờ bản đồ - 8
là 60 x60 cm, ứng với diện tích đo vẽ là 3600ha.
Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000 đánh theo nguyên tắc tương tự tờ bản đồ
1: 25000 nhưng thay 2 số đầu bằng số 10, tiếp sau là dấu gạch ngang (-), ba số tiếp
theo là số chẵn km tọa độ X, ba số sau cùng là số chẵn km tọa độ Y của điểm góc
Tây – Bắc tờ bản đồ.
– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000:
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thước là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000. Kích thước hữu ích
của bản vẽ là 60x60cm, tương ứng với diện tích đo vẽ là 900ha ở thực địa.
Số hiệu của tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000 đánh theo nguyên tắc tương tự như tờ bản
đồ tỷ lệ 1:25000 nhưng không có số 25 hoặc số 10 mà chỉ có 6 số, đó là tọa độ chẵn
km của góc Tây – Bắc mảnh bản đồ địa chính 1:5000
– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000:
Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000 làm cơ sở chia 9 ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thước thực tế là 1x1km, ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000, có kích thước khung
bản vẽ là 50×50 cm, diện tích đo vẽ thực tế là 100 ha. Các ô vuông được đánh số
bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 là số hiệu tờ 1:5000 thêm gạch nối và số
hiệu ô vuông.
– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000:
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước
thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu
ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số
hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông.
– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500:
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước
thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu
ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha. - 9
Các ô vuôngđược đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200:
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực
tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích
của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông.
Bảng 1.2 Một số thông số chia mảnh bản đồ địa chính theo
hình vuông tọa độ thẳng góc
Tỷ lệ
bản đồ
Cơ sở
để chia
mảnh
Kích
thước
bản vẽ
(cm)
Kích thước
thực tế (m)
Diện
tích
đo vẽ
(ha)
Ký hiệu
thêm vào
Ví dụ ký hiệu
1: 25000 Khu đo 48×48 12000×12000 14400 25 – 430 493
1: 10000 1:
25000
60×60 6000×6000 3600 10 – 424 499
1: 5000 1:
10000
60×60 3000×3000 900 421 502
1: 2000 1: 5000 50×50 1000×1000 100 1 ÷ 9 421 502 – 9
1: 1000 1: 2000 50×50 500×500 25 a, b, c, d 421 502 – 9 – d
1: 500 1: 2000 50×50 250×250 6,25 (1),…(16) 421 502 – 9 – (16)
1: 200 1: 2000 50×50 100×100 1,0 1 ÷ 100 421 502 – 9 – 100
(Nguồn: Quyết định 08/2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Theo cách chia này, kích thước khung giấy và tọa độ góc khung luôn là số
chẵn trăm m hoặc km nên rất thuận lợi cho người đo vẽ và biên tập bản đồ.
Chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý
Khi đo vẽ bản đồ địa chính trên khu vực rộng lớn có thể dùng phương pháp
chia mảnh bản đồ theo tọa độ địa lý. Khi chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa - 10
lý thì ngườilàm công tác đo đạc địa chính cần hiểu rõ để khi cần thiết sẽ có biện
pháp chuyển đổi bản đồ từ hệ thống cũ sang hệ thống mới.
Trình tự chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý như sau:
– Từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100 000 làm cơ sở chia ra 384 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:
5000, tức là theo chiều ngang chia ra 24 phần, theo chiều đứng chia ra 16 phần.,
kích thước khung tờ bản đồ 1: 5000 là 1’15” x 1’15”.
– Ký hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1: 5000 là số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1: 100 000 thêm vào
các số thứ tự của tờ bản đồ tỷ lệ 1: 5000, đánh số bằng chữ số Ả rập từ 1 đến 384
đặt trong ngoặc đơn, đánh số từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
– Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1: 5000 chia ra 4 tờ bản đồ 1: 2000, đánh thêm thứ tự a,
b, c, d trong ngoặc đơn. Kích thước khung 37”5 x 37”5.
d. Phá khung bản đồ địa chính
Trường hợp đo vẽ thành lập bản đồ địa chính khu vực ven biển, khu vực biên
giới của lãnh thổ nước láng giềng hoặc đơn vị hành chính bên cạnh (đã có hoặc
chưa có bản đồ địa chính). Nếu phần diện tích của đơn vị hành chính cần đo vẽ bản
đồ chỉ chiếm 1/5 diện tích hoặc nhỏ hơn thì có thể ghép phần bản đồ này vào bản đồ
kế cạnh của nó nếu phần đất kề sát với mảnh bản đồ sát cạnh đó. Mảnh bản đồ kề
sát với nó được phép mở rộng khung gọi là phá khung bản đồ.
Kích thước phá khung lấy chẵn 10cm hoặc 20cm (4cm với bản đồ tỷ lệ
1:250000)
e. Độ chính xác của bản đồ địa chính
– Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so
với điểm khống chế toạ độ từ điểm địa chính trở lên gần nhất không quá 0,10 mm
tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập.
Đối với khu vực đất ở đô thị sai số nói trên không vượt quá 6 cm cho tỷ lệ
1:500; 1:1000 và 4 cm cho tỷ lệ 1:200.
Sai số trung bình về độ cao của điểm khống chế đo vẽ (nếu có yêu cầu thể hiện
địa hình) sau bình sai so với điểm độ cao kỹ thuật gần nhất không quá 1/10 khoảng
cao đều đường bình độ cơ bản.
Trong trường hợp thành lập bản đồ bằng các phương pháp đo vẽ ảnh hàng - 11
không thì độchính xác xác định toạ độ mặt phẳng và độ cao của điểm khống chế
ảnh ngoại nghiệp phục vụ cho công tác tăng dày điểm đo vẽ ảnh phải tương đương
với độ chính xác xác định toạ độ của điểm khống chế đo vẽ nêu trên.
– Sai số đưa các điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới kilômét, các điểm
tọa độ Nhà nước, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính
số được quy định là bằng không (không có sai số).
Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
chính số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh ngoại
nghiệp) gần nhất không được vượt quá:
5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000;
Quy định sai số nêu trên ở tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000 áp dụng cho
trường hợp đo vẽ đất đô thị và đất khu vực có giá trị kinh tế cao; trường hợp đo vẽ
đất khu dân cư nông thôn ở tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 các sai số nêu trên được
phép tới 1,5 lần; trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 các sai
số nêu trên được phép tới 2 lần.
– Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ
địa chính in trên giấy (sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ) so với
vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh) gần nhất không được
vượt quá 0,3 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và
không vượt quá 0,4 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:10000.
– Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của điểm đặc trưng
địa hình, độ cao của điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ địa chính (nếu có yêu
cầu biểu thị) so với độ cao của điểm khống chế độ cao ngoại nghiệp gần nhất không
quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồng bằng và không quá 1/2
khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồi núi, núi cao, vùng ẩn khuất. - 12
– Sai sốgiới hạn của vị trí điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm của lưới
khống chế đo vẽ không vượt quá hai lần các sai số quy định ở khoản 2.14 tại quyết
định 08/2008/ QĐ-BTNMT. Khi kiểm tra, sai số lớn nhất về vị trí điểm khống chế
ảnh, điểm của lưới đo vẽ không được vượt quá sai số giới hạn và số lượng sai số có
giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 70 đến 100%) sai số giới hạn không được vượt quá:
Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.
1.1.3. Nội dung của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính và vậy trên bản
đồ địa chính cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai.
Điểm khống chế toạ độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm
khống chế toạ độ và độ cao nhà nước các cấp, lưới toạ độ địa chính cơ sở, lưới toạ
độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu
dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ.
Địa giới hành chính các cấp:Để thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia,
địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, các mốc giới hành chính, các điểm đặc
trưng của địa giới. Khi đường địa giới hành chính cấp thấp trùng với đường địa giới
cấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cấp cao.Các đường địa giới phải phù hợp với
hồ sơ địa giới đang được lưu trữ trong các cơ quan quản lý nhà nước.
Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới
thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc
hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc
trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểm đường cong
của đường biên. Ngoài ra trên mỗi thửa đất còn thể hiện đầy đủ ba yếu tố: số thửa,
diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng.
Loại đất: Tiến hành phân loại đất và thể hiện năm loại đất chính là đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ
địa chính cần phải phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết.
Công trình xây dựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư
đặc biệt là khu vực đô thị, trên từng thửa đất phải thể hiện chính xác ranh giới, các
công trình xây dựng như nhà ở, nhà làm việc… ranh giới các công trình xây dựng - 13
được xác địnhtheo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính
chất vật liệu của công trình như nhà gạch, nhà bêtông, nhà nhiều tầng.
Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh
giới lãnh thổ sử dụng của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại
quân đội…
Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường trong làng,
ngoài đồng, đường phố, ngõ phố… Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ
giới đường, các công trình cầu cống trên đường và các tính chất của đường. Giới
hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5mm
trên bản đồ phải vẽ hai nét, đường có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ
một nét và ghi chú độ rộng.
Hệ thống thuỷ văn: Thể hiện hệ thống sông, ngòi, kênh, mương, ao hồ… Đo
vẽ theo mức nước tại thời điểm đo vẽ. Kênh mương có độ rộng lớn hơn 0.5mm trên
bản đồ phải vẽ hai nét, kênh mương có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ
một nét theo đường tim của nó và ghi chú độ rộng. Khi đo vẽ khu dân cư thì phải
thể hiện chính xác hệ thống thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải
ghi chú tên riêng và ghi chú dòng chảy.
Địa vật quan trọng: Trên bản đồ địa chính thể hiện các địa vật quan trọng có ý
nghĩa định hướng như cột cờ, ăngten…
Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính phải thể hiện đầy đủ mốc giới quy
hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường
cao thế, hành lang bảo vệ đê điều.
Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng địa hình có chênh cao lớn phải thể hiện
dáng đất bằng các đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.
Ghi chú thuyết minh: Trên bản đồ địa chính phải dùng hình thức ghi chú
thuyết minh để thực hiện định tính, định lượng của các yếu tố nội dung như: địa
danh, độ cao, diện tích, số thửa đất, loại đất…
Tất cả các ghi chú phải dùng chữ viết phổ thông hoặc phiên âm sang tiếng Việt
(nếu là tiếng dân tộc ít người) ghi chú đầy đủ các yếu tố khung bản đồ như giới hạn,
vị trí tiếp. - 14
Ghi chú ngoàikhung tên bản đồ, lãnh thổ cấp quản lý, thời gian đo vẽ, người
đo vẽ, người kiểm tra, ngày tháng năm sản xuất.
Đối với thửa đất có diện tích nhỏ, không đủ chỗ để ghi số thứ tự thửa và diện
tích thửa thì cần ghi chú số thửa còn các nội dung khác thì sẽ lập thành bảng phụ lục
riêng đặt vào khu vực trống của tờ bản đồ hoặc ghi ra ngoài thửa và dùng mũi tên
chỉ vào thửa đó.
Trong trường hợp thửa nằm ở hai hoặc ba, bốn mảnh bản đồ tiếp giáp nhau thì
ta đánh số thứ tự vào thửa có diện tích lớn nhất phần còn lại của thửa thuộc vào
mảnh bản đồ khác.
Ký hiệu của bản đồ địa chính: nội dung của bản đồ địa chính được biểu thị
bằng các ghi chú. Các kí hiệu được thiết kế phù hợp cho từng loại tỷ lệ bản đồ và
phù hợp với yêu cầu sử dụng bản đồ địa chính. Các ký hiệu phải đảm bảo tính chất
trực quan, dễ đọc, không làm lẫn lộn ký hiệu này với ký hiệu khác. Các ký hiệu quy
ước của bản đồ địa chính được chia làm ba loại: ký hiệu theo tỷ lệ, ký hiệu không
theo tỷ lệ, ký hiệu nửa theo tỷ lệ.
– Các ký hiệu vẽ theo tỷ lệ dùng để thể hiện các đối tượng có diện tích bề mặt
tương đối lớn ta dùng ký hiệu theo tỷ lệ. Phải vẽ đúng kích thước của địa vật theo tỷ
lệ bản đồ. Đường viền của đối tượng có thể vẽ bằng nét liền, nét đứt hoặc đường
chấm chấm. Bên trong phạm vi đường viền dùng màu sắc hoặc các hình vẽ biểu
tượng và ghi chú để biểu thị đặc trưng địa vật.
Với bản đồ địa chính gốc thì phép ghi chú đặc trưng và biểu tượng được dùng
làm phương tiện chính. Các ký hiệu này thể hiện rõ vị trí, diện tích, các điểm đặc
trưng và tính chất của đối tượng cần biểu diễn.
– Các ký hiệu không theo tỷ lệ dùng để thể hiện vị trí đặc trưng, số lượng, chất
lượng của đối tượng, song không thể hiện diện tích, kích thước và hình dạng của
chúng theo tỷ lệ bản đồ. Ký hiệu này làm tăng khả năng nhận biết trực quan của
người sử dụng bản đồ.
– Các ký hiệu nửa theo tỷ lệ là loại ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng có
thể biểu diễn kích thước thực một chiều theo tỷ lệ bản đồ còn chiều kia dùng kích
thước quy ước. - 15
1.1.4. Bản đồđịa chính dạng số
Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả
năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
Bản đồ địa chính số được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp bản
đồ truyền thống và công nghệ máy tính điện tử. Bản đồ số có nội dung tương tự như
bản đồ giấy nhưng nội dung được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng 1 hệ
thống các ký hiệu đã được số hoá.
Bản đồ địa chính số bao gồm các thành phần chính:
– Dữ liệu bản đồ (số liệu, dữ liệu đồ hoạ, dữ liệu thuộc tính, ký hiệu bản
đồ……)
– Thiết bị ghi dữ liệu có khả năng đọc bằng máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa
CD……)
– Máy tính và thiết bị tin học (phần cứng, phần mềm)
– Công cụ thể hiện dữ liệu dưới dạng hình ảnh bản đồ
Bốn thành phần này đã thể hiện khá rõ tổ chức của một bản đồ số và cũng cho
thấy sự khác biệt với bản đồ giấy. Bản đồ số là vô hình khi ở trong các thiết bị ghi
hoặc bộ nhớ của máy tính, và là hữu hình khi được hiển thị bởi đồ hoạ lên màn hình
máy tính hoặc các thiết bị ghi hình khác. Nếu 1 bản đồ được in ra thành hình ảnh
trên vật liệu phẳng nhưu giấy hoặc phim nhựa chẳng hạn nó sẽ trở thành bản đồ
giấy.như vậy sản phẩm của hệ thống bản đồ số bảo gồm:
+ Bản đồ số.
+ Bản đồ đồ hoạ vẽ ra từ bản đồ số.
+ Cơ sở dữ liệu bản đồ.
1.1.5. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều phương pháp thành lập bản đồ địa chính
dạng số, trong đó có 4 phương pháp chính là phương pháp toàn đạc, phương pháp
chụp ảnh hàng không, phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung trên nền bản
đồ cùng tỷ lệ, phương pháp đo vẽ bằng công nghệ GPS.
a. Phương pháp toàn đạc
Đây là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa, là phương pháp cơ bản - 16
nhất để thànhlập bản đồ địa chính từ tỷ lệ 1: 200 đến 1: 2000. Phương pháp này sử
dụng các loại máy kinh vĩ, thước dây và mia hoặc các máy toàn đạc điện tử. Việc đo
đạc được tiến hành trực tiếp ngoài thực địa, số đo sẽ được xử lý bằng các phần mềm
để vẽ bản đồ.
Việc sử dụng các phần mềm đồ hoạ để xử lý số liệu đo trên thực địa thành lập số
rất thuận tiện, cho độ chính xác khá cao đáp ứng được yêu cầu quản lý đất hiện nay.
Ưu điểm:
Phương pháp toàn đạc có thể đo trực tiếp đến từng điểm chi tiết trên đường
biên thửa đất, đo nhanh, có thể đo cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, độ
chính xác cao.
Nhược điểm:
Thời gian ngoại nghiệp nhiều, quá trình vẽ bản đồ thực hiện trong phòng dựa
vào số liệu đo và bản vẽ sơ hoạ nên không thể quan sát trực tiếp ngoài thực địa dễ
bỏ sót các chi tiết làm sai lệch các đối tượng cần thiết kế trên bản đồ, giá thành cao. - 17
Hình 1.1 Sơđồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo
phương pháp toàn đạc
Xây dựng phương án kỹ thuật đo đạc
thành lập bản đồ địa chính
Thành lập lưới các cấp
Chuẩn bị bản vẽ và các tư liệu
liên quan
Đo vẽ chi tiết ngoại
nghiệp
Thành lập bản đồ gốc
Tiếp biên bản vẽ, đánh số
thửa, tính diện tích
Biên tập bản đồ địa chính
Đăng ký, thống kê, cấp
giấy chứng nhận QSD Đất
Hoàn thiện bản đồ và hồ
sơ địa chính, ký công
nhận
Lưu trữ, sử dụng
Lập hồ sơ kỹ
thuật thửa đất
Giao diện tích
thửa đất cho các
chủ sử dụng
In nhân bản - 18
b. Thành lậpbản đồ địa chính bằng ảnh hàng không
Đã từ lâu ảnh hàng không được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong quá trình
thành lập bản đồ địa hình từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn.ảnh hàng không có ưu điểm giúp
chúng ta xác định, thu thập các thông tin địa vật, địa hình một cách nhanh chóng và
khách quan.
Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật của công nghệ thông tin mới, đang nhanh
chóng được sử dụng rộng rãi vào các ngành đo ảnh nên việc thành lập bản đồ ảnh
hàng không được tự động khá cao.
Ở những vùng đất nông nghiệp ít bị địa vật và cây cối che khuất các đường
biên thửa đất, bờ ruộng thể hiện khá rõ nét trên phim ảnh hàng không. Do đó dùng
ảnh hàng không để thành lập bản đồ địa chính ở vùng đất nông nghiệp là hoàn toàn
có thể thực hiện được. Ứng dụng phương pháp này sẽ tăng hiệu quả kinh tế và đẩy
nhanh tốc độ thành lập bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước
Ưu điểm:
Thời gian tiếp xúc ngoài thực địa ngắn, thời gian làm việc trong phòng tăng
lên làm cho công tác thành lập bản đồ so với phương pháp đo vẽ trực tiếp nhàn hơn
và đạt hiệu quả cao hơn. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không là một trong
những phương pháp tiên tiến hiện nay ở Việt Nam.
Nhược điểm:
Độ chính xác bản đồ được thành lập phụ thuộc vào nhiều yếu tố của tấm ảnh
bay chụp như: Độ gối phủ của một dải ảnh cần đảm bảo theo quy phạm, độ nét của
ảnh, chất liệu tấm ảnh, tỷ lệ tấm ảnh bay chụp ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều
kiện địa hình và điều kiện ngoại cảnh khi bay chụp. Hơn nữa trong quá trình làm
việc trong phòng còn nhiều sai sót nhầm lẫn trong việc đoán đọc cũng như có nhiều
sai số trong khi định vị tấm ảnh.
Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không
(1) Phương pháp phối hợp
(2) Đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác
(3) Phương pháp giải tích
(4) Phương pháp đo ảnh số - 19
Phương pháp (1),(2), (3) được mô tả theo sơ đồ sau:
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp
phối hợp, phương pháp đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác
và phương pháp giải tích
Phương pháp (4) được mô tả theo sơ đồ sau:
Chup ảnh hàng không
Đo nối khống chế
Lập lưới khống chế trắc
địa
Tăng dày khống chế ảnh
Nắn ảnh
Đo vẽ trên máy toàn
năng chính xác
Đo vẽ trên máy
giải tích
Đối soát đo vẽ bổ
sung
Lập bình đồ
Điều vẽ yếu tố nội dung bản
đồ địa chính
Biên tập, đánh số
thửa, tính diện tích
Đối soát đo vẽ bổ sung
trên bản đồ giấy
Biên tập, đánh số thửa,
tính diện tích
Biên vẽ bản đồ địa chính,
đánh số thửa, tính diện tích
Phương pháp phối hợp
Phương pháp đo vẽ trên
máy toàn năng chính xác
Phương pháp giải
tích - 20
Hình 1.3 Sơđồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo
phương pháp đo ảnh số
c. Thành lập bản đồ bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung
trên nền bản đồ cùng tỷ lệ
Từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, tiến hành biên tập lại nội dung cho phù hợp với
nội dung bản đồ địa chính và phù hợp với thực tế tại thời điểm đo vẽ, đây là phương
án chính để kiểm kê diện tích tự nhiên đối với các xóm ở vùng núi, vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, các hải đảo và ở các khu vực chưa có điều kiện đo vẽ bản đồ địa chính
chính quy.
Trong trường hợp này khi đo vẽ chi tiết bổ sung, ngoài cơ sở lưới khống chế
đo vẽ cũ (nếu tồn tại ngoài thực địa) được phép sử dụng các địa vật đã có trên bản
Chụp ảnh
Quét ảnh
Đo nối khống chế ảnh
Nắn ảnh,lập bình đồ ảnh trực giao
Số hoá nội dung bản đồ đại chính
Điều vẽ đối soát, đo vẽ bổ sung
Biên tập, đánh số thửa, tính diện tích - 21
đồ là điểmtrạm đo. Trường hợp địa vật phức tạp và mức độ bổ sung cần xây dựng
lưới khống chế mới.
Phương pháp này chỉ áp dụng với vùng đất lâm nghiệp, khu vực trồng cây công
nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng, khu duyên hải ở tỷ lệ 1: 5000, 1: 10000, 1: 25000.
d. Phương pháp đo vẽ bằng công nghệ GPS (Global Pasttioning System)
Công nghệ GPS thiết lập được hệ quy chiếu toàn cầu về không gian và thời
gian. Tại một vị trí và một thời điểm bất kỳ trên trái đất với máy thu GPS sẽ có
ngay tọa độ điểm đánh dấu vị trí và thời điểm đang đứng. Từ tọa độ này thông qua
tính chuyển sẽ chuyển đổi về hệ tọa độ địa phương. Đối với khu vực cần đo vẽ bản
đồ địa chính cơ sở có đủ điều kiện áp dụng công nghệ định vị toàn cầu thì có thể sử
dụng công nghệ GPS để thành lập bản đồ địa chính theo hai phương pháp sau:
– Phương pháp phân sai (DGPS – Differential GPS): Dựa trên cơ sở một
trạm máy tĩnh và một máy thu động, số liệu tại trạm máy tĩnh và trạm máy động
được xử lý chung để cải chính phân sai cho gia số tọa độ trạm tĩnh và trạm động,
phương pháp DGPS có thể đạt độ chính xác từ dm đến m.
– Phương pháp GPS động thời gian thực RTK (Real Time Kenematic): Dựa
trên một trạm thu tĩnh và một trạm thu động, máy thu động sẽ thực hiện việc liên
kết truyền thông tin tự do từ trạm tĩnh bằng thiết bị thu phát sóng vô tuyến để xử lý
tính toán tọa độ trạm động theo tọa độ trạm tĩnh. Kỹ thuật RTK có thể cắm điểm
ngoài thực địa với độ chính xác dưới 5cm.
Ưu điểm:
– Tốc độ đo nhanh, tiết kiệm được thời gian;
– Độ chính xác cao ở những khu vực thông thoáng;
Nhược điểm:
– Phương pháp này chỉ có thể tiến hành đo vẽ ở những khu vực thong thoáng,
dễ bắt được tín hiệu của vệ tinh; các máy đo GPS còn đang đắt tiền.
1.2. Giới thiệu về phần mềm Microstation SE và Famis 2011
1.2.1. Phần mềm microstation SE
Microstation SE là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) của tập đoàn
Intergraph và là một môi trường đồ họa rất mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các - 22
đối tượng củađồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Microstation còn được sử dụng
làm nền cho các ứng dụng khác như Famis, Geovec, Irasb, Irasc, Msfc, Mrfflag…
Nguồn tư liệu để thành lập bản đồ địa chính gồm các trị đo góc cạnh hoặc toạ
độ các điểm góc thửa. Vì vậy, MicroStation xây dựng cơ sở dữ liệu như thế nào với
hai loại dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, ta xét cụ thể sau đây.
a. Xây dựng dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính trong MicroStation
Xây dựng dữ liệu không gian cho phần mềm thực chất là tạo cơ sở dữ liệu bản
đồ số. Dữ liệu không gian được tổ chức theo nguyên tắc phân lớp các đối tượng, mã
hoá, số hoá để có toạ độ trong hệ toạ độ và được lưu chủ yếu ở dạng vector. Các tài
liệu, số liệu để xây dựng bản đồ địa chính được lấy từ bản đồ giải thửa, số liệu đo
mới, số liệu bổ sung ngoài thực địa để đưa vào trong phần mềm làm dữ liệu không
gian xây dựng bản đồ địa chính.
+Nếu là dữ liệu đo ngoại nghiệp gồm các trị đo góc, cạnh hoặc toạ độ phẳng
của các điểm thực địa, nó được ghi nhận ở dạng sổ sách thông thường hoặc sổ đo
điện tử…Các tư liệu này được thu nhập trực tiếp hoặc qua một modul phần mềm
riêng để tính toạ độ, mã hoá tạo quan hệ nối để tạo ra các đối tượng bản đồ số.
+Dữ liệu không gian được đưa vào qua việc số hoá bản đồ số hoặc dùng máy
quét (Scanner). Phương pháp này các thiết bị được cài đặt qua bàn số hoá và môi
trường windows, dùng các lệnh tạo mới các đối tượng hay sử dụng các thanh công
cụ để tạo đối tượng bản đồ. Phương pháp này sử dụng bàn số hoá đạt độ chính xác
thấp và phụ thuộc nhiều vào người thực thi nhiệm vụ. Nếu sử dụng máy quét để
chuyển đổi dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh hàng không sang dữ liệu dạng số và được
lưu dưới dạng raster, phương pháp này đạt độ chính xác cao, lượng thông tin lớn,
tốn ít thời gian nhập và thu thập dữ liệu năng xuất lao động cao.
b. Tổ chức dữ liệu trong MicroStation SE
Các bản vẽ trong MicroStation được ghi nhận dưới dạng file *.dgn. Mỗi file
bản vẽ đều được định vị trong một hệ toạ độ nhất định với các tham số về lưới toạ
độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc.
Nếu như không gian làm việc là hai chiều thì có file 2D, nếu không gian làm
việc là ba chiều thì có file 3D. Các tham số này thường được xác định sẵn trong một - 23
file chuẩn vàkhi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn seed file phù hợp để sao
chép các tham số này từ seed file sang file bản vẽ cần tạo.
Trong mỗi file dữ liệu được phân biệt theo các thuộc tính:
+ Tọa độ: x,y với file 2D;
+ Tọa độ: x,y,z với file 3D;
+ Tên lớp (level) trong MicroStation có tất cả 63 lớp được đánh số từ 1 đến 63;
+ Màu sắc (color) trong MicroStation có 256 màu và đánh số từ 0 đến 255;
+ Kiểu nét (linestyne): Có 8 loại nét cơ bản, đánh số từ 0 đến 7;
+ Lực nét (weight): Có 16 loại lực nét cơ bản, được đánh số từ 0 đến 15;
c. Một số thanh công cụ chính trong MicroStation
Bảng công cụ là tập hợp các chức năng ta thường sử dụng trong quá trình
thành lập bản đồ, bản vẽ. Bảng công cụ chính thường được mở ra khi khởi động
phần mềm.
Thanh công cụ chính là tập hợp các chức năng ta thường sử dụng trong quá
trình thành lập bản đồ, bản vẽ. Bảng công cụ chính thường được mở ra khi ta khởi
động MicroStation. Trong trường hợp bảng công cụ chính không xuất hiện trên màn
hình thì ta có thể mở lại nó theo thao tác sau:
Từ màn hình chính chọn Tools Main Main để thuận tiện trong thao tác
MicroStation cung cấp nhiều các công cụ tương đương như lệnh. Các thanh công
cụ này thể hiện trên màn hình dưới dạng các biểu tượng vẽ và được nhóm theo các
chức năng có liên quan thành những công cụ (Tool box ).
Các thanh công cụ thường dùng nhiều nhất trong MicroStation được đặt trong
thanh công cụ chính (Main Toolbox). Muốn sử dụng thanh công cụ này ta bấm
phím trái (data) của chuột vào biểu tượng tương ứng đồng thời kéo các thanh công
cụ con đó ra thành một Tool box hoàn chỉnh, hoặc dùng từng lệnh trong thanh công
cụ con trong Tool box để thao tác.
Các công cụ chính trong MicroStation:
+ MainLinear Element: Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường tuyến - 24
+ MainPoints: Thanhcông cụ vẽ đối tượng dạng điểm
+ MainPolygons: Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng
+ MainEllipses:Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses
+ MainArc: Thanh công cụ vẽ các đối tượng dạng cung
+ MainCells: Thanh công cụ vẽ các ký hiệu dạng cell
+ MainPatterns: Thanh công cụ trải kí hiệu cho các đối tượng dạng vùng
+ MainMainpulate: Thanh công cụ dùng để copy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc
quay đối tượng.
+ MainModify: Thanh công cụ sửa chữa đối tượng.
+ MainChange Attribute: Thanh công cụ dùng để thay đổi thuộc tính của đối
tượng.
+ MainDimension: Thanh công cụ dùng để đo ghi kích thước của đối tượng.
+ MainGroups: Thanh công cụ dùng để liên kết các đối tượng riêng lẻ thành - 25
một đối tượnghoặc phá bỏ liên kết đó.
+ MainMeasure: Thanh công cụ tính toán các giá trị về khoảng cách hoặc độ
lớn của đối tượng.
+ MainElement Selection: Thanh công cụ chọn đối tượng.
+ MainDelect Element: Công cụ xoá đối tượng:
+ MainFence: Thanh công cụ sử dụng để đặt, sửa chữa, chuyển đổi và xoá đối
tượng trong Fence.
+ Main Tags: thanh công cụ sử dụng để gán, soạn thảo, thay đổi, hoặc xem lại
những đối tượng tags.
+ Main Text: thanh công cụ sử dụng để viết chữ , sửa chữ ,…. trong text
1.2.2. Phần mềm Famis 2011
a. Giới thiệu chung về phần mềm Famis 2011
Phần mềm Famis 2011 là phần mềm tích hợp cho đo vẽ và thành lập bản đồ
địa chính, là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong
ngành địa chính phục vụ công tác thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
Phần mềm Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý
và quản lý bản đồ địa chính số, đảm nhận công việc từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp
cho đến hoàn thành một hệ thống bản đồ địa chính số và một hồ sơ địa chính thống - 26
nhất. Các chứcnăng của phần mềm Famis:
Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo:
– Quản lý dữ liệu trị đo: Famis có chức năng quản lý các số liệu đo trong khu
đo. Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo, số liệu trong một
khu đo có thể được lưu trong một hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự
quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một các đơn giản, không nhầm lẫn.
– Thu thập dữ liệu trị đo: Dữ liệu trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số
liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay như:
+ Từ các sổ đo điện tử của Sokkia, Topcon,…
+ Từ các thẻ nhớ.
+ Từ số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo.
+ Từ các filebook của máy toàn đạc điện tử.
– Quản lý đối tượng: Famis cho phép người sử dụng tự bật/tắt hiển thị các
thông số cần thiết của trị đo lên màn hình, xây dựng bộ mã chuẩn gồm hai loại mã
là mã định nghĩa và mã điều khiển. Phần mềm có khả năng tạo bản đồ từ trị đo qua
quá trình xử lý mã.
– Sửa chữa trị đo: Phần mềm có khả năng giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện
lợi, mềm dẻo với hai phương pháp hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo:
+ Phương pháp 1: Người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua
hiển thị của nó trên màn hình.
+ Phương pháp 2: Qua bảng danh sách các trị đo.
– Tính toán: Famis cung cấp rất đầy đủ, phong phú và đa dạng các công cụ tính
toán như: Giao hội thuận, giao hội nghịch, vẽ hướng vuông góc, điểm giao, dóng
hướng…Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác, phù hợp với các thao
tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam.
– Xuất dữ liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị khác nhau như: máy
in, máy vẽ… Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới dạng file số liệu khác nhau để
có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác.
Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính:
– Nhập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau: - 27
+ Từ cơsở dữ liệu trị đo: Các dữ liệu trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính.
+ Từ các hệ thống GIS khác: Famis giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các
file dữ liệu: *.Arc của phần mềm ARC/ INFO, *.Mif của phần mềm MAPINFO, *.Dxf,
*.Dwg của phần mềm AutoCAD, *.Dgn của phần mềm GIS OFFICE…
+ Từ công nghệ xây dựng bản đồ số: Famis có khả năng giao tiếp trực tiếp với
một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được Bộ Tài nguyên – Môi trường
sử dụng như: Ảnh số (Image Station), ảnh đơn (Irasc Mge – pc), vector hoá bản đồ
(Geovec Mge – pc).
– Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: Famis cung cấp bảng
phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính để quản lý bản đồ theo bảng phân
lớp chuẩn. Việc phân lớp và hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo quy phạm của
Bộ Tài nguyên – Môi trường.
– Tạo vùng, tính diện tích: Famis có khả năng tự sửa lỗi, tự phát hiện lỗi cho
người dùng tự sửa, tạo vùng, tự động tính diện tích. Chức năng thực hiện nhanh,
mềm dẻo, cho phép người dùng tự tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file
dữ liệu tuân theo đúng như mô hình Topology của bản đồ số Vector.
– Quy chủ sơ bộ: Là nhóm chức năng phục vụ cho công tác quy chủ tạm thời,
gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gán với thửa.
– Biên tập bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản
đồ gốc, tự động vẽ khung bản đồ địa chính, đánh số thửa tự động và vẽ nhãn thửa.
– Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất: Famis cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về
thửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục thửa đất, giấy chứng nhận. Dữ
liệu thuộc tính của thửa đất có thể lấy qua quá trình quy chủ tạm thời hoặc kết nối
với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
– Liên kết dữ liệu hồ sơ địa chính: Nhóm chức năng thực hiện giao tiếp và kết
nối với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. Các chức năng này đảm bảo cho hai phần dữ
liệu Famis và Caddb tạo thành một hệ thống nhất. Các chức năng cho phép trao đổi
dữ liệu hai chiều giữa hai cơ sở dữ liệu: bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa
chính, giữa hai phần mềm Famis và Caddb, - 28
b. Mục đíchvà yêu cầu của hệ thống phần mềm Famis 2011
Mục đích
Trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều phần mềm vẽ bản đồ ra đời mà chưa có
sự chuẩn hoá thống nhất chung vì vậy phần mềm famis ra đời nhằm thực hiện các
nhiệm vụ:
– Phải thống nhất các phần mềm sử dụng chung toàn ngành về một số chuẩn
tin học cũng như chuẩn bản đồ cụ thể là:
+ Cùng một loại môi trường đồ hoạ;
+ Cùng một loại môi trường hệ thống;
+ Cùng khuôn mẫu font tiếng Việt;
+ Cùng hệ thống ký hiệu bản đồ;
Yêu cầu đối với hệ thống phần mềm Famis 2011
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, các yêu cầu đối với phần mềm là.
– Các bản dữ liệu trong cơ sở dữ liệu được thiết kế và chuẩn hoá theo các
nguyên tắc của cơ sở dữ liệu quan hệ;
– Sử dụng được trong nhiều điều kiện khác nhau phù hợp với tình hình hiện nay;
– Chương trình sử dụng thuận tiện, tra cứu nhanh chóng;
– Chương trình có giao diện đẹp, bằng tiếng Việt thuận tiện với người sử
dụng. Hệ thống các tài liệu hồ sơ địa chính thiết lập theo đúng quy định của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường;
– Xây dựng phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ thành
lập, quản lý bản đồ và hồ sơ địa chính; - 29
Chương 2: BIÊNTẬP CHUẨN HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
BẰNG PHẦN MỀM MICROSTATION SE VÀ PHẦN MỀM FAMIS 2011
TẠI XÃ CÁT THÀNH, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Cát Thành có diện tích tự nhiên là 41,78 km², nằm ở phía Đông của huyện
Phù Cát, tỉnh Bình Định. Xã có vị trí địa lý như sau:
– Phía Bắc giáp xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định;
– Phía Đông giáp Biển Đông;
– Phía Nam giáp xã Cát Hưng và xã Cát Nhơn của huyện Phù Cát;
– Phía Tây giáp xã Cát Trinh của huyện Phù Cát;
– Phí Tây Bắc giáp xã Cát Tài, huyện Phù Cát;
– Phía Đông Nam giáp xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định;
b. Địa hình, địa mạo
Phía Tây xã Cát Thành chủ yếu là đồi núi với độ dốc tương đối lớn và chia cắt
nhiều bởi các khe núi sâu; phía Đông là những bãi cát dài chạy dọc ven biển Đông.
Địa hình xen kẽ giữa đồi núi, đồng bằng và bãi cát, bị chia cắt bởi nhiều sông suối
vì vậy không có những khu vực đồng bằng rộng lớn, chủ yếu là những dải đất nằm
giữa những dãy đồi núi và chạy dọc theo sông suối. Nhìn chung, khu vực này có địa
hình phức tạp và chạy dài theo dọc biển, gây nhiều khó khăn trong quá trình đo đạc.
Thực phủ trong khu dân cư là vườn tạp trồng các loại cây có độ che phủ lớn,
có ảnh hưởng đến khả năng thông hướng khi đo ngắm. Khu vực đất nông nghiệp
của xã ngoài các cánh đồng chính thì khu vực còn lại chủ yếu trồng các loại cây lấy
gỗ như bạch đàn, keo xen kẽ bờ rào lớn nên cũng bị che khuất tầm ngắm không ít.
Nhìn chung, địa hình địa vật cũng như thực phủ làm ảnh hưởng nhiều tới công
tác đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ tại địa bàn xã.
c. Khí hậu
Xã Cát Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng
của địa hình, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, lượng - 30
mưa trung bìnhnăm đạt 1.865 mm, cao nhất 2.200 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 5 năm sau, thời gian này ít mưa.
Nhiệt độ trung bình từ 23- 25C, nhiệt độ cao nhất từ 39 – 41 C, chịu ảnh
hưởng nóng của gió Lào.
Khí hậu cũng ảnh hưởng nhiều tới công tác đo đạc bản đồ nhất là công việc
ngoại nghiệp vì vậy cần bố trí thời gian đo đạc cho phù hợp để đạt hiệu quả cao.
d. Thuỷ văn
Do địa hình dốc và lượng mưa lớn hàng năm đã tạo ra các suối, ngòi, có độ
dốc dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa, đặc biệt là những
ngày mưa lớn, thường có lũ, lụt lớn, gây ra tình trạng ngập úng, nhưng về mùa khô
các suối nhỏ thường cạn kiệt.
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Tình hình phát triển kinh tế
Người dân huyện Phù Cát nói chung, xã Cát Thành nói riêng có nền kinh tế
còn kém phát triển, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng vùng đất này lại
không được thiên nhiên ưu đãi. đất ở đây bạc màu, khô cằn, diện tích đất rừng tuy
rộng nhưng nghèo kiệt …
Tuy nhiên, xã Cát Thành có lợi thế nhiều mặt để phát triển nền nông nghiệp đa
dạng; nông lâm, thủy hải sản, cây trồng vật nuôi được phân bố thích nghi với sinh
thái miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Không chỉ vậy trên địa bàn xã còn có
có nguồn khoáng sản rất phong phú, mỏ Ti Tan ở Cát Thành có trữ lượng lớn,
nguồn cát trắng, cao lanh; đá ong, đá granite…
Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã và sự quan tâm của UBND
huyện Phù Cát, sự đồng tình ủng hộ của cán bộ và nhân dân trong xã, trong những
năm qua, UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các thôn hoàn thành tốt
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã, từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu
nhập cho nhân dân.
Cùng với đó, phát triển kinh doanh, dịch vụ, việc làm và ngành nghề nông thôn.
Tăng cường giao lưu, buôn bán, liên kết tiêu thụ nông sản, hàng hóa, mở rộng chợ, khai
thác khoáng sản hợp lý. - 31
b. Về xãhội
Xã Cát Thành là một xã có nền kinh tế còn chưa thực sự phát triển nhân dân
chủ yếu theo tín ngưỡng Đạo phật, tình hình chính trị xã hội khá ổn định, trật tự an
ninh xã hội được giữ vững.
Các công trình phục vụ đời sống nhân dân như trường học, trạm y tế được
đầu tư về công trình, trang thiết bị, số lượng và chất lượng đội ngũ chuyên môn.
Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, đầu tư kinh phí
chăm sóc bà mẹ, trẻ em, tỷ lệ phát triển dân số là 0,8%/ năm.
Công tác chính sách xã hội luôn được quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp
thời.Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công,
người hoạt động kháng chiến và người nghèo.
2.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
Phép chiếu và hệ quy chiếu
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin
đất đai, bản đồ địa chính trên toàn bộ lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ
sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới tọa độ thống nhất và chọn
một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ.
Bản đồ địa chính của nước ta được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng lưới
chiếuGauss (hệ quy chiếu HN – 72). Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục địa chính đã công
bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Nhà nước VN – 2000 nên sau này sẽ
chínhthức sử dụng lưới chiếuUTM trongngành địachính. Từ đó bản đồ địa chính được
quy định thành lập trên cơ sở hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN – 2000.
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 có các thông số cơ bản như sau:
– Elipsoit quy chiếu quốc gia: là Elipsoit WGS – 84 toàn cầu, được định vị phù
hợp với lãnh thổ Việt Nam, có kích thước như sau:
+Bán trục lớn: a = 6 378 137,000 m.
+Độ dẹt: α = 298,257223563.
+Tốc độ góc quay quanh trục ω : 7292115,0 x 1011 rad/s.
– Điểm gốc tọa độ quốc gia: là điểm N00 đặt trong Viện nghiên cứu địa chính,
đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. - 32
– PhépchiếuUTM đượcsử dụng để tínhhệ tọa độ phẳng, trên múi chiếu 3o, sai số
(hệ số) trên kinh tuyến giữa của mỗi múi là k0 = 0,9999, kinh tuyến trục 1080 30’
– Hệ tọa độ vuông góc phẳng có trục Y là xích đạo, trục X là kinh tuyến trục
quy định thống nhất cho từng tỉnh, lùi về phía Tây 500km.
2.3. Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation SE và Famis 2011
2.3.1. Quy trình biên tập bản đồ địa chính
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính
Mở file bản vẽ
Thiết kế chung
Thu thập dữ liệu
Tạo kết quả đo đạc thửa đất
In ấn và lưu trữ
Biên tập bản đồ nền
Biên tập bản đồ địa chính
Biên tập bản đồ địa chính cơ sở - 33
2.3.2. Các bướcthực hiện biên tập bản đồ địa chính
a. Các thao tác trên phần mềm Microstation SE
Mở file trên phần mềm Microstation SE
Số liệu thu thập được là file bản đồ địa chính đã được đo vẽ trên toàn xã Cát
Thành, tiến hành mở bản vẽ như sau:
Nháy kép biểu tượng Microstation trên màn hình sẽ xuất hiện màn hình đồ
họa. Trên hộp thoại ta chọn File “tong xa cat thanh” rồi ấn OK.
Lúc này màn hình xuất hiện bản đồ gốc đo vẽ tổng thể của xã Cát thành:
* Chuẩn hệ tọa độ
File số liệu thu thập được mới chỉ là file thô nên cần tiến hành chuẩn hóa dữ liệu
Chuẩn màu sắc:
Vào “Setting Color Table” - 34
Chọn “File Default Attach” để chuyển màu về đúng quy phạm
Quy định màu cho từng đối tượng theo bảng thiết kế chung
Chuẩn phân lớp đối tượng:
Ta tiến hành phân lại lớp cho các đối tượng bản đồ như sau:
– Lớp ranh giới thửa đất: Lớp 10
– Lớp nhãn thửa: Lớp 13
– Lớp kênh, mương, rãnh: Lớp 32
– Lớp khung bản đồ: Lớp 63
– Lớp tường nhà: Lớp 14
– lớp đường giao thông: Lớp 23
– Tâm thửa: Lớp 11
– Khung, bảng chắp: Lớp 63
Các thao tác phân lớp đối tượng
– Đặt tên lớp:
Vào Menu trên Microstation chọn “Setting Level Name”. Trên màn
hình xuất hiện cửa sổ Level Name:
Chọn “Add” trên màn hình xuất hiện cửa sổ sau: - 35
– Đánh mãsố lớp vào ô Number
– Đánh tên của lớp vào ô Name
– Đánh giải thích vào ô Comment
Sau đó ấn “OK” để chấp nhận.
Do tài liệu thu thập được không ở khuôn dạng chuẩn nhưng đã được thể hiện
màu cho từng lớp đối tượng nên phải tiến hành phân lớp lại các đối tượng. Trình tự
được thực hiện như sau:
– Sử dụng lệnh “Edit Select By Attribute”
– Chọn level chứa đối tượng tại trường “Level” và màu của đối tượng tại
trường “Symbology” sau đó chọn “Execute”.
– Sau đó, chọn lệnh “Change Element Attribute” để thay đổi thuộc tính của
các đối tượng về level tương ứng của đối tượng theo quy phạm.
b. Các thao tác trên phần mềm Famis 2011
Sau khi chạy chương trình Microstation, từ dòng lệnh Command ta đánh - 36
“mdlload C:FamisFamis” ấn“Enter” trên màn hình xuất hiện menu chính của
phần mềm Famis và hộp thoại đăng nhập mã đơn vị hành chính.
Từ hộp thoại ta đánh tên xã “Cát Thành”; Tên huyện “Phù Cát”, Tên tỉnh
“Bình Định” và ấn vào “Chấp nhận”.
Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ
Từ Menu ta chọn: “Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ Kết nối với
cơ sở dữ liệu”
Tạo Topology
– Sửa lỗi
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tự động tìm, sửa lỗi”
Xuất hiện cửa sổ giao diện - 37
Từ hộp thoạita ấn “Parameters” xuất hiện cửa sổ giao diện
Ta ấn “Tolerances” sẽ xuất hiện cửa sổ giao diện
Đặt các thông số cần thiết: mỗi một Level có thể có một giá trị khác nhau. Giá
trị mặc định cho trường này là -0.01 tức là không xử lý. Ở đây ta sửa lỗi cho Level
nào đó ta chỉ cần kích chuột vào level đó rồi xóa dấu (-) đằng trước hệ số và ấn
“Set”. Làm lần lượt đối với Level 10, 14, 23 và 32 rồi quay lại cửa sổ MRF Clean
rồi ấn “Clean” để tìm sửa lỗi.
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Sửa lỗi”
Xuất hiện giao diện:
Kích chuột vào chữ “Next” để hiển thị lỗi mà chức năng MRF Flag báo. Màn
hình bản đồ xuất hiện nơi nào có chữ D là nơi ấy còn có lỗi, cần tự sửa bằng tay. - 38
Khi hết lỗichữ “Next” mờ đi và dòng “Edit Status” hiện “No flags!!!” có
nghĩa là lỗi đã được sửa hết. Sửa xong ta kích chuột vào nút “Del All Flags”.
– Tạo vùng
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tạo vùng”
Trên màn hình xuất hiện cửa sổ giao diện:
Chọn các Level chứa các đối tượng bản đồ tham gia vào tạo vùng:
– Level tạo: 10,23,32
– Loại đất: 60
– MDSD2003: BCS
Ta đánh dấu vào ô tạo Topology mới
Kích chuột vào ô “Tạo vùng” để bắt đầu quá trình tạo vùng.
Kích chuột vào ô “Ra khỏi” để kết thúc chức năng.
Sau khi đã tạo vùng xong ta vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ
Kết nối với cơ sở dữ liệu” để lấy thông tin mới. - 39
– Tạo bảngchắp
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính Tạo bản đồ địa chính”
Trên màn hình xuất hiện cửa sổ giao diện:
Đặt tỷ lệ cần tạo là 1/1000.
Ta chọn vào “Tạo bảng chắp” rồi kích chuột vào một điểm bên trái màn hình
– điểm cao nhất của khu đo và một điểm bên phải màn hình – điểm thấp nhất của
khu đo sau đó kích chuột phải. Màn hình xuất hiện bảng chắp cho toàn khu đo, sau
khi đã tạo xong bảng chắp ta kích chuột vào biểu tượng của thanh công cụ text để đánh
số thứ tự mảnh theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Hình 2.2: Bản đồ tổng khu đo sau khi đã tạo bảng chắp
Tạo mảnh bản đồ địa chính
Khi tạo bảng chắp xong ta vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính - 40
Tạo bảnđồ địa chính”.
Sau đó ấn vào “Chọn vị trí mảnh” rồi kích chuột vào vị trí của bản đồ cần tạo
ra từ bản đồ nền
Lúc này xuất hiện cửa sổ giao diện:
Ta ấn “OK” khi đó ta được một mảnh bản đồ địa chính theo đúng tỷ lệ đã
chọn. Chức năng sẽ tự xác định được tọa độ khung dựa vào nguyên tắc chia mảnh
theo quy định trong quy phạm. Lúc này bản đồ được tạo sẽ ghi vào File có tên là
DC42.dgn.
Tạo Topology
Tạo Topology cho bản đồ địa chính là thực hiện lại các bước như đã thực hiện
với bản đồ nền (tiến hành sửa lỗi sau khi hết lỗi tạo vùng).Khi tạo Topology xong - 41
thì diện tíchthửa cũng tự động được tính.
– Sửa lỗi:
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tự động tìm, sửa lỗi”
Xuất hiện cửa sổ giao diện:
Từ hộp thoại ta ấn “Parameters” xuất hiện cửa sổ giao diện
Ta ấn “Tolerances” sẽ xuất hiện cửa sổ giao diện
Đặt các thông số cần thiết: mỗi một Level có thể có một giá trị khác nhau. Giá
trị mặc định cho trường này là -0.01 tức là không xử lý. Ở đây ta sửa lỗi cho Level - 42
nào đó tachỉ cần kích chuột vào level đó rồi xóa dấu (-) đằng trước hệ số và ấn
“Set”. Làm lần lượt đối với Level 10, 14, 23 và 32 rồi quay lại cửa sổ MRF Clean
rồi ấn “Clean” để tìm sửa lỗi.
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Sửa lỗi”
Xuất hiện giao diện:
Ta thấy ở ở dòng “Edit Status” hiện “No flags!!!” mà chức năng MRF Flag
báo có nghĩa là không có lỗi.
– Tạo vùng
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Tạo Topology Tạo vùng”
Trên màn hình xuất hiện cửa sổ giao diện:
Chọn các Level chứa các đối tượng bản đồ tham gia vào tạo vùng:
– Level tạo: 10,23,32
– Loại đất: 60 - 43
– MDSD2003: BCS
Tađánh dấu vào ô tạo Topology mới
Kích chuột vào ô “Tạo vùng” để bắt đầu quá trình tạo vùng.
Kích chuột vào ô “Ra khỏi” để kết thúc chức năng.
Lúc này các thửa đất trên màn hình sẽ hiện ra tâm thửa:
Sau khi đã tạo vùng xong ta vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Quản lý bản đồ
Kết nối với cơ sở dữ liệu” để lấy thông tin mới.
Đánh số thửa
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính Đánh số thửa tự động”.
Xuất hiện cửa sổ giao diện:
Bắt đầu đánh số từ: 1
– Kiểu đánh: Tất cả - 44
– Đánh zíchzắc
Sau khi chọn xong các thống số ta ấn vào “Đánh số thửa”.Sau khi đánh
số thửa xong ta có được số thửa cuối cùng bằng tổng số thửa có trong khu đo vẽ.
Gán dữ liệu
Mỗi thửa đất gồm các dữ liệu: loại đất, tên chủ sử dụng đất, địa chỉ, diện
tích… Ta phải ghi đầy đủ dữ liệu rồi gán cho từng thửa.
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Gán thông tin đại chính ban đầu Gán
dữ liệu từ nhãn”.
Xuất hiện cửa sổ giao diện:
Ta chọn các thông số cần gán trong trường dữ liệu rồi nhấn “Gán”.
Vẽ nhãn thửa
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Xử lý bản đồ Vẽ nhãn thửa”. Xuất hiện
cửa sổ giao diện - 45
– Trường: Sốthửa
– Loại nhãn: Nhãn thửa
– Kích thước chữ: 2
– Tỷ lệ bản đồ: 1/1000
– Đánh dấu vào ô Mdsd2003
– Giới hạn diện tích thửa nhỏ: 100.0
Chọn các thông số xong ấn “Vẽ nhãn” sau đó ấn vào “Ra khỏi” để kết thúc
chức năng. Sau đó ta được:
Hoàn thiện bản đồ địa chính
Sau khi đã gán nhãn thửa ta tiến hành biên tập:
– Nhãn thửa theo Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:5000
ban hành theo quyết định số: 719/1999/QĐ-DDC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.
– Chú thích đường, mương, rãnh có trên bản đồ.
Tạo khung bản đồ địa chính
Cần tạo khung bản đồ địa chính với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định
trong quy phạm.
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính Tạo khung bản đồ địa chính” - 46
Xuất hiện cửasổ giao diện và ta điền các thông tin:
– Khung: Bản đồ địa chính
– Tỷ lệ: 1/1000
– Level: 63
– Tên xã: Cát Thành
– Tên huyện: Phù Cát
– Tên tỉnh: Bình Định
– Phá khung: 100
Sau đó nhấn “ chọn bản đồ”
Phá khung: Việc phá khung để đảm bảo bao trọn thửa nếu phần diện tích của
thửa nằm trong tờ bản đồ biên tập lớn hơn phần diện tích nằm trong tờ bản đồ kề
cạnh nhau. Đối với bản đồ này em chọn khoảng phá khung là 100.
Tiếp đó ta ấn vào “Vẽ khung” ta sẽ có số hiệu bản đồ và tọa độ 4 góc khung
Hình 2.3 Mảnh bản đồ địa chính sau khi đã tạo được khung bản đồ - 47
Tạo hồ sơkỹ thuật thửa đất.
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là thành phần quan trọng trợ giúp công tác quản lý
Nhà nước về đất đai. Famis cho phép tạo ra các loại hồ sơ kỹ thuật thửa đất theo
mẫu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
Vào “Cơ sở dữ liệu bản đồ Bản đồ địa chính Tạo hồ sơ kỹ thuật”
Trên màn hình xuất hiện hộp thoại:
– Chọn loại: Kết quả đo đạc DC
– Tỷ lệ hiện trạng vị trí: 1/1000
– Kích chuột vào vẽ chiều dài cạnh,vẽ tứ cận, vẽ đỉnh thửa…như trên ảnh.
Chọn các mục cần thiết cho hồ sơ cần in ra
Sau khi chọn xong ta kích chuột vào “Chọn thửa”, sau đó ta ấn đúp chuột trái
vào tâm thửa cần tạo hồ sơ.Trên màn hình xuất hiện hồ sơ thửa đất. - 48
Hình 2.4 Hồsơ kỹ thuật thửa đất
- 49
KẾT LUẬN VÀKIẾN NGHỊ
Kết luận
Đồ án tốt nghiệp là kết quả của không chỉ quá trình thực tập tốt nghiệp mà còn
là kết quả của thời gian học tập lâu dài. Thời gian thực tập và viết đồ án vừa qua đã
giúp em ôn lại và bổ sung nhiều kiến thức đã học, đồng thời là cơ hội để tìm hiểu
nghiên cứu những kĩ thuật, công nghệ và quy trình sản xuất rất mới và thực tế. Qua
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về lý thuyết và tiến hành công tác biên tập bản đồ địa
chính bằng phần mềm Microstation và Famis, em đã đạt được những thành quả sau:
– Em đã biết và sử dụng được phần mềm Microstation và Famis trong biên tập
và thành lập bản đồ địa chính. Đã biết quy trình để biên tập và thành lập bản đồ.
– Đã hoàn thành được một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và các loại hồ
sơ kỹ thuật khu vực xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Trong thời gian thực tập và làm đồ án em có một số nhận xét sau:
– Phần mềm Microstation và Famis sử dụng Tiếng Việt rất thuận tiện cho
người sử dụng. Famis cho phép lưu trữ, trao đổi, truy cập thông tin rất nhanh chóng,
chính xác, thuận tiện giữa cơ sở dữ liệu không gian đáp ứng được các yêu cầu của
công tác quản lý đất đai hiện đại.
– Đi sâu vào tìm hiểu công tác thành lập bản đồ địa chính qua đó cho thấy:
việc ứng dụng phần mềm Famis thành lập bản đồ địa chính là hướng đi đúng đắn
cho công nghệ thành lập bản đồ số có chất lượng cao.
Kiến nghị
Kiến nghị đơn vị thi công thực hiện đo vẽ cử những cán bộ đo vẽ có trình độ
chuyên môn cao có kinh nghiệm trong công việc và cung cấp thiết bị đo vẽ cũng như
các phần mềm đo vẽ thành lập bản đồ địa chính hiện đại đạt tiêu chuẩn kĩ thuật để
đảm bảo mức độ chính xác cao của mỗi sản phẩm đo vẽ bản đồ địa chính.
Cần có những biện pháp duy trì và bảo vệ tốt các mốc trắc địa đã chôn ngoài
thực địa, tránh để mất mát hay bị vỡ các điểm mốc, cần phải tuyên truyền rộng khắp
trong nhân dân, để hiểu được vai trò và tầm quan trọng của nó, vì chúng được sử
dụng vào mục đích như: Giải quyết tranh chấp về đất đai, đo đạc thành lập bản đồ - 50
địa chính; phụcvụ cho thiết kế xây dựng đô thị, đường giao thông và hệ thống thủy
lợi trên địa bàn xã sau này.
Ngoài ra cần thường xuyên chỉnh lý biến động trên cả bản đồ giấy và bản đồ số,
khi các thửa đất trên địa bàn xã có biến động để việc quản lý đạt hiệu quả cao.
Quá trình sử dụng phần mềm MICROSTATION và FAMIS thành lập bản đồ địa
chính xã Cát Thành là rất phù hợp với sự phát triển của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
và cả nước. - 51
TÀI LIỆU THAMKHẢO
[1]. Bản đồ địa giới hành chính: hồ sơ địa giới hành chính (thực hiện theo
Chỉ thị 364/HĐBT). Bản đồ này hiện được lưu ở cả ba cấp chính quyền (xã, huyện
và tỉnh). Được sử dụng để xác định địa giới hành chính cấp xã khi đo đạc lập bản đồ
địa chính.
[2]. Bản đồ địa chính: sử dụng bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo vẽ đất ở và
đất nông nghiệp được đo vẽ từ nhiều năm trước đây (bản đồ 299). tuy nhiên qua
thời gian quản lý và sử dụng lại không được chỉnh lý biến động kịp thời nên bản đồ
này đã biến động, sai lệch nhiều so với thực tế quản lý.
[3]. Bản đồ địa giới hành chính: hồ sơ địa giới hành chính (thực hiện theo Chỉ
thị 364/HĐBT). Bản đồ này hiện được lưu ở cả ba cấp chính quyền (xã, huyện và
tỉnh). Được sử dụng để xác định địa giới hành chính cấp xã khi đo đạc lập bản đồ
địa chính.
[4]. Bản đồ địa chính: sử dụng bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo vẽ đất ở và
đất nông nghiệp được đo vẽ từ nhiều năm trước đây (bản đồ 299), tuy nhiên qua
thời gian quản lý và sử dụng lại không được chỉnh lý biến động kịp thời nên bản đồ
này đã biến động, sai lệch nhiều so với thực tế quản lý.
[5]. Giáo trình đo đạc địa chính của PGS – TS Nguyễn Trọng San, Hà Nội –
2011
[6]. Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation – Viện Ngiên cứu Địa chính –
Hà Nội [7]. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis – Viện Ngiên cứu Địa chính – Hà
Nội.
[8]. Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 –
Tổng cục Địa chính – 2004.
[9]. Thông tư “ Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và tọa độ quốc gia VN –
2000”
[10]. Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT: thông tư hướng dẫn thực hiện thống
kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai.
[11]. Thông tư số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ - 52
trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường về Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ
1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000.
[12]. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ :1:200; 1:500, 1:1000, 1:2000,
1:5000, 1:10000, 1: 25000 – Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường số 08/ 2008/QĐ-
BTNMT.