Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Tiêu chuẩn ra sao?

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Tiêu chuẩn ra sao?

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Tiêu chuẩn ra sao?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non là gì?  Xếp hạng chức danh nghề nghiệp mầm non gồm những loại nào? Tất cả thắc mắc về chức danh nghề nghiệp mầm non sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non là chứng chỉ được cấp cho các học viên tham gia đầy đủ khóa học CDNN và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của BGD&ĐT. Đây là chứng chỉ bắt buộc dành cho các giáo viên mầm non muốn giữ hạng hoặc thăng hạng theo quy định pháp luật. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non thường quyết định tới hệ số lương, bảng lương của giáo viên.

Đối tượng bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm:

  • Các cán bộ, giáo viên mầm non muốn thi nâng ngạch, nâng hệ số lương trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. 

  • Những người mong muốn giữ hạng giáo viên theo quy định của Bộ.

  • Các cá nhân mong muốn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình để chuyển ngạch.

Mã số và hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Theo quy định mới nhất tại Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non như sau:

  • Giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26): Là hạng thấp nhất trong xếp hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Ở hạng này, giáo viên cần có bằng Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên và có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I

    II. Cách xếp lương được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0

    , hệ số lương từ

    2,10 – 4,89.

  • Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25): Là hạng được xét thăng hạng từ hạng III. Ở hạng này, giáo viên cần có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên và có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mầm non hạng II. Cách xếp lương được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, hệ số lương từ 2.34 – 4.98.

  • Giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24): Được xét thăng hạng từ hạng II, có xếp hạng cao nhất. Ngoài yêu cầu về bằng cử nhân như hạng II thì giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mầm non hạng I. Cách xếp lương được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.2, hệ số lương từ 4.0 – 6.36.

Có thể thấy, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non không còn hạng IV như Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cũ. Đồng nghĩa với việc tuyển dụng giáo viên mới từ ngày 20/3/2021 sẽ không xếp vào hạng IV. Với giáo viên mầm non hạng IV đang công tác, làm việc trước ngày TT01/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực sẽ được bổ nhiệm vào hạng III và hưởng hệ số lương của viên chức loại A0.

Điều kiện thăng hạng giáo viên mầm non gồm những gì?

Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy định tại Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT. Giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

  • Cơ sở giáo dục có nhu cầu, giáo viên do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý yêu cầu và cử đi dự thi/xét thăng hạng.

  • Giáo viên được đánh giá chất lượng theo mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, không trong thời gian thi hành kỷ luật, không trong thời gian chấp hành các quy định có liên quan về kỷ luật viên chức.

  • Giáo viên đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí công việc vào thời điểm hiện tại.

  • Đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ GD&ĐT ban hành. Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

  • Giáo viên dự bị Đại học muốn dự xét thăng hạng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ở hạng đăng ký dự xét theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị Đại học do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

    xếp hạng giáo viên mầm non

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được quy định bởi Thông tư 11/2021 có hiệu lực từ ngày 20/3/2021. Bao gồm tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn.

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc chỉ đạo mà những người làm nghề giáo viên phải tuân theo hoặc mong đợi được tuân theo. Những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giáo viên bao gồm:

  • Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.

  • Có tâm với nghề, yêu thương trẻ em; kiên nhẫn, có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt; có tinh thần trách nhiệm với công việc cao; có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

  • Thường xuyên trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ đồng nghiệp.

  • Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức giáo viên; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.

  • Luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo; là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được chia ra theo từng hạng giáo viên mầm non. Tùy theo hạng chức danh nghề nghiệp mà bạn cần thực hiện đúng những tiêu chuẩn sau:

Hạng giáo viên mầm non
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Giáo viên mầm non hạng III

Tốt nghiệp trình độ Cao đẳng trở lên chuyên ngành giáo dục mầm non.

Có chứng chỉ bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng 3 thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng)

Giáo viên mầm non hạng II

Tốt nghiệp bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên, hoặc bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.

Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2.

Giáo viên mầm non hạng I

Tốt nghiệp bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.

Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1.

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Mỗi hạng giáo viên mầm non sẽ có tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau. Chi tiết như sau:

Đối với giáo viên mầm non hạng 3

  • Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, các quy định của Sở, ngành và địa phương về giáo dục mầm non và thực hiện nhiệm vụ được giao.

  • Giảng dạy đúng theo các chương trình giáo dục mầm non.

  • Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và cộng đồng liên quan đến việc nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục trẻ.

  • Biết bảo quản, sử dụng có hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm, lớp, trường.

  • Có năng lực ứng dụng CNTT để thực hiện nhiệm vụ của giáo mầm non hạng III và sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể.

Đối với giáo viên mầm non hạng 2

  • Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định, yêu cầu của sở, ngành, địa phương về giáo dục mầm non, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ.

  • Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non; điều chỉnh chủ động, linh hoạt chương trình nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.

  • Chủ động tổ chức và phối hợp kịp thời với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

  • Có năng lực ứng dụng CNTT để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên mầm non, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số công việc cụ thể.

  • Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường.

  • Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng CDNN giáo viên mầm non hạng 2 (Mã số V.07.02.25) phải có thời hạn giữ CDNN giáo viên mầm non hạng 3 (Mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, xét thăng hạng.

Đối với giáo viên mầm non hạng 1

  • Chủ động thực hiện và công khai, vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, các quy định, yêu cầu của ngành giáo dục của sở và địa phương; thực hiện công tác giáo dục mầm non.

  • Thực hiện sáng tạo và linh hoạt; chia sẻ kinh nghiệm, kèm cặp và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các chương trình, chương trình giáo dục mầm non.

  • Chủ động chia sẻ kinh nghiệm, cố vấn và hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em và cộng đồng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em; có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên cốt cán.

  • Có năng lực ứng dụng CNTT để hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên mẫu giáo lớp 1, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số công việc cụ thể;

  • Được công nhận là chiến sĩ, giáo viên dạy giỏi trong các hội thi cấp cơ sở cấp huyện trở lên.

  • Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng CDNN giáo viên mầm non hạng 1 (Mã số V.07.02.24) phải có CDNN Giáo viên mầm non hạng 2 (Mã số V.07.02.25) hoặc tương đương đủ 06 năm trở lên, tính đến thời điểm nộp hồ sơ Đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

    hạng của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Học chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non ở đâu?

Hiện nay, trên cả nước có tất cả 49 trường đại học, cao đẳng được tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non như: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Học viện Quản lý giáo dục,…Các đơn vị này đều tuân thủ đúng chương trình đào tạo, quy chế tổ chức và điều kiện xét đạt chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT. 

Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Theo Quyết định số 2186 của Bộ giáo dục và Đào tạo, chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non có mục tiêu đào tạo chức danh nghề nghiệp như sau:

  • Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT. 

  • Có kỹ năng soạn thảo nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non. 

  • Tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. 

  • Làm ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học mầm non. Tham gia đoàn đánh giá thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp huyện trở lên. 

Chương trình bồi dưỡng CDNN giáo viên mầm non hạng 1, 2 3 được quy định tại Quyết định 2188/QĐ-BGDĐT,  Quyết định 2186/QĐ-BGDĐT gồm có tổng 240 tiết và 03 phần: 

Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề)

  • Quyết định hành chính nhà nước

  • Giáo dục mầm non trong xu thế đổi mới

  • Kỹ năng tạo động lực làm việc cho GVMN

  • Kỹ năng quản lý xung đột

Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 7 chuyên đề)

  • Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường

  • Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập

  • Kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá ngoài trường mầm non

  • Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong GDMN

  • Kỹ năng biên soạn tài liệu bồi dưỡng về GDMN

  • Tổ chức sinh hoạt chuyên môn phát triển năng lực nghề nghiệp dưới hình thức “nghiên cứu bài học”

  • Đạo đức của cán bộ quản lý trong giải quyết các vấn đề ở nhà trường mầm non và cộng đồng

Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch

  • Tìm hiểu thực tế

  • Hướng dẫn viết thu hoạch

  • Viết thu hoạch

    giáo viên mầm non hạng 4

Tuyển sinh lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Trung tâm chúng tôi là đơn vị liên kết với nhiều trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Với hình thức đào tạo linh hoạt, lịch học linh động phù hợp cho mọi đối tượng, đảm bảo thời gian đào tạo và nhận chứng chỉ trong thời gian ngắn nhất. Sau đây là thông tin tuyển sinh lớp học Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non của trung tâm:

1.Đối tượng

  • Những giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và dân lập.

  • Những người đã bổ nhiệm và giữ vị trí công tác phù hợp với nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2, 3.

  • Những người có nhu cầu học để nâng cao kỹ năng chuyên môn.

2.Thời gian học 

  • Học vào các buổi tối trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc ngày thứ 7, chủ nhật.

  • Khóa học kéo dài chỉ từ 2 – 3 tháng

  • Lịch khai giảng: Tùy thuộc vào lịch sắp xếp của nhà trường. 

3.Học phí 

Học phí theo quy định của nhà trường. Chỉ từ 2.5 triệu đồng/ người ( Bao gồm tài liệu ôn tập và lệ phí thi)

4.Hồ sơ đăng ký 

  • 01 mẫu đăng ký khóa học (theo mẫu của trường)

  • 01 Bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng bản sao có công chứng không quá 6 tháng. 

  • 01 bảng điểm photo có công chứng. 

  • 02 ảnh 3×4cm chụp mới nhất, ghi rõ thông tin mặt sau.

  • 01 bản Quyết định tuyển dụng/nâng ngạch.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên cho giáo viên mầm non là gì. Để được tư vấn lựa chọn khóa học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mầm non các bạn vui lòng liên hệ: 

Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt:

Địa chỉ:

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

  • Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM

Hotline: 0965 973 553

Website: www.lienviet.edu.vn