Chương trình đào tạo Ngành Du lịch (Khóa 2019 – 2023)
NGÀNH DU LỊCH (KHÓA 2019-2023):
1. Mục tiêu:
– Mục tiêu chung:
Đào tạo trình độ đại học ngành Du lịch, có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động:
+ Kiến thức tổng quát về kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế; trang bị những kiến thức chuyên sâu về quản lý du lịch, hoạch định chiến lược và thực hiện các dịch vụ du lịch.
+ Thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ứng xử và giải quyết tốt các vấn đề thuộc lĩnh vực du lịch; Có năng lực nghiên cứu khoa học du lịch để áp dụng vào thực tiễn; Có năng lực tư duy phản biện tốt và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả; đáp ứng yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế; có khả năng quản lý tại các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; tinh thần trách nhiệm cao, tuân thủ các quy định của pháp luật, hòa đồng với tập thể.
– Mục tiêu cụ thể:
+ Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, pháp luật và công nghệ thông tin làm cơ sở để học tập các học phần chuyên ngành du lịch; Kiến thức nền tảng về văn hóa, lịch sử Việt Nam, giáo dục khởi nghiệp, dịch vụ du lịch và phương pháp nghiên cứu trong du lịch.; Kiến thức thực tế vững chắc và kiến thức lý thuyết chuyên sâu về lĩnh vực du lịch để đáp ứng yêu cầu công việc và có khả năng học tập, nghiên cứu chuyên môn ở trình độ cao hơn.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành du lịch trong những bối cảnh khác nhau; Kỹ năng hoạch định, tổ chức, thực thi, kiểm tra, kiểm soát các vấn đề liên quan đến chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch, quản lý điểm đến du lịch; Phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể, đánh giá chất lượng công việc; phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế; khởi nghiệp; khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ để giải quyết các vấn đề về chuyên môn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch.
+ Có trách nhiệm trong công việc đảm nhận; tuân thủ các quy định của cơ quan, tổ chức; trung thực, tự tin, chuyên nghiệp; linh hoạt trong xử lý các tình huống; chăm chỉ, cầu tiến và yêu nghề du lịch; Quan hệ tốt với mọi người và có tinh thần phục vụ cộng đồng.
+ Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
Hướng dẫn viên du lịch.
Chuyên viên tư vấn về chiến lược kinh doanh, khai thác, xây dựng và cung cấp sản phẩm du lịch.
Nhân viên của các bộ phận kinh doanh, thiết kế và tổ chức tour, tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, trong các doanh nghiệp lữ hành.
Quản lý doanh nghiệp du lịch nhỏ.
Nhân viên kinh doanh và phát triển các dịch vụ du lịch tại các khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí, các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông về du lịch.
Giảng viên của cơ sở đào tạo về du lịch bậc Cao đẳng, Trung cấp
Chuyên viên trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch.
+ Trình độ Ngoại ngữ:
Năng lực Tiếng Anh trình độ 3/6 (theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT, ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
+ Trình độ Tin học:
Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, ngày 21/6/2016).
2. Chuẩn đầu ra:
2.1. Kiến thức:
a. Biết, hiểu và phân tích được những kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; chính sách pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất.
b. Phân tích và vận dụng được các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của ngành du lịch.
c. Phân tích và vận dụng được các kiến thức cơ bản về lĩnh vực du lịch, pháp luật du lịch, phương pháp nghiên cứu trong du lịch, lịch sử và văn hóa Việt Nam, văn hóa Đông Nam Á vào thực tiễn.
d. Vận dụng được các kiến thức về địa lí du lịch Việt Nam, kinh tế du lịch, văn hóa du lịch, tâm lý du khách và giao tiếp du lịch, marketing du lịch và tuyến điểm du lịch Việt Nam vào lĩnh vực du lịch.
e. Phân tích và tổng hợp được những kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động du lịch, gồm: hoạt náo trong du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ hành, tổ chức sự kiện trong du lịch, thiết kế và điều hành tour, lễ tân du lịch, nghiệp vụ xuất nhập cảnh và hàng không.
f. Nắm vững và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến công tác quản lý và nghiên cứu phát triển du lịch: quy hoạch du lịch, dịch vụ bổ sung trong du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, quản lý du lịch bền vững, quản lý điểm đến du lịch, quản lý nguồn nhân lực du lịch, quản lý chất lượng dịch vụ du lịch và thống kê du lịch.
g. Hiểu, phân tích, đánh giá được các vấn đề về xu hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái, vấn đề đạo đức trong kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
2.2. Kỹ năng:
h. Kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành du lịch; sử dụng được tiếng Anh và công nghệ thông tin cơ bản để hoàn thành tốt các công việc thuộc lĩnh vực du lịch; có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích các vấn đề thuộc lĩnh vực du lịch; có các kỹ năng cần thiết về tổ chức, điều hành, quản lý, xử lý tình huống trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch.
i. Kỹ năng phản biện, truyền đạt và đề xuất giải pháp khởi nghiệp trong du lịch; Kỹ năng thu thập, thống kê, xử lí các thông tin về lĩnh vực du lịch và kinh doanh du lịch; kỹ năng phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể, đánh giá chất lượng công việc, kỹ năng làm việc nhóm để giải quyết những vấn đề thực tế về du lịch và kinh doanh du lịch. Có khả năng nghiên cứu, tập huấn và đào tạo về lĩnh vực quản lý và điều hành các hoạt động du lịch.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
k. Có phương pháp làm việc và tư duy khoa học, biết cách giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nghề nghiệp; thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; tự học tập, cập nhật thông tin và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về văn hóa.
l. Xây dựng và quản lý kế hoạch phát triển cá nhân về nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và sự phát triển bền vững của du lịch; lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải tiến hiệu quả các hoạt động chuyên môn; biết tìm tòi, điều chỉnh, phát triển, sáng tạo các sản phẩm mới trong lữ hành, xây dựng ý tưởng và thiết kế sự kiện.
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa:
Tổng số 130 tín chỉ, không kể kiến thức Giáo dục quốc phòng – An ninh: 08 tín chỉ.
– Khối Kiến thức Giáo dục Đại cương 40 tín chỉ (Lý thuyết: 23 tín chỉ, Thực hành/thảo luận: 17 tín chỉ), trong đó:
+ Lý luận Chính trị: 10 tín chỉ;
+ Khoa học Xã hội và Nhân văn: 13 tín chỉ;
+ Tiếng Anh: 08 tín chỉ;
+ Công nghệ thông tin cơ bản: 04 tín chỉ;
+ Giáo dục thể chất: 05 tín chỉ;
– Khối Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp 90 tín chỉ, trong đó:
+ Kiến thức Cơ sở khối ngành: 20 tín chỉ (Lý thuyết: 12 tín chỉ, Thực hành/thảo luận: 8 tín chỉ);
+ Kiến thức Ngành: 70 tín chỉ (Lý thuyết: 31 tín chỉ, Thực hành/thảo luận: 31 tín chỉ, Thực tập: 08 tín chỉ);
4. Đối tượng tuyển sinh:
– Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
– Theo đề án tuyển sinh đại học hàng năm của Trường ĐH Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
– Sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành du lịch.
– Sinh viên tích lũy đủ 130 tín chỉ và hội đủ các điều kiện theo quy chế đào tạo hiện hành của Trường sẽ được công nhận tốt nghiệp.
6. Cách thức đánh giá:
Theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ (Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Quyết định số 518/QĐ-ĐHVHHCM, ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP. Hồ Chí Minh về Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Điểm học phần được quy định cụ thể như sau:
Loại
Thang điểm 10
Thang điểm chữ
Xếp loại
Loại đạt
8,5 -> 10,0
A
Giỏi
7,8 -> 8,4
B +
Khá
7,0 -> 7,7
B
6,0 -> 6,9
C +
Trung bình
5,0 -> 5,9
C
Loại không đạt
4,6 -> 4,9
D +
Trung bình yếu
4,0 -> 4,5
D
3,0 -> 3,9
F +
Kém
0,0 -> 2,9
F
STT/
Mã HP
Học phần
Tín chỉ
Điều kiện
tiên quyết
1. Kiến thức Giáo dục đại cương (40 TC)
1.1. Lý luận chính trị (10 TC)
ĐDC01
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin – Phần 1
2
ĐDC02
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin – Phần 2
3
Sau ĐDC01
ĐDC03
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
ĐDC04
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3
2 tiết tham quan tại địa chỉ đỏ
1.2. Khoa học Xã hội và Nhân văn (13 TC)
ĐDC05
Pháp luật Đại cương
2
ĐDC06
Cơ sở văn hóa Việt Nam
3
ĐDC07
Lịch sử văn minh thế giới
2
ĐDC08
Mỹ học Đại cương
2
ĐDC09
Tâm lý học Đại cương
2
ĐDC10
Xã hội học Đại cương
2
1.3. Ngoại ngữ (8 TC)
ĐDC13
Tiếng Anh – Phần 1
4
ĐDC14
Tiếng Anh – Phần 2
4
1.4. Tin học (4 tc)
ĐDC15
Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
4
1.5. Giáo dục thể chất (5 TC)
ĐDC16
Giáo dục thể chất – Phần 1
2
ĐDC17
Giáo dục thể chất – Phần 2
2
ĐDC18
Giáo dục thể chất – Phần 3
1
1.6. Giáo dục quốc phòng – An ninh
ĐDC19
Giáo dục quốc phòng – An ninh
8
2. Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp (90 TC)
2.1. Kiến thức cơ sở khối ngành (20 TC)
ĐCS01
Tổng quan du lịch
3
ĐCS02
Tổng quan dịch vụ lưu trú và ăn uống
3
Sau ĐCS01
ĐCS03
Pháp luật du lịch
2
Sau ĐĐC05, ĐCS01
ĐCS04
Lịch sử Việt Nam
3
ĐCS05
Thực tế nhập môn (3 ngày)
–
Không tích lũy
ĐCS06
Quản trị học
3
ĐCS07
Văn hóa các dân tộc Việt Nam (chọn ĐCS07 hoặc ĐCS08)
3
ĐCS08
Văn hóa Đông Nam Á
3
ĐCS09
Giáo dục khởi nghiệp
3
2.2. Kiến thức ngành (70 TC)
2.1.1. Bắt buộc (50 TC)
ĐDL01
Địa lý du lịch Việt Nam
3
Sau ĐCS01
ĐDL02
Kinh tế du lịch
3
Sau ĐCS01
ĐDL03
Văn hóa du lịch
2
Sau ĐCS01
ĐDL04
Marketing du lịch
3
Sau ĐCS01
ĐDL05
Tâm lý du khách và Giao tiếp du lịch
3
Sau ĐĐC09
ĐCS01
ĐDL06
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
3
Sau ĐDL01
ĐDL07
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 1
3
Sau ĐCS01
ĐDL08
Quản lý kinh doanh lữ hành
3
Sau ĐDL07
ĐDL09
Tổ chức sự kiện trong du lịch
2
ĐDL10
Du lịch sinh thái
2
Sau ĐCS01
ĐDL11
Nghiệp vụ lữ hành
3
Sau ĐCS01
ĐDL12
Tổ chức và điều hành tour
3
Sau ĐCS01
ĐDL13
Quản lý nguồn nhân lực trong du lịch
2
Sau ĐCS01
ĐDL14
Tổ chức quản lý đại lý du lịch
3
Sau ĐCS03
ĐDL15
Quản lý kinh doanh lưu trú và ăn uống
2
Sau ĐCS01
ĐDL16
Du lịch bền vững
2
Sau ĐCS01
ĐDL17
Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch
3
ĐDL18
Thực tế kiến thức ngành (Đồng bằng sông Cửu Long)
1
Sau ĐCS01, ĐDL01
ĐDL19
Thực tế chuyên ngành Du lịch 1 (Tây Nguyên)
2
Sau ĐDL08
ĐDL20
Thực tế chuyên ngành Du lịch 2 (Xuyên Việt)
2
Sau ĐDL08, ĐDL11, DDL12
2.2.2. Tự chọn (4 trong 8 TC)
ĐDL21
Đạo đức trong kinh doanh (chọn ĐDL21 hoặc ĐDL22)
2
Sau ĐCS01
ĐDL22
Quản lý khu vui chơi, giải trí
2
Sau ĐCS01
ĐDL23
Quy hoạch du lịch (chọn ĐDL23 hoặc ĐDL24)
2
Sau ĐCS01
ĐDL24
Thống kê du lịch
2
Sau ĐCS01
2.3.3. Thực tập và khóa luận (16 TC)
ĐDL25
Thực tập giữa khóa
2
ĐDL26
Thực tập tốt nghiệp
6
ĐDL27
Khóa luận tốt nghiệp
8
2.3.4. Thay thế khóa luận (8 TC)
ĐDL28
Quản lý nhà nước về du lịch
2
Sau ĐCS01
ĐDL29
Quản lý chất lượng dịch vụ du lịch
2
Sau ĐCS01
ĐDL30
Quản trị rủi ro trong kinh doanh du lịch
2
Sau ĐCS01
ĐDL31
Quản lý điểm đến du lịch
2
Sau ĐCS01