Chuyện ít biết về những ca khúc nghe là thấy hương vị Tết

“Ngày Tết quê em” – Nhạc sĩ Từ Huy

Dem nhac Tu Huy Hinh nhu la

Nhạc sĩ Từ Huy. Ảnh VTC News.

Ca khúc Ngày Tết quê em do cố nhạc sĩ Từ Huy sáng tác vào năm 1994 và Tam ca áo trắng là nhóm nhạc đầu tiên thể hiện. Ca khúc bắt nguồn từ một câu hỏi nhạc sỹ Từ Huy tự vấn mình: “Tại sao ta không viết một ca khúc nói thẳng vào cái ngày thiêng liêng nhất đó của dân tộc?”. Đó là một bài hát phản ánh ngợi ca không khí vui vẻ, phấn chấn trên khắp nẻo đường đất nước.

Cứ mỗi dịp Xuân về giai điệu quen thuộc của ca khúc Ngày Tết quê em lại vang lên như báo hiệu khoảnh khắc giao mùa. Bất kì ai khi nghe những tiết tấu dồn dập, vui tươi “Tết Tết Tết Tết đến rồi !…” đều cảm thấy bồi hồi và rạo rực như Tết đang đến rất gần.Nhạc sĩ Từ Huy. Ảnh VTC News.Ca khúc Ngày Tết quê em do cố nhạc sĩ Từ Huy sáng tác vào năm 1994 và Tam ca áo trắng là nhóm nhạc đầu tiên thể hiện. Ca khúc bắt nguồn từ một câu hỏi nhạc sỹ Từ Huy tự vấn mình: “Tại sao ta không viết một ca khúc nói thẳng vào cái ngày thiêng liêng nhất đó của dân tộc?”. Đó là một bài hát phản ánh ngợi ca không khí vui vẻ, phấn chấn trên khắp nẻo đường đất nước.

Ngoài Tam ca áo trắng ra sau này còn rất nhiều ca sĩ hát lại ca khúc này rất thành công như: Phi Nhung, Xuân Mai, nhóm Mây Trắng, Vy Oanh…


“Mùa Xuân ơi!” – Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện

Một sự liên quan thú vị giữa hai ca khúc Mùa xuân ơi và Ngày Têt quê em từng được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ trên báo Người lao động online. Theo đó, bài Mùa xuân ơi được ông sáng tác năm 1995.

Thật ra, trước đó, Nguyễn Ngọc Thiện viết 2 ca khúc Xuân khác, trong đó bài Mùa xuân lộc mới được viết theo văn phong và phong cách miền Trung rất thịnh hành và “nổi” vào khoảng năm 1994. Nhưng năm đó, khoảng tối 28 Tết, khi đang làm biên tập phim cho hãng Phương Nam phim, ông được người bạn thân là nhạc sĩ Từ Huy rủ đi dạo đường phố tìm mua quà tặng cho bạn gái.

“Bọn tôi đi dọc đường Lê Thánh Tôn, Lê Lợi … thấy các shop bán hàng đều phát bài hát của bạn tôi, đó là bài Ngày Tết quê em – “Tết Tết Tết Tết đến rồi…” do Tam ca Áo trắng hát. Tôi thấy rất bất ngờ và thú vị vì băng cassette đó chúng tôi vừa làm xong và phát hành 1 tháng sau Noel, 28 Tết đã nghe rồi. Tôi biết là băng bán được và bài hát của bạn tôi thành công” – nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nhớ lại.

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Khi đó, bỗng nhiên trong lòng ông nảy lên khát khao cũng phải viết được một bài hát thật thành công. Đến năm 1995, ông viết bài Mùa xuân ơi. Nếu nhạc sĩ Từ Huy viết “Tết Tết Tết…” thì ông viết “Xuân xuân xuân…”.

Sau đó bài hát cũng được Tam ca Áo trắng biểu diễn rất rất thành công. Những năm sau đó, người ta hát bài này rất nhiều, Tam ca Áo trắng được mời đi diễn ở đâu cũng hát bài đó.


“Điệp khúc mùa xuân” – Nhạc sĩ Quốc Dũng

Cuối năm 1975, nhạc sĩ Quốc Dũng đã viết ca khúc Điệp khúc mùa xuân mang hơi thở của cả một thế hệ trẻ đang hòa mình vào sự lớn mạnh của đất nước sau khi thống nhất. Tuy nhiên ca khúc không được phát hành năm đó.

“Tôi viết bài hát năm 1974. Lúc đó mùa Xuân tới, mùa Xuân thì phải thanh bình nhưng mùa Xuân của năm 1973-1974 thì vẫn còn chiến tranh nên tôi viết bài này trong tâm trạng buồn khi đang ở Sài Gòn. Sau ngày giải phóng 15 năm, bài hát như được “sống” lại vậy. Tôi cũng khá bất ngờ vì bài hát của tôi được mọi người hát rất nhiều. Nhiều ca sĩ từng hát bài này lắm và hầu như ai hát cũng hay cả”, nhạc sĩ Quốc Dũng kể.



Nhạc sĩ Quốc Dũng. Ảnh: NLĐO

Nhạc sĩ Quốc Dũng. Ảnh: NLĐO

Cho đến nay những giai điệu “Gió hắt hiu lung linh hoa vàng. Chở tia nắng về trong ánh mùa sang” vẫn được xem là một trong những ca từ lãng mạn nhất viết về mùa xuân. Ca khúc từng được cặp ca sĩ tuổi teen rất nổi thời đó là Diễm Quyên – Ngọc Linh thể hiện rất thành công vào những thập kỉ 90 của thế kỉ trước.

“Đoản ca xuân” – Nhạc sĩ Thanh Sơn

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn sinh năm 1940, tên thật Lê Văn Thiện (còn có bút danh khác là Sơn Thảo). Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình nói về tuổi học trò. Khoảng thời gian sau, ông nổi tiếng với các ca khúc về miền Tây Nam Bộ mang âm hưởng dân ca Nam bộ và với dòng nhạc bolero.

Đoản ca xuân được viết với tinh thần ca ngợi quê hương đất nước và mong chờ một cuộc sống mới hạnh phúc ấm no của dân tộc. Điều đặc biệt ở nhạc sĩ Thanh Sơn là các sáng tác của ông đa số đều ra đời vào… mùa xuân. Với ông, đây là mùa khiến cho ông có nhiều cảm xúc nhất để sáng tác nhạc.

“Tôi luôn mong muốn ngày Tết là ngày cả gia đình đoàn tụ, đó là những khoảng thời gian rất thiêng liêng, quý giá mà những thành viên trong gia đình nên dành trọn vẹn cho nhau”, Thanh Sơn chia sẻ với báo Công an Nhân dân.

thanh-son1-501520-1368114632_500x0.jpg

Nhạc sĩ Thanh Sơn. Ảnh Ngôi Sao.

Ngay từ những câu hát đầu tiên của ca khúc “Nghe xuân sang thấy trong lòng mình chứa chan. Tiếng pháo vui vang đó đây ôi rộn ràng…” đã khơi gợi những cảm xúc vui tươi khi Tết đến Xuân về. Đến nay Đoản ca xuân vẫn là một trong những ca khúc mang những ca từ vui nhất về mùa xuân.

Có rất nhiều ca sĩ đã thể hiện thành công khúc ca xuân rộn rã này như: Quang Linh, Quang Vinh, Đàm Vĩnh Hưng… song Như Quỳnh là một trong những ca sĩ đầu tiên để lại ấn tượng với Đoản ca xuân.