Cô Bơ Là Ai? Sự Tích & Văn Khấn Cô Bơ Chuẩn Nhất
Cô Bơ hay còn được người dân gọi với cái tên là Cô Bơ Thoải Phủ hay Cô Ba Thoải Phủ. Cô bơ là một trong những vị Thánh Cô có sự thông thái và anh linh thuộc hàng bậc nhất hệ thống Tứ Phủ Thánh cô hiện nay tại Việt Nam. Cô Bơ được nhân dân ta vô cùng kính trọng và tôn thờ. Hiện nay, cô Bơ được thờ cúng tại đền Ba Bông thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Mục lục bài viết
Sự tích về Cô Bơ
Có rất nhiều giai thoại được lưu truyền về việc xác định danh tính cô Bơ là ai. Theo truyền thuyết kể lại, cô Bơ chính là con gái Vua Thủy Tề, thuộc địa phận dưới Thủy Cung. Cũng có nhiều tài liệu lại ghi chép rằng, cô Bơ chính là con gái của vua Long Vương, vị thần luôn túc trực hầu cận cho Đức Vương Mẫu.
Cô Bơ giáng trần vào thời Lê Trung Hưng. Quá trình giáng thế của cô được lưu truyền như sau: Đức Thái Bà nằm mơ thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, thướt tha với phần xiêm y trắng muốt tới điện và dâng cho Đức Bà một viên ngọc quý.
Sau đó, thiếu nữ nói rằng mình là Thủy Cung Tiên Nữ, đã thực hiện nhiệm vụ giáng hạ đầu thai nhằm mục đích giúp vua cứu nước. Sau đêm đó, vào đúng ngày 8/2, Đức Thái Bà đã thụ thai và đêm đó sinh ra một người con gái nhan sắc tuyệt trần, mười phân vẹn mười như hình ảnh mà Đức Thái Bà đã chiêm bao.
Khi sinh ra cô, vạn vật mây trời bỗng uốn lượn không ngừng nghỉ, Thủy cung cũng bắt đầu vang lên tiếng nhã nhạc khiến cho Đức Thái Bà bắt đầu có niềm tin về lời báo mộng khi xưa. Bà chắc chắn rằng con gái mình chính là tiên nữ hạ phàm, người con gái này sau này sẽ có thể ra tay phụ giúp cho đời.
Quả thực đúng là như vậy, cô Bơ lớn lên xinh đẹp tuyệt trần, nhan sắc và kiến thức vẹn toàn, lại được Đức Thái Bà hết mực yêu thương bảo ban, chỉ dạy. Khi đất nước ta bị giặc Minh đô hộ, cô cùng thân mẫu mình đã tạm lánh vào vùng đất Hà Trung, thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, gần khu vực ngã Ba sông Thác Hàn. Theo những gì sử sách ghi lại, cô Bơ đã có công rất lớn trong việc giúp vua Lê Lợi chống quân Minh trong những ngày đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Về sau này, cô Bơ còn linh ứng để có thể giúp vua Lê trong hành trình Phù Lê dẹp Mạc.
Một điển tích khác đã thuật lại về Cô Bơ sau đây: Trong những ngày đầu tiên của cuộc kháng chiến, lực lượng quân dân ta vẫn còn cực kỳ manh mún, yếu kém và thường xuyên bị địch truy cùng đuổi tận. Trong một lần vua Lê bị địch đánh đuổi đến khu vực ngã ba sông Thác Bờ, vua Lê đã bắt gặp cô Bơ đang đứng tỉa ngô liền nhanh chóng xin cô giúp đỡ.
Cô Bơ lập tức đã cải trang vua Lê thành anh trai mình, sau đó đưa quần áo thường dân cho nhà vua mặc rồi tiến hành chôn hoàng bào bên sâu dưới ruộng ngô và tiếp tục giả vờ như mình đang tỉa ngô. Chính nhờ sự giúp đỡ này mà nhà vua đã thoát khỏi được sự truy đuổi của quân địch. Nhà vua vô cùng cảm kích tấm lòng nhân hậu cũng như dũng cảm của cô, đã hẹn rằng sau khi đất nước đại thắng khải hoàn, nhà vua sẽ rước cô về để phong công cho cô đồng thời sắc phong cô làm phi tử của mình.
Những ngày tháng sau đó, cô Bơ vẫn hết lòng giúp đỡ quân đội của nhà vua Lê bằng cách hỗ trợ khâu vận chuyển, chở quân sĩ cũng như lương thực phẩm qua sông một cách bí mật. Cho đến khi đại thắng khải hoàn, nhà vua đã nhớ đến cô gái năm xưa, người đã từng tận tâm giúp đỡ mình và đồng thời giữ lời hứa với cô. Nhà vua đã tiến hành sai quân đến đón cô về triều đình. Tuy nhiên, cô bơ đã đi tự bao giờ.
Có người thuật lại rằng, cô Bơ đến lúc về cõi vẫn một lòng chờ đợi nhà vua mà không nên vợ chồng với ai. Cũng có nhiều bô lão đã nói rằng, cô Bơ trở về Thủy Cung, cũng chính là cội nguồn của cô sau khi đã có công giúp nhà vua dẹp giặc. Sau này, cô Bơ vẫn thường xuyên hiển linh để giúp đỡ những người dân, cô phù hộ độ trì cho thuyền bè qua sông một cách thuận buồm xuôi gió. Nhân sinh bất kỳ ai gặp điều trắc trở, khó khăn đến van cửa tại đền Cô Bơ đều được Cô phù hộ cho vạn sự như ý. Cô Bơ từ đó đã được dân chúng phong danh hiệu là Cô Bơ Bông hoặc Cô Bơ Thác Hàn.
TÌm hiểu về căn Cô Bơ
Theo tâm linh truyền lại, mỗi khi chào đời, bất kỳ ai trong số chúng ta cũng đều có linh hồn nhập vào thể xác. Mỗi linh hồn sẽ mang trong mình những đặc điểm, tính cách cũng như có trong mình sứ mệnh và nhiệm vụ khác nhau. Người Việt chúng ta luôn luôn quan niệm một điều rằng thế gian vạ sự đều tuân theo số mệnh. Số mệnh sẽ dẫn đến những quy luật nhân quả xuất hiện.
Do đó, có những người mới sinh ra đã mang trong mình căn cô Bơ, họ đã được định sẵn là có số mệnh hầu thánh để bắt đầu vào con đường làm lính, làm đồng. Nhìn chung, những người có căn cô bơ sẽ mang trong mình tính cách giống cô Bơ, chẳng hạn như: Ngoại hình xinh đẹp, nhẹ nhàng thanh thoát của một thiếu nữ thướt tha. Phong thái nhẹ nhàng, nữ tính bất kể người đó là nam hay nữ.
Tâm tình sẽ cực kỳ giàu lòng trắc ẩn, tâm hồn chứa đựng nhiều cảm xúc, đôi khi hờn tủi bên trong nhưng bên ngoài lúc nào cũng vui tươi. Người này luôn vận trang phục màu trắng cực kỳ đẹp và thướt tha. Tình duyên của người này được đánh giá là khá lận đận và trắc trở. Mỗi khi họ đến dự lễ Thánh cô thì mắt bắt đầu rưng rưng, có khi khóc òa lên.
Lễ Cô Bơ Bông
Hằng năm, cứ vào ngày 12/6, đây chính là ngày được người dân tổ chức tiệc Tứ Phủ của cô Bơ Bông. Với danh tiếng anh linh vang vọng khắp bốn phương, rất nhiều du khách đã không quản đường xa mà hành hương tới đền Cô Bơ để có thể cùng nhau tham quan, cầu xin về nhân duyên. Thuyền bè bất kỳ chuyến nào qua lại trên sông đều phải đốt vàng mã và gọi tên của cô.
Sắm lễ cô Bơ Bông cần chuẩn bị gì?
Màu trắng chính là màu sắc đặc trưng gắn liền với giai thoại của cô Bơ. Chính vì vậy, người dân nếu muốn đến kêu cầu cô Bơ phù hộ cho mình thì đều nên dâng lên cô những mâm đồ lễ mang màu sắc trắng (màu sắc gắn liền với cô) để bày tỏ lòng thành kính của mình. Khi sắm lễ để trên đền Cô Bơ, bạn hoàn toàn có thể sắm những đồ cúng lễ chẳng hạn như như hoa quả, giấy tiền, trầu cau, xôi thịt, cánh sớ, thẻ hương.
Nếu muốn lễ cúng của mình được tốt hơn, bạn hoàn toàn có thể sắm thêm mã trắng, thuyền hoa để dâng lên cô Bơ hoặc bạn cũng cũng có thể sắm dâng cô một khoanh oản ngọc. Tương truyền ngày xưa, oản ngọc chính là món lễ vật mang ý nghĩa tâm linh, phù hợp xuất hiện trên các mâm lễ vật hiện nay.
Dâng lễ đền Thánh Cô cần chú ý những gì?
Riêng đối với thứ tự trình dâng lễ, trước khi bước chân vào đền, trước hết, bạn nên bái lạy tại ban thờ ở phía bên ngoài của đền. Việc bái lạy này như một lời xin phép các quan cai quản tại đền cho phép gia tiên được vào đền để thỉnh cô. Sau đó, bạn mới bắt đầu dâng lễ vật của mình tại một trong các cung điện trong đền và bắt đầu đọc văn khấn. Sau đó, bạn hãy ngồi chờ khoảng 1 tuần hương cháy hết thì bắt đầu hạ lễ.
Tại khu vực ở trước cổng đền cũng có bán sẵn các đồ lễ cũng như cung cấp cho người dân dịch vụ viết sớ. Bạn có thể dễ dàng sắm lễ ngay tại đền cô chẳng hạn như bạn chưa kịp chuẩn bị ở nhà. Bên cạnh đó, ban quản lý tại đền Cô Bơ cũng đã sắp xếp riêng cho bạn một khu vực chỉ để dùng sắp lễ ở sân đền. Bạn có thể thoải mái sử dụng các loại vật phẩm tại đây như mâm lễ để bày đồ dâng của mình.
Tuy nhiên, hãy nhớ trả lại đúng vị trí khi lễ xong bạn nhé. Sau khi lễ đã thực hiện xong, bạn tiến hành đi hóa sớ tại khu vực quy định hóa sơ riêng của đền. Khu vực hóa sớ được đặt ở vị trí ngay ở đằng sau phía bên phải của đền.
Kiến trúc độc đáo tại đền Cô Bơ Bông
Như các bạn đã biết, đền cô Ba Bông được đặt tại địa phận huyện Hà Trung thuộc tỉnh Thanh Hóa, nằm ngay cạnh ngã ba bến Đò Lèn. Trước kia, vào năm 1940, quân xâm lược Nhật đã tàn phá toàn bộ đền cô Bơ. Sau này, ngôi đền đã được người dân nơi đây tôn tạo lại và được Nhà nước ta cấp chứng nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Nơi đây, không chỉ là một ngôi đền mà còn được coi là cõi “trên bến dưới thuyền”. Ngay tại đền, tập trung đông đúc nhộn nhịp người dân cùng đến nơi đây để sinh sống cũng như tấp nập khách đến kêu cầu.
Ngay trước cổng đền cô Bơ Bông là một bến thuyền cực kỳ rộng rãi và sạch đẹp. Bến thuyền này đã được tôn tạo lại để phục vụ du khách đến chiêm bái cũng như để nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân nằm ở khu vực 2 bên bờ.
Về mặt kiến trúc xây dựng, đền thờ Cô Bông được xây dựng trên một vùng đất rộng lớn, hướng nhìn ra ngã ba và bắt đầu giao cắt giữa sông Mã và sông Lè. Người dân gọi là ngã Ba Bông. Mặc dù ngôi đền này trải qua vô số lần tôn tạo nhưng tất thảy những nét kiến trúc cổ kính xưa tại đền của Cô Bơ vẫn được người dân nơi đây lưu giữ lại. Mái đình cong cong kết hợp với những dạng ngói vảy cá rực hồng.
Hệ thống cột kèo ghi dấu những câu đối treo trong đền được những nhà điều khắc khắc họa tỉ mỉ, họa tiết long phụng độc đáo. Toàn bộ cột kèo đều được mạ ánh vàng kim, lấp lánh bắt sáng khiến cho không gian thờ Thánh Cô trở nên uy nghiêm và tráng lệ hơn.
Văn khấn Cô Bơ
Người dân đến đi lễ cô bơ cần phải biết văn khấn cô bơ như sau:
Bản 1:
“Nhang thơm một triện, trống điểm ba hồi
Đệ tử con, dâng bản văn mời
Dẫn sự tích thoải cung công chúa
Tiền duyên sinh ở: thượng giới tiên cung
Biến hóa lên về Động Đình trung
Thác sinh xuống, con vua thoải tộc
Điềm trời giáng phúc, thoang thoảng đưa hương
Mãn nguyệt liền, hoa nở phi phương
Da tựa tuyết ánh hường tươi tốt
Hoa cười ngọc thốt, nét ngọc đoan trang
Áo trắng hoa, chỉnh triện dung nhan
Tươi vẻ ngọc diện càng tươi sáng
Tóc mây hương thoảng, da trắng lạ lùng
Điểm yên chi, má đỏ hồng hồng
Đôi mắt phượng lóng la lóng lánh
Tai đeo vàng cánh chân dận hài hoa
Điệu lưng ong dáng ngọc thướt tha
Chuỗi tràng mạng kim sa đài các
Mỗi ngày một khác, vẻ đẹp quá ưa
Áo bạch bào phơn phớt hương đưa
Chiếc lồng cổ hây hây xạ nức
Động lòng quân tử trạnh dạ văn nhân
Nói về tài cô tài vẹn mười phân
Nói về sắc mười phần nhan sắc
Áo hoa quần trắng, tóc phượng lưng ong
Chỉnh chiện thay nhan sắc não nùng
Vịnh thơ phú ngân nga đàn hát
Phấn nhồi má hạc, sáp điểm mày ngài
Cô mặc áo màu phơn phớt lòng trai
Hài mỏ phượng khoan thai chân bước
Đàn cầm thánh thót dạo khúc năm cung
Văng vẳng nghe tiếng nhạc lạ lùng
Điểm đót nhẹ giục lòng quân tử
Ba ngàn tiên nữ trăm ả theo hầu
Người vui mừng sắm sửa trầu cau
Kẻ hầu hạ nâng khăn sửa túi
Éo le cô nhiều lỗi cách điệu trăm phần
Người thanh tân nết cũng thanh tân
Người lịch sự thêm càng lịch sự
Hằng Nga tiên tử cung quế Quảng Hàn
Vấn khăn chầu áo ngự điểm trang
Lược ngà chải, gương loan điểm đót
Khăn hồng chau chuốt chuỗi ngọc lưu ly
Vẻ thướt tha tính nết nhu mỳ
So mọi vẻ cầm kỳ thi họa
Truyền chim nhắn cá trăm sự đinh ninh
Gẩy đàn ca tang tính tang tình
Tiếng thánh thót giọng loan to nhỏ
Phỉ lòng trăng gió hội ngộ bạn tiên
Chốn Ba Bông cảnh sắc thiên nhiên
Non nọ nước ấy miền sơn thuỷ
Ấy mong tri kỷ gió lạnh sương rơi
Khen trăng già sao khéo trêu ngươi
Tiên thượng giới, bạn người hạ giới
Hoa đào còn đợi, sao thấy gió đông
Đợi rồi mong nào đã phỉ lòng
Riêng chỉ đẻ tấc lòng bối rối
Gió trăng đã trải quý tộc thiết tha
Bỗng hay đâu non nước la đà
Cánh chim nhạn cao xa bay bổng.”
Bản 2: Khấn thần phù chữa bệnh
“Thần phù chỉ núi núi tan
Chỉ sông sông cạn chỉ ngàn ngàn bay
Thần phù gọi gió thét mây
Ấn thiêng quyết lĩnh ra tay khảo trừ
Thần phù tay ấn có dư
Lĩnh của Phật tổ đem về giúp dân
Nước thời lấy ở Sông Ngân
Đem về mà uống sạch không thay là
Có tà cô trục tà ra
Một là khí huyết hai là tà tinh
Trừ yêu yêu hiện nguyên hình
Tàn nhang nước thải cứu sinh cho đồng
Cô thời hóa phép thần thông
Tiếp lộc cho đồng cứu trợ bệnh nhân
Chữ rằng thánh giáng lưu ân
Thánh cô lưu phúc thiên xuân thọ trường.”
Bản 3
“Hàn Sơn tụ khí chung linh
Có Cô Ba Thoải giáng sinh phù đời.
Hỡi ai đi ngược về xuôi,
Sông bao nhiêu nước ơn người bấy nhiêu.
Nhớ xưa tích cũ Lê triều,
Có cô Ba Thoải mĩ miều thanh xuân.
Khăng khăng lắm vững cơ trần,
Phò Lê diệt Mạc, bao lần xông pha
Ba Bông chốn ấy quê nhà
Vì đời vững lái vượt qua thác ghềnh.
Thuyền nan rẽ sóng xung xinh,
Đón người vì nước vì tình non sông.
Hàn Sơn, Phong Mục, Ba Bông,
Ấy nơi đón khách thoát dòng gian nguy
Qua cơn binh lửa bất kỳ,
Ngọc chìm đáy nưóc cô về thuỷ cung
Hoa đào còn đợi gió đông,
Xót người thục nữ, khăn hồng chưa trao.
Vẻ thanh giá ngọc càng cao,
Biết đâu quân tử mà trao duyên hài.
Nương dâu một phút biến giời
Bụi trần rũ sạch ra người cung tiên
Thuyền bè xuôi ngược các miền
Nhớ ơn công đức lập đền khói nhang
Lê triều sắc tặng ra ban
Anh hùng nghiêu nữ trung can muôn đời
Dẫu rằng nước chảy hoa trôi
Sông kia dù cạn ơn người còn ghi
Đêm thanh hiện giữa Thác Hàn
Tay tiên cô gảy cung đàn nam thương
Độ người cách trở viễn phương
Bắc cầu Chức Nữ, Ngưu lang đợi chờ
Thuận dòng lá thắm đề thơ
Kẻ mong trực tiếp người chờ có khi
Ba Bông biến hiện đi về
Trăng thanh gió mát canh khuya bán hàng
Nào là kẻ Bắc người Nam
Cầu sao được vậy về đền Ba Bông
Hài cườm nón trắng tiến dâng
Tôn nhang phụng sự dốc lòng không sai
Biết ra ban lộc tiếp tài
Buôn may bán đắt gặp người gặp duyên
Ai mà bất chứng đảo điên
Nắm bạc nhiều tiền cũng đổ ra sông
Thương ai chấm lính nhận đồng
Hiếu trung trọn vẹn tam tòng đảm đang
Thưong ai núi ngọc non vàng.
Giận ai cô để nhỡ nhàng bể khơi
Giận thời uống nước cầm hơi
Khi mê khi tỉnh khi chơi khi cười
Bệnh làm tựa thể giếng khơi
Mênh mông lai láng biết trời phưong nao
Dò sông sông chẳng đủ sào
Dò bể bể rộng trời cao mấy tầng
Xem ra mới biết Sự lòng
Tìm về Thoải phủ Ba Bông, Thác Hàn
Kim ngân, sớ điệp lập đàn
Dâng văn kiều thỉnh Thác Hàn Ba Bông
Thuyền rồng nón trắng tiến dâng
Khăn điều áo thắm tiền trăm, trầu trình
Hình nhân lốt trắng xinh xinh
Cứu cho lại được yên lành như chơi
Canh ba biến hiện ra người
Chiếc thoi bán nguyệt chèo chơi giữa dòng
Thác hàn tới ngã Ba Bông
Thuận buồm xuôi gió thong dong đi về
Bầu trăng túi gió đè huề
Khi chơi Phố Cát lúc về Đền Dâu
Dù ai buôn bán đâu đâu
Mười hai tháng sáu rủ nhau mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười hai tháng sáu thì về Ba Bông
hài cườm nón trắng tiến dâng
Lâm râm khấn nguyện chứng tâm lòng thành
Cô bơ công chúa hách danh
Mười hai cửa bể quyền hành trong tay
Thủy Cung hội yến đêm ngày
Có lệnh mẫu gọi cô về ngay Thác Hàn.”
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về cô bơ bông là ai cũng như sự tích của cô. Hy vọng nhữn chia sẻ bổ ích này sẽ giúp bạn đọc hiểu được tổng quan nhất về cô bơ bông và dự lễ cô bơ bông với lòng thành kính nhất.