Cổ Hán Văn
?
?
Nhân bất tranh, nhất thân khinh tùng;
Tâ
…
m bất cầu, nhất sinh bình tĩnh.
Sự bất tỷ, nhất lộ sướng thông;
人不爭,一身輕鬆;
心不求,一生平靜;
事不比,一路暢通。
Nghĩa:
Người không tranh giành thì bản thân thông thả, không bị gò bó;
Lòng không tham cầu thì một đời an bình, yên tĩnh;
Việc không so bì thì con đường tiến thân thư thái, rộng mở.
(Sưu tầm – chưa rõ nguồn gốc, có nơi ghi là Phật Thuyết)
**
Đọc ba câu trên ta thường liên tưởng tới câu Tri Túc Thường Lạc 知足常樂 (biết đủ luôn là hạnh phúc) như trong Phật Giáo hay Lão Giáo thường nói:
1
《佛遺教經》曰:
「知足之人,雖臥地上,尤為安樂。
不知足者,雖處天堂,亦不如意。」
知足是世俗心態的超越,是精神財富的積累,
是物質需求的滿足。生活中何以知足常樂?
知足者,與人無爭,心情舒暢,
行也安然,坐也安然,貧也安然,富也安然,
名也不貪,利也不貪,能忍自安,清淨無為。
“Phật di giáo kinh” viết:
Tri túc chi nhân, tuy ngoạ địa thượng, vưu vy an lạc.
Bất tri túc giả, tuy xứ thiên đường, diệc bất như ý.
Tri túc thị thế tục tâm thái đích siêu việt, thị tinh thần tài phú đích tích luỹ,
thị vật chất nhu cầu đích mãn túc. Sinh hoạt trung hà dĩ tri túc thường lạc?
Tri túc giả, dữ nhân vô tranh, tâm tình thư sướng,
hành dã an nhiên, toạ dã an nhiên, bần dã an nhiên, phú dã an nhiên,
danh dã bất tham, lợi dã bất tham, năng nhẫn tự an, thanh tịnh vô vy.
Nghĩa:
Sách “Phật di giáo kinh” viết:
“Người biết đủ, mặc dù nằm trên đất nhưng vẫn cảm được hạnh phúc khác thường. Người không biết đủ, dù họ ở trên thiên đàng cũng không thấy được như ý.”
Tri túc là sự siêu việt của tâm lý thế tục và tích lũy nên sự giàu tinh thần. Đó là sự hài lòng về nhu cầu vật chất. Tại sao chúng hạnh phúc trong cuộc sống khi Tri Túc?
Người biết Tri Tức, không tranh chấp với kẻ khác, trong lòng luôn thấy thoải mái; đi đứng nằm ngồi đều thấy an nhiên; nghèo hay giàu đều thấy an nhiên, danh và lợi đều không tham. Trong mọi hoàn cảnh họ đều có thể nhẫn để tự an bình, thanh tịnh (như theo thuyết vô vi của Lão Tử, cứ để thuận theo tự nhiên vậy.)
2
Đạo Đức kinh của Lão Tử nói về Tri Túc trong chương 46 như sau:
天下有道,卻走馬以糞;
天下無道,戎馬生於郊。
罪莫大於可欲,咎莫大於欲得。
禍莫大於不知足。
故知足之足,恆足矣。
Thiên hạ hữu đạo, khước tẩu mã dĩ phân;
Thiên hạ vô đạo, nhung mã sinh ư giao.
Tội mạc đại ư khả dục, cữu mạc đại ư dục đắc.
Hoạ mạc đại ư bất tri túc.
Cố tri túc chi túc, hằng túc hỹ.
Nghĩa:
Thiên hạ có Đạo, thì ngựa dùng vào việc ruộng nương (dân chúng sống trong an bình, ngựa chiến không có việc dùng, phải đem về quê làm việc đồng ruộng). Thiên hạ không Đạo, ngựa chiến sinh ngoài thành (ngựa chiến luôn ở trong tình trạng chiến tranh, cũng như chăn nuôi ngựa chiến tại chiến trường). Nói về lỗi lầm thì không có lỗi lầm nào lớn hơn muốn được (đắc dục). Nói về tai họa thì không có tai họa nào lớn bằng không biết đủ (bất tri túc). Cho nên, biết là có đủ, thời luôn luôn đủ vậy.
—–
Tìm hiểu tới đây thấy đủ nên … dừng
?
Tri Túc Thường Lạc 知足常樂Nhân bất tranh, nhất thân khinh tùng; Tâ