Có Người Yêu Rồi Có Nên Đi Chùa Hà? Kinh Nghiệm Cầu Duyên
Có người yêu rồi có nên đi chùa Hà là câu hỏi chúng tôi nhận được từ rất nhiều bạn trẻ. Vốn dĩ đây là một ngôi chùa cầu duyên rất linh thiêng. Ai đang “ế” mà đến đây xin duyên hầu như đều linh ứng cả. Nhưng nếu đã có người yêu rồi mà vẫn đi chùa Hà thì có dẫn đến kết cục chia tay như lời đồn không? Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Bí Quyết Làm Sao Để Có Người Yêu Hiệu Quả
Mục lục bài viết
Có Người Yêu Rồi Có Nên Đi Chùa Hà?
Một số ý kiến cho rằng có người yêu rồi không nên đi chùa Hà. Họ lý giải rằng đây là nơi cầu duyên mới. Như vậy sẽ khiến cặp đôi chia tay để kết nối với người khác. Tuy nhiên, quan điểm này chưa thực sự chính xác. Vì chùa Hà vốn linh thiêng, khi đến đây cầu khẩn bạn sẽ có được những mối duyên lành.
Còn sự thật việc đi chùa Hà về chia tay người yêu thì một số chuyên gia lý giải rằng là do trời đất, Thánh thần nhìn thấy đây không phải duyên tốt nên tác động để chia tay. Hoặc có thể vì một đôi ở bên nhau không thuận không hòa, không nhường nhịn, hy sinh vì nhau dẫn đến xích mích rồi chia tay. Cách giải thích đơn giản nhất là do đã hết duyên nên “đường ai nấy đi”. Vì vậy, bạn không nên đổ cho việc đi chùa mang lại kết cục xấu.
Tóm lại, khi đi lễ chùa Hà thì bạn cứ thành tâm cầu mong duyên an, duyên lành. Nếu cái tâm sáng thì chưa có người yêu sẽ được gặp nhân duyên tốt đẹp. Còn có người yêu rồi thì sẽ hạnh phúc bền lâu.
Kinh Nghiệm Cầu Duyên Chùa Hà
Để việc cầu duyên chùa Hà được linh nghiệm thì bạn phải sắm lễ chỉn chu, cầu khẩn thành tâm. Như vậy mới thể hiện được tấm lòng của mình và được trời đất chứng giám.
Bước 1: Chuẩn bị dâng sớ
Ngoài cổng chùa có nhiều ông cụ viết sớ. Bạn hãy nhờ cụ viết sớ cho mình. Thông thường sẽ có 3 tờ sớ đại diện cho 3 ban. Sau đó dâng đúng từng tờ lên ứng với vị trí các ban, tránh nhầm lẫn, phạm thượng (sớ xin duyên dâng lên ban thờ Mẫu).
Bước 2: Sắm lễ chùa Hà
Khi sắm lễ chùa Hà thì bạn cần chuẩn bị cả đồ chay và đồ mặn. Vì ngoài ban Tam Bảo ra thì tại ngôi chùa này còn thờ cả Đức Ông và thờ Mẫu. Nên chuẩn bị chu đáo mọi lễ vật từ trước, tránh sơ xuất thiếu hụt.
-
Mâm lễ ban Tam Bảo: Nến, nhang thơm, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo. Tuyệt đối không để đồ mặn, tiền vàng dâng lên. Có thể viết sớ riêng dành riêng dành cho ban Tam Bảo nhưng chỉ nên cầu chung cho bách gia trăm họ và tất cả chúng sinh được thái bình, yên ấm.
-
Mâm lễ ban Đức Ông: Rượu, trà, thuốc, tiền vàng, các món mặn và sớ riêng cho mâm lễ bàn Đức Ông.
-
Mâm lễ ban thờ Mẫu: 5 bông hồng đỏ, trầu cau, tiền vàng, tiền công đức, bánh kẹo và sớ xin duyên.
Bước 3: Sắp xếp mâm lễ
Lễ ban Tam Bảo phải được dâng lên trước tiên. Sau đó đến mâm cúng Đức Ông. Rồi mới sang Điện Mẫu dâng lễ thờ Mẫu xin duyên.
Bước 4: Thắp hương
Cần thắp 5 nén hương với từng nén ở mỗi ban, trước khi thắp vái 3 cái. Cụ thể nên thắp hương theo thứ tự sau:
-
1 nén ở lư hương
-
1 nén ở bàn thờ Tam Bảo
-
1 nén bàn thờ Đức Ông
-
1 nén ở Đức Thánh Hiền
-
1 nén ở Điện thờ Mẫu.
Bước 5: Khấn lễ
Trước tiên hãy khấn ở ban thờ chính: cầu an tại ban Tam Bảo, cầu tài lộc công danh ở ban thờ Đức Ông rồi đến khấn vái Đức Thánh Hiền. Bên trái có ban Đức Hộ Pháp cần vái 3 vái rồi đến hai vị Thập Nhị Diêm Vương hai bên.
Tiếp theo là thắp hương, đọc bài văn khấn cầu duyên ở Điện thờ Mẫu. Rồi vái 3 lạy ở các ban Ngũ Hổ, Quan Âm Dinh, ban Sử Tổ, Địa Tạng Vương Bồ Tát. Cuối cùng là vái 2 vị trông chùa ở ngoài cổng.
Bước 6: Lễ tạ
Đợi hết ít nhất ⅔ tuần hương thì bạn đi khấn vái lễ tạ các bạn, xin sớ và tiền vàng đem hóa rồi ra về. Nếu lời cầu khẩn linh thiêng thì nhớ quay lại chùa lễ tạ.
Văn Khấn Cầu Duyên Chùa Hà
Bạn hãy đọc bài văn khấn cầu duyên này tại trước thờ Mẫu:
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải
Con tên là:… Sinh ngày:… (Âm lịch) Trú tại:…
Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến Thánh Đức Tự thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ). Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho (sám hối). Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác (hứa).
Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí, tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng (hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn, vui trong cuộc sống này). Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Cẩn cáo! (vái 3 vái)”
Những người đã có kinh nghiệm cầu duyên chùa Hà còn chia sẻ rằng sau khi đi lễ ở đây xong thì về nhà bạn hãy tập niệm chú của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật:
“Nam mô bạc già phạt đế, bệ xái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hát đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.”
Lưu Ý Khi Đi Cầu Duyên Chùa Hà
Một số lưu ý dành cho các bạn đang có ý định đi cầu duyên tại chùa Hà là:
-
Nên đi chùa Hà cầu duyên một mình.
-
Khi chuẩn bị mâm lễ cúng không cần quá xa hoa, cầu kỳ mà phải thật thành tâm. Nên chuẩn bị trước lễ vật từ ở nhà.
-
Ăn mặc trang nghiêm, lịch sự, không mặc đồ ngắn khi đi chùa.
-
Đi nhẹ nói khẽ, không làm ồn ở chốn linh thiêng.
Kết Luận
Như vậy, chúng tôi vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Có người yêu rồi có nên đi chùa Hà?”. Chúc các bạn có được tình duyên đẹp, hạnh phúc bền lâu.
Xem thêm:
Làm Sao Để Có Người Yêu Mà Không Cần Tán?
———————————————————————————————–
Theo dõi các bài viết tiếp theo tại Webtretho.Com để được chia sẻ kiến thức hay và thú vị!