Cổ phiếu CEO của Tập đoàn C.E.O ra khỏi diện cảnh báo
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa có thông báo về việc đưa cổ phiếu CEO của Công ty cổ phần Tập đoàn CEO ra khỏi diện cảnh báo.
Cổ phiếu CEO của CTCP Tập đoàn C.E.O được đưa ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 8/4/2022 do không thuộc diện bị cảnh báo theo quy định.
Trước đó, HNX đưa cổ phiếu CEO vào diện cảnh báo là do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2020 trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của Công ty cồ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group) do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam ký báo cáo kiểm toán ngày 9/4/2021 là số âm, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định tại điểm 1.4 khoản 1 Điều 13 Quy chế niêm yết.
Năm 2021, CEO ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt ở mức 902 tỷ đồng và 82 tỷ đồng, hoàn thành 56% chỉ tiêu doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính năm 2021 của CEO âm 78,9 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh trong lĩnh vực cốt lõi của CEO vẫn khá yếu.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của CEO đạt 7.040,2 tỷ đồng tính tới 31/12/2021, giảm 5% so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền đạt 309,2 tỷ đồng, tăng 35,2%. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của CEO âm tới 155 tỷ đồng trong năm 2021 (trong khi năm 2020 dương 282 tỷ đồng) do sự gia tăng đột biến của của các khoản phải thu.
Để bù đắp dòng tiền, doanh nghiệp đã tăng cường vay nợ, hạn chế mua sắm tài sản và thu hồi khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Mục lục bài viết
Thua lỗ cả 3 quý dòng tiền kinh doanh CEO Group CEO âm 169 tỷ đồng
Luỹ kế 9 tháng CEO Group (CEO) lỗ sau thuế 224 tỷ đồng, tăng gấp đôi con số lỗ cùng kỳ năm ngoái trong khi mục tiêu kinh doanh năm nay là có lãi 80 tỷ đồng. Dòng tiền thuần trong kỳ của CEO cũng đang âm hơn 169 tỷ đồng.
Thời điểm cuối năm, dư nợ vay và nợ thuê tài chính của CEO ở mức 1.737,2 tỷ đồng tại 31/12/2021, chiếm 24,6% tổng nguồn vốn và gần 50% nợ phải trả. Trong đó, giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ở mức 831 tỷ đồng tính tới 31/12/2021, tăng 56% so với đầu năm. Ngược lại, vay và nợ thuê tài chính dài hạn ở mức 906 tỷ đồng, giảm 36%.
Trên thị trường, cổ phiếu CEO được xem là một “hiện tượng lạ” trong năm 2021 khi tăng “dựng đứng” dù kết quả kinh doanh không có nhiều ấn tượng.
Từ đầu tháng 11/2021, giá cổ phiếu CEO tăng gấp 8 lần từ mức giá hơn 12.000 đồng/cổ phiếu và đã chạm mốc 93.000 đồng/cổ phiếu trong ngày 07/01/2022.
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) thời điểm này đưa ra khuyến nghị bán đối với cổ phiếu CEO khi thị giá bị thổi phồng bởi dòng tiền đầu cơ và vượt xa mức định giá hợp lý (21,650 đồng/cp) trong kịch bản lạc quan của CTCK.
Với quỹ đất giá trị lên đến 962.1 ha chủ yếu tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng ở Phú Quốc (304 ha), Quảng Ninh (383 ha), Hà Nội (44 ha), trong dài hạn, SBS đánh giá CEO vẫn có tiềm năng tăng trưởng của mảng kinh doanh chuỗi bất động sản du lịch và resort hứa hẹn khi ngành du lịch – hàng không bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế vào năm 2022 tới đây.
Tuy sở hữu nhiều quỹ đất lớn nhưng các chuyên viên phân tích tại SBS nhận định khả năng triển khai dự án của CEO vẫn còn hạn chế do thiếu quy mô vốn đầu tư. Bên cạnh đó, việc làm ăn của ông lớn kinh doanh bất động sản tại Phú Quốc còn bị ghì chặt bởi đại dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua.
Thực tế, mức giá này không duy trì được lâu, cổ phiếu CEO lập tức giảm mạnh mất một nửa giá trị về vùng giá 45.000 đồng/cp vào đầu tháng 2 mới bắt đầu tăng trở lại. Hiện CEO giao dịch quanh mức 58.700 đồng/cổ phiếu vào cuối phiên 7/4.
CEO Group Kinh doanh bết bát liên tục bị thuế gọi tên thế chấp hàng loạt dự án cho ngân hàng
Ông Đoàn Văn Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O CEO Group mới đây vừa trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho em trai ruột là ông Đoàn Văn Minh Dù có sự thay đổi về lãnh đạo điều hành nhưng tình hình kinh doanh của CEO Group trong suốt thời gian qua vẫn không thoát khỏi cảnh bết bát
Trung Anh