Có thể bạn chưa biết: Đại học và trường đại học khác nhau!
Có thể thấy, về mặt ngôn ngữ thì “đại học” và “trường đại học” không có khác biệt. Tuy nhiên hiện nay, theo Luật Giáo dục đại học thì đại học và trường đại học là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
1. Đại học và trường đại học khác nhau như thế nào?
1. Đại học và trường đại học khác nhau như thế nào?
Tại Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 định nghĩa:
2. Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.
3. Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
Theo đó trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Còn đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực (trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành).
Đại học là một tổ chức giáo dục có các trường đại học thành viên. Còn trường đại học có thể là một cơ sở giảng dạy đại học độc lập hoặc là thành viên của một đại học vùng, chuyên cung cấp các chương trình đào tạo bậc đại học.
Điều này có nghĩa, đại học là cấp cao hơn, trong đại học sẽ bao hàm các trường đại học.
Thực tế, hiện nay Việt Nam có duy nhất đại học Bách Khoa là không lập các trường thành viên; 02 đại học Quốc gia là đại học Quốc gia Hà Nội và đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 03 đại học vùng là đại học Thái Nguyên, đại học Huế và đại học Đà Nẵng.
2. Đại học Bách khoa Hà Nội không lập các trường thành viên
Tại Quyết định 1512/QĐ-TTg ngày 02/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.
Theo nội dung quyết định, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đại học Bách khoa Hà Nội có mô hình tổ chức và quản trị tiên tiến, bộ máy tinh gọn, tăng tính chủ động, sáng tạo ở các đơn vị, thực hiện phân cấp tự chủ mạnh nhưng không phân lập, không xây dựng các trường đại học thành viên, thống nhất quan điểm “Một Bách khoa Hà Nội”.
Quan điểm này thể hiện sự thống nhất về mục tiêu phát triển, giá trị cốt lõi, chuẩn mực và chất lượng của toàn đại học.
Quan điểm này thể hiện sự thống nhất về mục tiêu phát triển, giá trị cốt lõi, chuẩn mực và chất lượng của toàn đại học.
Mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ của trường được áp dụng thống nhất với bộ chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của trường.
Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, phù hợp với chủ trương của Đảng, của Chính phủ và xu hướng phát triển của giáo dục đại học thế giới.
3. Các trường đại học trực thuộc đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 06 trường đại học thành viên và 04 Khoa trực thuộc, cụ thể như sau:
– Trường đại học công nghệ;
– Trường đại học khoa học tự nhiên;
– Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn;
– Trường đại học ngoại ngữ;
– Trường đại học giáo dục;
– Trường đại học kinh tế;
– Khoa y dược;
– Khoa quốc tế;
– Khoa quản trị và kinh doanh.
4. Các trường đại học trực thuộc đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 08 trường đại học thành viên là:
– Trường đại học bách khoa;
– Trường đại học khoa học tự nhiên;
– Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn;
– Trường đại học quốc tế;
– Trường đại học công nghệ thông tin;
– Trường đại học kinh tế – luật ;
– Viện môi trường – tài nguyên;
– Trường đại học An Giang.
5. Các trường đại học trực thuộc đại học Huế
Đại học Huế là đại học đa ngành lớn gồm 08 trường đại học thành viên, 02 khoa trực thuộc và 01 phân hiệu:
– Trường đại học sư phạm;
– Trường đại học khoa học;
– Trường đại học y dược;
– Trường đại học nông lâm;
– Trường đại học nghệ thuật;
– Trường đại học kinh tế;
– Trường đại học ngoại ngữ,
– Trường đại học luật;
– Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch;
– Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.
Ngoài ra còn có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học: Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học, Trung tâm Ươm tạo và chuyển giao công nghệ, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Học liệu, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm Đào tạo từ xa…
6. Các trường đại học trực thuộc đại học Đà Nẵng
Đến nay, đại học đà nẵng có 06 trường đại học, 01 phân hiệu và các khoa trực thuộc gồm:
– Trường đại học bách khoa;
– Trường đại học kinh tế;
– Trường đại học sư phạm;
– Trường đại học ngoại ngữ;
– Trường đại học sư phạm kỹ thuật;
– Trường đại học công nghệ thông tin Việt – Hàn;
– Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum;
– Khoa Y Dược;
– Viện nghiên cứu và đào tạo Việt Anh;
– Khoa công nghệ thông tin và truyền thông;
– Khoa giáo dục thể chất.
7. Các trường đại học trực thuộc đại học Thái Nguyên
Đại học Thái Nguyên có 08 trường đại học trực thuộc là:
– Trường đại học sư phạm;
– Trường đại học nông lâm;
– Trường đại học kỹ thuật công nghiệp;
– Trường đại học y – dược;
– Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh;
– Trường đại học khoa học;
– Trường đại học công nghệ và truyền thông;
– Trường đại học ngoại ngữ;
Ngoài ra còn có phân hiệu đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, khoa quốc tế và trường cao đẳng kinh tế – kỹ thuật.
Trên đây là giải thích về sự khác nhau giữa đại học và trường đại học. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.