Còi xe ô tô lúc kêu lúc không: nguyên nhân & cách sửa lỗi | BOMTECH

Thông qua tìm hiểu sự cố còi xe ô tô không kêu, chủ phương tiện sẽ thu được những kiến thức như chức năng, thành phần và nguyên lý làm việc của còi xe ô tô, biết cách tiến hành chẩn đoán và sửa chữa sự cố phát sinh.
còi xe ô tô lúc kêu lúc không

1. Hiện tượng còi xe ô tô không kêu là gì?

Khi chạy xe trên đường, nếu muốn xin đường hoặc gây sự chú ý thì lái xe sẽ ấn còi. Vì được sử dụng thường xuyên nên còi rất dễ bị hư hỏng. Sự cố điển hình là còi xe ô tô không kêu, hoặc lúc kêu lúc không. Đây là một trong những sự cố của hệ thống điện ô tô. Còi không làm việc sẽ ảnh hưởng đến an toàn khi chạy xe. Nguyên nhân có thể là do mạch điện bị trục trặc hoặc còi bị hư hỏng hoặc rơ-le bị cháy.

Bài viết này thông qua tìm hiểu sự cố còi xe ô tô không kêu, chủ phương tiện sẽ thu được những kiến thức như chức năng, thành phần và nguyên lý làm việc của còi xe ô tô, biết cách tiến hành chẩn đoán và sửa chữa sự cố phát sinh.

2. Hệ thống còi xe ô tô là gì? 

2.1. Chức năng của còi xe ô tô

Tác dụng, chức năng của còi xe ô tô là cảnh báo, nhắc nhở các phương tiện giao thông khác, đảm bảo an toàn khi chạy xe.

2.2. Cấu tạo còi xe ô tô

Còi xe gồm các thành phần chính như lõi thép, cuộn dây, màng rung, ốc vít điều chỉnh, màng cộng hưởng, tiếp điểm. Cấu tạo của còi xe ô tô được minh họa trong hình dưới đây.

Thành phần còi xe ô tôThành phần còi xe ô tô

2.3. Nguyên lý làm việc của còi xe ô tô

Nguyên lý làm việc của còi xe như sau: khi bấm nút còi, mạch điện sẽ thông mạch, dưới tác dụng của lực hút được tạo ra bởi cuộn dây, lõi sắt di chuyển, màng rung bị biến dạng, khiến cho tiếp điểm bị ngắt, mạch điện bị hở. Mạch hở khiến cho dòng điện qua cuộn dây bị ngắt, lực từ bị mất, màng đi lên tiếp điểm lại đóng.

Việc đóng và mở tiếp điểm (hay đóng và ngắt mạch điện) cứ tiếp tục cho đến khi người lái xe thôi bấm nút còi. Như vậy, khi ấn nút còi, màng rung sẽ rung động liên tục, đồng thời kết hợp với màng cộng hưởng, phát ra sóng âm có tần số nhất định.

Nguyên lý làm việc của còi xeNguyên lý làm việc của còi xe

3. Nguyên nhân còi xe ô tô lúc kêu lúc không?

Còi xe không kêu là một trong những sự cố thường gặp của hệ thống điện ô tô. Khi gặp sự cố này, trước tiên cần phải kiểm tra xem hệ thống nạp có bình thường hay không, sau đó tiến hành kiểm tra mạch điện còi xe.

Dựa trên sơ đồ mạch điện còi xe có thể thấy, nếu còi xe không kêu thì bất kỳ bộ phận nào trong mạch điện (chẳng hạn như cầu chì, rơ-le còi, nút bấm còi) bị hư hỏng đều khiến cho mạch điện còi xe bị hở mạch, làm cho còi không kêu.

Sơ đồ mạch điện còi xeSơ đồ mạch điện còi xe

Ngoài ra, nếu còi ở hai phía đều không kêu, nguyên nhân có thể do dây dẫn bị lỏng, hoặc còi hai phía đồng thời bị hư hỏng. Mặc dù, xác suất còi hai phía đều bị hư hại là rất thấp, nhưng cũng cần phải tính đến.

Tóm lại, nguyên nhân khiến cho còi xe không kêu chủ yếu gồm: sự cố nút bấm còi, cầu chì cháy, rơ-le còi bị cháy, cáp xoắn bị sự cố, dây dẫn bị sự cố, hoặc bản thân còi xe bị hư hỏng.

Dựa trên phần mô tả tình huống cụ thể, có thể loại trừ trường hợp ắc-quy bị sự cố. Nguyên nhân trực tiếp khiến còi hai bên đều không kêu có thể là do rơ-le bị sự cố, cũng có thể do công tắc và cầu chì bị sự cố, hoặc sự cố dây dẫn. Vì trường hợp cả hai còi đều bị hư hỏng cùng lúc rất ít xảy ra, nên tạm thời không xét đến trường hợp còi xe bị hư hỏng.

4. Sửa chữa sự cố còi xe không kêu

Bật đèn pha phía trước. Nếu đèn pha sáng bình thường, chứng tỏ hệ thống nạp làm việc bình thường. Ấn còi xe, thì còi 2 bên đều không kêu. Sau khi xác nhận sự cố, thì tiến hành kiểm tra mạch điện còi xe.

4.1. Kiểm tra và thay nút bấm còi

Tháo nắp đậy vô lăng ra khỏi vô lăng. Kiểm tra bằng mắt thường xem đĩa tiếp điện còi xe được lắp trên nắp đậy vô lăng có bị biến dạng hay han gỉ không. Nếu có, thì cần phải thay nắp đậy vô lăng mới.

Nút bấm còi xe ô tôNút bấm còi

4.1.1. Tháo nắp đậy vô lăng

– Điều khiển cho bánh xe phía trước thẳng.

– Dùng dụng cụ thích hợp để tháo dây cáp nối cực âm ắc-quy. Lưu ý: Sau khi tháo dây cáp ắc-quy, cần phải đợi ít nhất 90 giây, ngăn ngừa túi khí an toàn bung ra khi thao tác.

Tháo nắp đậy mặt trước vô lăng:

+ Tháo nắp đậy phía dưới vô lăng: Giữ phía dưới nắp đậy phía dưới bên trái, dùng tuốc nơ vít dẹt với đầu quấn băng dính để cậy phía trên của nắp đậy ra khỏi chốt bên trong, sau đó lấy nắp đậy ra.

+ Bằng cách tương tự tháo nắp đậy phía dưới bên phải vô lăng.

Nới lỏng đinh vít cố định nắp đậy mặt vô lăng:

+ Sử dụng đầu tuýp T30 Torx để nới lỏng 2 ốc vít TORX cố định nắp đậy mặt vô lăng (một bên trái vô lăng, một bên phải vô lăng). Nới lỏng cho đến khi rãnh khuyết ở thân ốc vít nằm ngang với mặt lỗ. Tháo nắp đậy mặt trước ra khỏi vô lăng, đồng thời dùng một tay để đỡ.

Nhổ các giắc nối ra khỏi nắp đậy:

+ Dùng tuốc nơ vít dẹt với đầu quấn băng dính, nới chốt khóa của đầu nối dây cáp túi khí an toàn, sau đó nhổ giắc cắm.

4.1.2. Lắp nắp đậy vô lăng

Lắp nắp đậy mặt trên vô lăng:

+ Một tay đỡ nắp đậy vô lăng: Cắm giắc nối của túi khí an toàn vào nắp đậy, đảm bảo giắc nối được khóa chắc chắn. Cắm giắc nối của còi vào nắp đậy, đảm bảo giắc nối được khóa chắc chắn.

+ Lắp nắp đậy vào vô lăng: Khẽ ấn nắp đậy, sử dụng đầu tuýp T30 Torx để nới xiết chặt đều 2 ốc vít TORX cố định nắp đậy mặt vô lăng (một bên trái vô lăng, một bên phải vô lăng).

Lắp nắp đậy phía dưới vô lăng:

+ Gióng thẳng vị trí của vấu hãm, để đẩy nắp đậy phía dưới bên trái vô lăng vào vị trí.

+ Gióng thẳng vị trí của vấu hãm, để đẩy nắp đậy phía dưới bên phải vô lăng vào vị trí.

Kiểm tra nắp đậy vô lăng và điểm trung tâm

+ Xoay khóa điện sang vị trí OFF. Nối dây cáp với cực âm ắc-quy. Bấm nút còi, kiểm tra xem còi đã kêu hay chưa.

+ Xoay cho 2 bánh trước thẳng, lúc đó vô lăng phải ở vị trí trung tâm.

4.2. Kiểm tra cầu chì

– Vào khoang lái, dùng tuốc nơ vít dẹt đầu quấn băng dính để cậy nắp hộp cầu chì.

– Tìm cầu chì còi xe trong hộp cầu chì, dùng nhíp để nhổ cầu chì này ra khỏi hộp. Lưu ý: xem mặt sau nắp hộp cầu chì để biết vị trí của cầu chì còi xe.

– Dùng mắt để kiểm tra xem cầu chì có bị cháy hay không.

– Nếu dùng mắt không thể biết được cầu chì có bị cháy hay không, thì có thể dùng đồng hồ đo điện để đo điện trở của cầu chì. Nếu giá trị điện trở bằng ∞, chứng tỏ cầu chì đã bị cháy, cần phải thay cầu chì mới.

4.3. Kiểm tra rơ-le còi

– Nhổ rơ-le còi ra khỏi hộp rơ-le trong khoang động cơ. Dựa trên bảng phía dưới để để đo điện trở giữa các chân của rơ-le.

Rơ le còi xeRơ le còi xe

– Nếu giá trị điện trở đo được không nằm trong khoảng giá trị cho phép, thì phải thay rơ-le mới.

Chân đoYêu cầuĐiện trở tiêu chuẩnC1 và A8Các chân A6 và A7 không nối với ắc-quy10kΩ hoặc lớn hơnC1 và A8Các chân A6 và A7 được nối với ắc-quyNhỏ hơn 1Ω

4.4. Kiểm tra cáp xoắn

– Tháo nắp đậy vô lăng.

Tháo vô lăng:

+ Giữ chặt vô lăng, dùng đầu tuýp 19mm cùng cần nối, cờ lê lực để tháo đai ốc cố định vô lăng vào trụ lái.

+ Đánh dấu vào vô lăng và trụ lái để sau này lắp lại vô lăng cho đúng.

+ Dùng vam SST chuyên dụng để tháo vô lăng.

Tháo cáp xoắn:

+ Tháo nắp đậy trụ lái: Dùng tay lay nắp đậy phía dưới sang trái và sang phải, để tháo nắp đậy phía dưới và phía trên trụ lái.

+ Nhổ giắc nối cáp xoắn: Dùng tuốc nơ vít dẹt để ấn chốt khóa trên giắc nối, sau đó lần lượt tháo 2 giắc nối ra khỏi trụ lái.

+ Tháo cáp xoắn ra khỏi trụ lái.

+ Lần lượt đẩy 3 chiếc lẫy để tách cáp xoắn ra khỏi trụ lái.

4.5. Kiểm tra cáp xoắn

– Kiểm tra bằng mắt thường xem cáp xoắn và giắc nối có bị gãy, vỡ, nứt hay không. Nếu có, cần phải thay cáp xoắn mới.

Kiểm tra điện trở giữa các chân của cáp xoắn: Dựa trên bảng số liệu phía dưới, tiến hành đo điện trở giữa các chân của cáp xoắn. Nếu giá trị điện trở đo được không nằm trong khoảng giá trị điện trở tiêu chuẩn thì cần phải thay cáp xoắn mới.

Sơ đồ các chân của cáp xoắnSơ đồ các chân của cáp xoắn

Lưu ý: Để tránh làm cho cáp xoắn bị hư hại, khi xoay cáp xoắn, không được xoay quá số vòng quy định.

Chân đoYêu cầuĐiện trở tiêu chuẩnY1-1 và E6-8 (HO)GiữaNhỏ hơn 1ΩXoay sang trái 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩXoay sang phải 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩY1-1 và E6-3 (CCS)GiữaNhỏ hơn 1ΩXoay sang trái 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩXoay sang phải 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩY1-2 và E6-4 (ECC)GiữaNhỏ hơn 1ΩXoay sang trái 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩXoay sang phải 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩY1-5 và E6-12 (IL+2)GiữaNhỏ hơn 1ΩXoay sang trái 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩXoay sang phải 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩY1-8 và E6-4 (EAU)GiữaNhỏ hơn 1ΩXoay sang trái 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩXoay sang phải 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩY1-9 và E6-5 (AU2)GiữaNhỏ hơn 1ΩXoay sang trái 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩXoay sang phải 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩY1-10 và E6-6 (AU1)GiữaNhỏ hơn 1ΩXoay sang trái 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩXoay sang phải 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩY3-1 và E7-2 (D-)GiữaNhỏ hơn 1ΩXoay sang trái 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩXoay sang phải 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩY3-2 và E7-1 (D+)GiữaNhỏ hơn 1ΩXoay sang trái 2,5 vòngNhỏ hơn 1ΩXoay sang phải 2,5 vòngNhỏ hơn 1Ω

4.6. Lắp đặt cáp xoắn

Lắp cáp xoắn:

+ Lắp cáp xoắn.

– Xoay thẳng bánh xe phía trước, đặt công tắc đèn tín hiệu xi nhan ở vị trí 0.

– Xác định vị trí lắp đặt của cáp xoắn. Lắp cáp xoắn, lần lượt ấn 3 chấu hãm, đảm bảo cáp xoắn được lắp đặt chắc chắn.

+ Cắm giắc nối: Lần lượt cắm 2 giắc nối của cáp xoắn, đảm bảo giắc nối được khóa chắc chắn.

+ Lắp nắp đậy trụ lái: Đưa nắp đậy phía trên và nắp đậy phía dưới trụ lái vào vị trí lắp đặt, sau đó lắp 2 nắp đậy này.

– Ấn cho các chấu hãm ăn khớp, để 2 nắp đậy khớp với nhau

Lắp vô lăng:

+ Điều chỉnh cáp xoắn đến vị trí thích hợp, gióng thẳng vị trí đánh dấu trên vô lăng và trục lái, sau đó đẩy vô lăng vào trục lái.

+ Vặn đai ốc cố định vô lăng.

+ Dùng đầu tuýp 19mm, cùng với tay nối và cờ-lê lực để xiết chặt đai ốc với mô-men lực là 50N.m.

– Lắp nắp đậy vô lăng.

– Khẽ lay dây dẫn, để kiểm tra xem dây dẫn có bị lỏng hoặc bị tuột hay không. Nếu có cần phải tiến hành nối lại hoặc thay dây dẫn mới. Nhổ giắc nối, kiểm tra xem đầu dây dẫn có bị han gỉ hoặc bị ăn mòn hay không. Nếu có, cần phải tiến hành thay dây dẫn mới. 

4.7. Kiểm tra và thay mới còi xe

Tháo tấm hướng gió ở trên két nước:

+ Tháo 6 khóa cài, sau đó tháo tấm hướng gió.

+ Tháo lưới bảo vệ két nước.

Tháo ba-đờ-sốc phía trước (còn gọi là cản trước):

+ Dán băng keo bảo vệ xung quanh ba-đờ-sốc.

+ Tháo 6 ốc vít, 2 bu lông và 3 khóa cài.

– Xả nước rửa đèn pha (nếu xe được trang bị hệ thống rửa đèn pha tự động).

– Nhổ ống mềm ra khỏi mô tơ và bơm của hệ thống rửa đèn pha tự động, sau đó tiến hành xả nước rửa đèn pha.

Tháo ba đờ sốc và xả nước rửa đèn phaTháo ba đờ sốc và xả nước rửa đèn pha

Tháo cụm còi âm trầm:

+ Nhổ giắc nối.

+ Kiểm tra cụm còi âm trầm

+ Tháo bu lông, sau đó tháo cụm còi âm trầm.

+ Nối còi âm trầm với ắc-quy. Nếu còi kêu, chứng tỏ còi vẫn làm việc bình thường.

+ Tương tự, tiến hành tháo và kiểm tra cụm còi âm cao.

Lắp đặt còi âm trầm và còi âm cao: Tiến hành các thao tác với trình tự ngược với trình tự tháo, để lắp còi âm trầm và còi âm cao.

Lắp đặt còi âm trầm và còi âm caoLắp đặt còi âm trầm và còi âm cao

5. Vệ sinh, thu dọn nơi làm việc

Sau khi sửa xong lỗi còi xe ô tô lúc kêu lúc không, dùng giẻ lau sạch sẽ dụng cụ, thiết bị đo, rồi sắp xếp trở lại hộp đồ nghề tương ứng. Sau đó, vệ sinh, quét dọn nơi làm việc.

Xổ số miền Bắc