Công nghệ 4.0 là gì và ứng dụng nó trong doanh nghiệp – Bravo
Giờ đây, chắc hẳn cụm từ “Công nghệ 4.0” đã không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp. Bởi đây là một trong những chủ đề đang được thảo luận nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn xung quanh khái niệm Công nghệ 4.0. Vậy công nghệ 4.0 là gì? Và ứng dụng nó trong mô hình doanh nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về nó.
1. Khái niệm công nghệ 4.0 là gì?
Công nghệ 4.0 hay còn được gọi là Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư được diễn ra tại các nước phát triển trên toàn thế giới. Đây là mốc đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các loại công nghệ mới, tập trung phát triển vào kết nối, tự động hóa, truy cập dữ liệu theo thời gian thực, hệ thống vật lý không gian mạng dựa trên các kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý, sinh học,…
Điểm nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính là nâng tầm công nghệ trong nhiều ngành nghề dịch vụ như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học, xe tự lái, công nghệ nano, robot, Internet vạn vật (IoT),… Trong đó phải kể đến các yếu tố công nghệ cốt lõi như Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT).
2. Đặc điểm nổi bật của công nghệ 4.0
Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và điều hành quản lý Diễn đàn Kinh tế Thế Giới cũng từng nhận định về đặc điểm nổi bật của công nghệ 4.0 theo một góc nhìn đơn giản như sau:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã sử dụng công nghệ thông tin và điện tử để tự động hóa sản xuất.
- Cuối cùng, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư là sự phát triển vượt bậc từ cuộc cách mạng lần thứ ba. Bởi nó được kết hợp tất cả các loại công nghệ cùng với nhau và dần dần xóa bỏ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Công nghệ 4.0 là điều kiện quan trọng giúp chế tạo ra các nhà máy thông minh, sự phát triển vượt bậc của internet. Từ đó tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý, cho phép con người có thể kết nối ở khắp mọi nơi thông qua mạng internet, qua thiết bị di động ở mọi lúc, mọi nơi.
Có thể nói, công nghệ 4.0 thúc đẩy việc chuyển đổi kỹ thuật số của hoạt động sản xuất thông qua việc tích hợp quy trình vào các hệ thống. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn là một bước ngoặt, một sự thay đổi lớn cho hoạt động sản xuất truyền thống hiện nay. Với ba xu hướng công nghệ sẽ được thúc đẩy chuyển đổi nhanh chóng đó chính là kết nối – thông minh – tự động hóa linh hoạt. Đây sẽ là sự thay đổi hàng loạt mạng lưới hệ thống sản xuất và quản trị.
3. Vai trò của công nghệ 4.0 đối với sự phát triển của nhân loại
Công nghệ 4.0 hay Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của toàn cầu hiện nay. Từ đó làm thay đổi bức tranh toàn cảnh của xã hội theo hướng phát triển tích cực. Trong đó, công nghệ 4.0 đóng góp một số vai trò về công nghệ thông tin như sau:
3.1. Kết nối internet và Big Data
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ 4.0, giờ đây con người có thể xử lý một khối lượng dữ liệu lớn và phức tạp của nguồn lưu trữ thông tin dữ liệu internet. Điều này mang lại một bước đột phá mới, khi mà trước đây các ứng dụng để xử lý dữ liệu truyền thống không thể xử lý được. Ngoài ra, Big Data còn giúp con người giải quyết nhiều vấn đề như tìm kiếm, giám sát dữ liệu, truy vấn, chia sẻ và đảm bảo tính riêng tư của dữ liệu.
3.2. Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo AI được cài đặt và sử dụng thông qua hệ thống Big Data rất lớn, nhằm lưu trữ khối lượng dữ liệu khổng lồ trong quá trình cập nhật dữ liệu từ con người. Cùng với đó, trí tuệ nhân tạo AI còn có các tính năng vượt trội như:
- Giúp con người dự báo các rủi ro, mối nguy hại tiềm ẩn như động đất, sóng thần,… hay các mối nguy hại trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Giảm thiểu sức lao động của con người.
- Giúp con người xóa bỏ mọi rào cản của ngôn ngữ, tạo cơ hội học tập và làm việc với các đối tác trên thế giới.
3.3. Phát triển công nghệ Robot
Công nghệ 4.0 đang giúp con người dần hoàn thiện các phát minh về Robot. Việc triển khai và phát triển công nghệ Robot sẽ giúp cho con người hạn chế được các công việc nặng nhọc và rủi ro. Đặc biệt, Robot sẽ được thay thế con người vào các công việc nguy hiểm trong môi trường độc hại. Từ đó, góp phần tạo nên xã hội siêu thông minh và tận dụng hết những thành quả tinh túy trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để giải quyết mọi vấn đề nhanh hơn.
3.4. Vạn vật kết nối (IoT)
Theo nghiên cứu, IoT được biết đến như một bức tranh thế giới, mỗi đồ vật hay con người đều có khả năng truyền tải và trao đổi dữ liệu thông qua mạng internet mà không phụ thuộc vào khả năng tương tác giữa người với người, hoặc giữa người với các thiết bị máy tính. Từ đó, IoT giúp con người có thể kết nối với vạn vật, với internet hay với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó. Điển hình nhất hiện nay là được ứng dụng IoT để thiết kế nhà thông minh, máy chăm sóc sức khỏe,…
>>> Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn phần mềm phần mềm quản trị doanh nghiệp.
3.5. Phát triển điện toán đám mây (Cloud)
Điện toán đám mây giúp con người có thể sử dụng các dịch vụ trên các nền tảng phát triển phần mềm, kết nối máy chủ, lưu trữ tài liệu và phần mềm qua internet. Từ đó, các Data mining sẽ cải biến dữ liệu thô thành cách nhìn sâu sắc để từ đó đưa ra hướng kinh doanh phù hợp và tốt nhất.
4. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quá trình quản lý và vận hành doanh nghiệp
Hiện nay, nhờ vào công nghệ 4.0 mà các mạng máy tính đã được kết nối thành chuỗi hệ sinh thái từ thu thập dữ liệu, quy trình sản xuất, quản lý, vận hành,… chúng được hoạt động liên tục và thống nhất. Góp phần giảm thiểu các trở ngại về mặt không gian và thời gian, cũng như tiết kiệm chi phí. Từ đó, tạo điều kiện cho việc quản lý và vận hành trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Có thể nói, nhờ vào các vai trò quan trọng của công nghệ 4.0 hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã giúp các doanh nghiệp phát triển và nâng cấp mô hình kinh doanh. Cụ thể, nhờ vào Big Data, trí tuệ nhân tạo AI, kết nối vạn vật IoT, điện toán đám mây,… từ đây các doanh nghiệp có thể tự định hình lại về quy mô sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng các công cụ, giải pháp của CNTT vào hoạt động SXKD, để từ đó hướng tới việc xây dựng công tác chuyển đổi số trong tương lai cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhờ vào những tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ còn góp phần thúc đẩy đến sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ như giải pháp ERP, phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm kế toán bán hàng, hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán tổng hợp,… với chất lượng ngày càng được nâng cao. Từ đó, tạo nên nhiều cơ hội thuận lợi cho việc tối ưu hiệu quả quản lý và vận hành doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý có thể điều hành doanh nghiệp một cách dễ dàng, bao quát và hiệu quả hơn.
Qua bài viết trên đây hy vọng bạn đọc đã phần nào hiểu rõ về khái niệm Công nghệ 4.0 là gì và cách ứng dụng nó trong mô hình doanh nghiệp. Để từ đó, đưa ra phương án áp dụng công nghệ 4.0 vào quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại với bạn.