Công tắc 2 chiều là gì? so sánh công tắc điện 2 chiều và 1 chiều

Công tắc 2 chiều là sản phẩm thiết bị điện được ứng dụng phổ biến trong các công trình hiện nay nhờ vào chức năng vượt trội và sự tiện lợi. Loại công tắc này khá thông dụng trong bất kì hệ thống điện nào, để giải thích thêm về khái niệm công tắc điện 2 chiều là gì? và hướng dẫn cách đấu nối và sử dụng quý khách có thêm tham khảo thêm thông tin qua bài viết dưới đây!

Công tắc 2 chiều là gì?

Công tắc 2 chiều hay còn được gọi là công tắc đảo chiều, công tắc điện 3 cực hay công tắc điện 2 tiếp điểm… là loại thiết bị điện hoạt động như 2 công tắc có thể điều khiển 1 bóng đèn ở 2 vị trí khác nhau. Sản phẩm này được ứng dụng có các khu vực như cầu thang bộ, phòng ngủ, các khu vực rộng như tòa nhà, văn phòng…

Đây là phát minh vĩ đại của Thomas Edison là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20.

Ví dụ: Bạn đang bật đèn ở dưới cầu thang tầng trệt thì khi đi lên trên cầu thang tầng 1 bạn vẫn có thể tắt bóng đèn đó một cách dễ dàng và tương tự ở chiều ngược lại. Điều này dễ hiểu hơn là bạn có thể kiểm soát bóng đèn đó ở 2 vị trí khác nhau.

So sánh công tắc điện 2 chiều và 1 chiều

Mỗi loại công tắc điện sẽ được ứng dụng tùy thuộc vào mục đích và khu vực sử dụng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa công tắc điện 2 chiều và 1 chiều:

Công tắc điện 2 chiềuCông tắc điện 1 chiềuGiá thành caoGiá thành thấpCó 3 tiếp điểm (cực)Có 2 tiếp điểm (cực)Điều khiển 1 thiết bị được ở 2 vị tríĐiều khiển 1 thiết bị được ở 1 vị tríKhông biết được trạng thái bật/tắt phụ thuộc vào công tắc chiều thứ 2Biết được trạng thái bật/tắtVật tư điện (đế âm, dây điện…) cho 2 vị trí công tắcVật tư điện (đế âm, dây điện…) cho 1 vị trí công tắcỨng dụng cho khu vực rộng như cầu thang, hành lang, tòa nhà…Dùng cho các khu vực nhỏ một không gian hoạt độngCấu tạo phức tạp hơn nhưng tiện lợiCấu tạo đơn giản, thông dụng

Hướng dẫn cách đấu nối công tắc điện đảo chiều

Để đi dây cho công tắc 2 chiều thì có rất nhiều cách nhưng điểm quan trọng là phải đảm bảo an toàn cho thiết bị cho người sử dụng và thiết bị là trên hết.

Dưới đây là 2 cách phổ biến nhất được nhiều người áp dụng:

>> Cách 1: Phương án này sẽ tốn nhiều dây dẫn điện và thời gian hơn nhưng lại an toàn. Thợ lắp đặt cũng có thể lựa chọn cách kết nối thiết bị điện với mạch điều khiển phụ và phụ tải của công tắc, sử dụng dây pha sẽ giúp tiết kiệm dây điện hơn.

>> Cách 2: Phương án thứ 2 sẽ tốn dây dẫn điện và thời gian lắp đặt hơn nhưng dễ xảy ra trường hợp ngắn mạch.

Phương pháp này hoạt động theo nguyên lý: nếu dòng điện xuất hiện sẽ có sự chênh lệch điện áp. Do đó khi 2 đầu của thiết bị là 2 dây pha hay 2 dây trung tính sẽ giúp giảm điện năng và độ bền của thiết bị điện nếu không có dòng điện chạy qua.

Lưu ý khi lắp đặt công tắc điện 2 chiều

Một số điểm cần chú ý trước khi chọn mua và lắp đặt công tắc đảo chiều:

  • Nên chọn mua loại công tắc chất lượng, có xuất xứ và thương hiệu rõ ràng.
  • Nên lắp đặt ở những không gian cần thiết để gia tăng sự tiện lợi.
  • Tìm hiểu cách đấu nối kỹ để đảm bảo an toàn khi lắp đặt.
  • Không lắp đặt công tắc ở những khu vực ẩm ước dễ gây giật điện, mất an toàn (nên chọn loại công tắc có mặt chống ẩm tiêu chuẩn IP55, IP66 cho những khu vực này)
  • Thường xuyên kiểm tra thiết bị để phát hiện sự cố kịp thời thay thế.

Hi vọng bài viết về công tắc 2 chiều sẽ mang lại cho bạn thêm thông tin hữu ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm và chọn mua loại phù hợp bạn có thể liên hệ qua hotline: 0909.80.08.59 để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập website: https://khothietbidien.vn/  xem thêm nhiều sản phẩm thiết bị điện cao cấp. Cảm ơn quý khách!

Xem thêm các bài viết liên quan: