Công tắc 3 cực là gì? Cách đấu công tắc 3 cực chính xác nhất

Công tắc điện 3 cực đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạch điện, có nhiệm vụ truyền dẫn dòng điện. Vì vậy, người dùng cần nắm rõ cách đấu công tắc 3 cực để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Thông qua bài viết hôm nay, cơ điện Trần Phú sẽ hướng dẫn bạn cách đấu công tắc điện 3 cực chính xác nhất.

Công tắc 3 cực là gì?

Công tắc 3 cực là một thiết bị điện dùng để đóng ngắt dòng điện, thường được sử dụng cho các mạch điện chiếu sáng. Thiết bị này được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống mạng điện dân dụng. Công tắc giúp người dùng có thể kiểm soát các thiết bị điện một cách hợp lý, ngăn ngừa các sự cố điện nguy hiểm. Ngoài ra, thiết bị giúp giảm thiểu tối đa thời gian và khoảng cách di chuyển để bật tắt các thiết bị điện.

Cấu tạo công tắc 3 cực khá đơn giản gồm 3 chốt bao gồm 1 cực động và 2 cực tĩnh có nhiệm vụ truyền nối dòng điện. Trong đó, cực động là đầu vào và cực tĩnh là đầu ra của thiết bị. Hiện nay, công tắc điện 3 cực được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng, hệ thống điện sinh hoạt và sản xuất. Thiết bị thường được lắp đặt ở các mạch điện cầu thang hoặc hành lang.

 

Công tắc 3 cực là gì

Phân biệt công tắc điện 3 cực và công tắc điện 2 cực

Công tắc điện 3 cực và công tắc 2 cực là 2 loại công tắc được sử dụng phổ biến nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà mỗi gia đình có sự lựa chọn khác nhau. Nhìn chung, 2 công tắc này có cấu tạo và bộ phận tác động giống nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số điểm khác nhau như:

  • Công tắc điện 2 cực: Có phần tiếp điểm gồm 2 chốt, trong đó có 1 cực tĩnh và 1 cực động. Chứng năng chính của thiết bị là đóng ngắt 1 dây dẫn.

  • Công tắc điện 3 cực: Có phần tiếp điểm gồm 3 chốt, trong đó có 2 cực tĩnh và 1 cực động. Chức năng chính của thiết bị là truyền nối dòng điện.

Hướng dẫn cách đấu công tắc 3 cực chính xác nhất

Khi thực hiện đấu công tắc 3 cực, bạn cần thực hiện theo quy trình sau để đảm bảo an toàn khi lắp đặt và cho hiệu quả hoạt động cao nhất:

Bước 1: Vạch dấu

Đầu tiên, bạn cần tiến hành vạch dấu cho công tắc điện 3 cực. Đây là việc vô cùng quan trọng giúp bạn có thể xác định được vị trí của các thiết bị điện và bóng đèn sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vạch dấu đường đi dây của mạch điện.

Bước 2: Khoan lỗ

Sau khi đã vạch dấu và xác định được vị trí lắp các thiết bị điện, bạn cần khoan lỗ bắt vít và khoan lỗ luồn dây cho các thiết bị công tắc điện được lắp. Đồng thời, bạn cần chọn khoan bắt vít phù hợp nhất để đem lại sự chắc chắn cho công tắc điện.

Bước 3: Lắp đặt thiết bị điện vào bảng

Trước khi lắp đặt, bạn cần xác định được các cực của công tắc điện, nối dây các thiết bị đóng ngắt, đồng thời bảo vệ các thiết bị điện và bảng điện khỏi các tác động của môi trường. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho bạn khi lắp đặt. Sau đó, bạn tiến hành lắp đặt thiết bị điện vào bảng điện.

Bước 4: Tiến hành nối dây mạch điện

Ở bước này, bạn cần lắp dây dẫn từ bảng điện đến bóng đèn, sau đó nối dây vào đui bóng đèn. Khi thực hiện, cần đảm bảo các mối nối được làm đúng quy chuẩn để đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh các sự cố điện nguy hiểm xảy ra.

Bước 5: Kiểm tra 

Sau khi đã hoàn thành 4 bước trên, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ xem công tắc điện 3 cực đã được lắp đặt theo đúng sơ đồ hay chưa, bóng đèn có sáng không, khi bật tắc ở cả 2 chiều như thế nào. Nếu phát hiện ra sự cố thì cần nhanh chóng sửa chữa.

>> Tham khảo: Dây điện đi trong nhà dùng loại nào? Hướng dẫn cách chọn dây điện trong nhà

 

Công tắc 3 cực

Một số điều cần lưu ý khi đấu công tắc điện 3 cực

Để đảm bảo an toàn trong quá trình đấu nối, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi đấu nối, kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị, dây dẫn xem có hỏng hóc hay đứt gãy ở đâu không.

  • Không tiến hành lắp đặt ở những nơi ẩm ướt để tránh tình trạng chập cháy, rò rỉ điện.

  • Lắp đặt công tắc điện 3 cực với khoảng cách cao 1.5 so với mặt sàn.

  • Cần có hệ thống ống bảo vệ khi đi dây điện.

  • Khi kết nối mạch vào nguồn cần ngắt cầu dao, dùng bút thử điện để kiểm tra và đeo găng tay điện để đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối.

Nên mua công tắc điện 3 cực của hãng nào?

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất công tắc điện 3 cực như Panasonic, Lioa, Sino, Comet, Schneider,… Công tắc điện có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống điện, vì vậy để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh hiện tượng rò rỉ điện thì bạn nên ưu tiên chọn những thương hiệu lớn như Panasonic, Sino hoặc Schneider. 

Thông qua bài viết trên, cơ điện Trần Phú đã hướng dẫn bạn cách đấu công tắc 3 cực và cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến thiết bị này. Nếu bạn còn thắc mắc về cách đấu công tắc điện hay có nhu cầu mua các loại dây cáp điện thì hãy liên hệ với chúng tôi qua 0898.41.41.41 để được tư vấn chi tiết.

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – TP Hà Nội

  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên – Phường Phúc Lợi – Quận Long Biên – TP Hà Nội

  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương

  • Hotline:

    0898.41.41.41

  • Email:

    [email protected]

  • Fanpage:

    https://www.facebook.com/TRANPHU