Công ty hợp danh là gì? Tại sao công ty hợp danh ít được lựa chọn ở Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp?

Công ty hợp danh với tư cách là 1 loại hình doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trên thế giới. Tại Việt Nam mô hình Công ty hợp danh được các nhà lập pháp quy định trong các phiên bản Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014, 2020. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, kể từ khi được quy định trong Luật Doanh nghiệp qua các thời kỳ thì mô hình này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế, bất cập chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư và tạo sự tương thích với thông lệ quốc tế cho nên dẫn đến việc không được các nhà đầu tư lựa chọn để khởi sự kinh doanh. Vậy Công ty hợp danh là gì? Được quy định như thế nào trong Luật Doanh nghiệp 2020? Tại sao loại hình công ty này ít được lựa chọn ở Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp?

Luật sư giải đáp thắc mắc về Công ty hợp danh một cách nhanh chóng, chất lượng và hiệu quả nhất. Vui lòng liên hệ đến Hotline 0903.419.479 để được Công ty Luật Apolo Lawyers hỗ trợ tốt nhất.

1. Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh trước hết là liên kết của hai hay nhiều người, luật pháp các nước thường đề cao sự thỏa thuận của các thành viên. Hợp danh về nguyên tắc được thiết lập nếu các thành viên đã thỏa thuận về cách thức hùn vốn tạo tài sản chung chia quyền điều hành và lỗ lãi. Nói cách khác chính khế ước của các bên đã xác lập hợp danh. Vậy quy định về mô hình công ty này trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 tồn tại như thế nào? Apolo Lawyers xin cung cấp cho Quý khách hành những thông hữu ích về như sau:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Tất cả các thành viên hợp danh chính là người quản lý doanh nghiệp (theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020). Vì là người quản lý doanh nghiệp cho nên thành viên hợp danh bắt buộc phải có trong công ty. Công ty phải có tối thiểu 2 thành viên hợp danh và không hạn chế số lượng tối đa.

Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Lưu ý nếu thành viên góp vốn là tổ chức thì tổ chức này phải có tư cách pháp nhân. Thành viên góp vốn không phải là người quản lý doanh nghiệp cho nên thành viên góp vốn có thể có hoặc không và không hạn chế số lượng.

Chính vì lý do trên mà Công ty hợp danh được xem là công ty đối nhân. Công ty đối nhân là loại hình công ty được thành lập và hoạt động dựa trên sự tin cậy của các thành viên về nhân thân, sự góp vốn chỉ là thứ yếu. Công ty đối nhân có đặc điểm quan trọng là không có sự tách bạch về tài sản cá nhân các thành viên và tài sản của công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mời Quý khách hàng xem thêm:

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Cong-ty-hop-danh-la-gi-01

3. Công ty hợp danh có được phát hành chứng khoán không?

Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Có nghĩa là, công ty không thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu,… mà chỉ có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, vay từ các tổ chức cá nhân khác, hoặc huy động từ các thành viên góp thêm hoặc kết nạp thêm thành viên mới. Về nguyên tắc, Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự sẽ làm ảnh hưởng đến tính “đối nhân” của nó, vì thế nó không được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu,.

..

4. Điều kiện trở thành thành viên hợp danh của Công ty hợp danh?

  • Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

  • Cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;

  • Cá nhân không đang là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân theo khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020;

  • Thành viên hợp danh của Công ty hợp danh chỉ được làm thành viên hợp danh của Công ty hợp danh khác nếu được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại theo khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020.

 5. Điều kiện trở thành thành viên góp vốn của Công ty hợp danh?

  • Cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp hoặc cấm góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;

  • Nếu là cá nhân góp vốn thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nếu là tổ chức góp vốn thì phải có tư cách pháp nhân.

 

6. Tại sao Công ty hợp danh ít được lựa chọn ở Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp?

Theo thống kê của Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch đầu tư (2017) thì số lượng các Công ty hợp danh ở Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ, số lượng các nhà đầu tư thực hiện đăng ký thành lập Công ty hợp danh mới chiếm tỉ lệ rất thấp (0.03%) trên tổng các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Điều này xuất phát khung pháp lý về Công ty hợp danh vẫn tồn tại một số điểm hạn chế, bất cập chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư và tạo sự tương thích với thông lệ quốc tế

Bên cạnh đó, cùng kỳ năm 2017, trong 4 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ số doanh nghiệp thành lập mới tăng ở một số loại hình, cụ thể: loại hình Công ty hợp danh có tỷ lệ tăng cao nhất là 25,0%; tiếp đến là loại hình công ty TNHH 1 thành viên tăng 9,8% và loại hình công ty cổ phần tăng 2,8%. Ở chiều ngược lại, loại hình doanh nghiệp tư nhân giảm 47,4% và loại hình công ty TNHH 2 thành viên giảm 1,3%. Có thể thấy, xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp thành lập thì loại hình Công ty hợp danh có tỷ lệ cao nhất với 25,0% nhưng xét về số lượng gia tăng thì loại hình công ty TNHH 1 thành viên lại có số lượng đăng ký nhiều nhất là 24.406 doanh nghiệp. Tuy tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp thành lập thì loại hình Công ty hợp danh có tỷ lệ cao nhất nhưng vẫn là mô hình công ty chiếm tỉ lệ rất thấp ở Việt nam.

Cong-ty-hop-danh-la-gi-02

a. Hình thức pháp lý của Công ty hợp danh Luật Doanh nghiệp 2020 chưa rõ ràng

Việc xác định hình thức pháp lý của Công ty hợp danh Luật Doanh nghiệp 2020 chưa rõ ràng và thể hiện sự tách bạch của các hình thức Công ty hợp danh. Điều này là chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn bởi vì việc chưa xác định các hình thức pháp lý và sự tách bạch các hình thức pháp lý của Công ty hợp danh gây ảnh hưởng đến các quan hệ kinh doanh thương mại của thương nhân trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi có sự đồng bộ hệ thống pháp luật quốc gia với thông lệ quốc tế; đồng thời việc mở rộng các hình thức tổ chức kinh doanh góp phần tăng cường quyền tự do kinh doanh của thương nhân.

Về nguyên tắc, tùy thuộc vào số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư mà chủ đầu tư có thể chọn một loại hình tổ chức kinh doanh phù hợp để kinh doanh từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời, việc từ vấn đề không tách bạch rõ ràng các hình thức pháp lý của Công ty hợp danh, dẫn đến những khó khăn trong việc chuyển đổi hình thức công ty giữa chúng. Bởi vì, khoản 1 Điều 177 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thêm các thành viên góp vốn. Như vậy, nếu khi một thành viên hợp danh đột ngột qua đời thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong thời hạn 06 tháng, nếu không có thêm một thành viên hợp danh nữa hoặc không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nếu không bổ sung được đủ số lượng thành viên hợp danh theo quy định thì Công ty hợp danh sẽ bắt buộc phải giải thể mặc dù có thể công ty đang tiếp tục hoạt động và phát triển. Điều này, thể hiện sự không linh hoạt và đi vào đời sống xã hội của luật, nhiều khi còn cản trở việc phát triển kinh tế, xã hội.

b. Quy chế thành viên hợp danh kém hấp dẫn

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, việc chỉ cho phép cá nhân là thành viên hợp danh là hạn chế quyền tự do kinh doanh và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Với quy đinh Luật Doanh nghiệp năm 2020, thì ít nhiều đã tạo nên sự kém hấp dẫn cho loại hình công ty này

c. Quy chế thành viên góp vốn của công ty hợp danh chưa cụ thể, rõ ràng

Thứ nhất, khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020, chỉ có Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên hợp danh có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên. Như vậy, thành viên góp vốn không có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên.

Thứ hai, điểm a khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Thành viên góp vốn có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ”. Quy định về quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn trong Công ty hợp danh Luật Doanh nghiệp 2020 chưa được quy định rõ ràng, còn chung chung. Cụ thể, khi quyết định những vấn đề quan trọng có liên quan đến thành viên góp vốn như: sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, tổ chức lại và giải thể công ty…; thì tỉ lệ bỏ phiếu của thành viên góp vốn trên tổng số thành viên của công ty thì được xem là hợp lệ. Vấn đề này Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn bỏ ngỏ.

d. Công ty hợp danh có khả năng huy động vốn thấp

So sánh với các loại hình loại hình doanh nghiệp khác thì Công ty hợp danh có khả năng huy động vốn thấp hơn rất nhiều. Về nguyên tắc, Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự sẽ làm ảnh hưởng đến tính “đối nhân” của nó, vì thế nó không được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Tuy nhiên, đối với trái phiếu là chứng khoán nợ do một công ty phát hành để ghi nhận quyền chủ nợ của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành. Một cách tổng quát, trái phiếu là một loại chứng khoán nợ do công ty phát hành xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi của mình đối với người mua trái phiếu. Trái phiếu được phát hành theo một dạng của biên nhận, ghi nợ vào sổ (bút toán) hoặc dữ liệu điện tử.

Cũng cần xem xét cho phép Công ty hợp danh phát hành trái phiếu để huy động vốn, điều này sẽ tạo hành lang pháp lý thoáng hơn cho loại hình công ty này và đảm bảo công bằng giữa các hình thức tổ chức kinh doanh, bởi quyền phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến tính đối nhân của công ty hợp danh.

Nghiên cứu các quy định về Công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 tồn tại nhiều bất cập, xung đột lợi ích của các bên (thành viên, công ty, bên thứ ba) khó có thể được điều hòa một cách ổn thỏa. Hình thức Công ty hợp danh là loại hình công ty có lịch sử lâu đời và khá phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội cũng như tâm lý kinh doanh tại Việt Nam.

Cong-ty-hop-danh-la-gi-03Nếu có khó khăn, thắc mắc trong vấn đề loại hình Công ty hợp danh cũng như các vấn đề thành lập mô hình doanh nghiệp khác Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email [email protected] hoặc Hotline – 0903 419 479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

APOLO LAWYERS