Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1966 – CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ – Studocu
CÔNG ƯỚC QUỐC
TẾ
CÁC QUYỀN KINH
TẾ, XÃ HỘI VÀ
VĂN HOÁ, 1966
(Được thông qua và để ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200A
(XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực từ ngày 3/01/
1976, căn cứ
theo Điều 27.V
iệt Nam gia nhập ngày 24/9/1982)
LỜI NÓI ĐẦU
Các quốc gia thành viên Công ước này
,
Xét rằng
, theo những nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, việc thừa nhận phẩm
giá vốn có và những quyền bình đẳng, không thể chuyển nhượng của mọi thành viên trong cộng
đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hoà bình trên thế giới;
Thừa nhận rằng
, những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người;
Thừa nhận rằng
, theo T
uyên ngôn toàn thế giới về quyền con người thì chỉ có thể đạt được lý
tưởng về con người tự do, không phải chịu nỗi sợ hãi và thiếu thốn, nếu tạo được những điều
kiện để mọi người đều có thể hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cũng như các quyền
dân sự, chính trị của mình;
Xét rằng
, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia có nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng
và tuân thủ chung các quyền và tự do của con người.
Nhận thấy rằng
, mỗi cá nhân, trong khi có nghĩa vụ đối với các cá nhân khác và đối với cộng
đồng mình, phải có trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tuân thủ các quyền đã được thừa
nhận trong Công ước;
Đã nhất trí những điều khoản sau đây:
PHẦN I
Điều 1.
1. Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể
chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
2. Vì l
ợi ích của mình, các dân tộc đều có quyền tự do định đoạt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và của cải của mình miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác
kinh tế quốc tế, mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của pháp luật quốc
tế. T
rong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của
một dân tộc.
3. Các quốc gia thành viên Công ước này
, kể cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các Lãnh
thổ Uỷ trị và các Lãnh thổ Quản thác, phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết và phải tôn
trọng quyền đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
PHẦN II
Điều 2.
1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết sẽ tiến hành các biện pháp, một cách riêng rẽ
và thông qua sự hợp tác giúp đỡ quốc tế, đặc biệt là các biện pháp kinh tế và kỹ thuật
, sử dụng
tới mức tối đa các tài nguyên sẵn có của mình, nhằm đạt được việc bảo đảm ngày càng đầ
y đủ