Củng cố kiến thức
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
– Diện tích: 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì).
– Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía Tây, Nam và Bắc.
– Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
– Tự nhiên Trung Quốc đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Đông và miền Tây.
1. Miền Đông
– Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ.
– Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, lượng mưa tương đối lớn.
– Sông ngòi: hạ lưu các con sông lớn, dồi dào nước.
– Khoáng sản có nhiên liệu, quặng sắt, quặng kim loại màu…
2. Miền Tây
– Địa hình núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa.
– Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn và khí hậu núi cao.
– Sông ngòi ít, nguồn sông tập trung ở một vài vùng núi và cao nguyên.
– Khoáng sản dầu mỏ, than, sắt, thiếc, đồng…
3. Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi
– Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới.
– Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.
– Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.
b) Khó khăn
– Bão lụt ở miền Đông.
– Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.
– Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
a) Dân số
– Dân số đông nhất thế giới.
– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm, song số người tăng hàng năm vẫn cao.
→ Nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng.
→ Khó khăn: gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường.
→ Giải pháp: vận động nhân dân thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình; xuất khẩu lao động.
– Có trên 50 dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
b) Phân bố dân cư
– Dân cư phân bố không đều:
+ 63% dân sống ở nông thôn, dân thành thị chỉ chiếm 37%. Tỉ lệ dân số thành thị đang tăng nhanh.
+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.
→ Ở miền Đông, người dân bị thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Ở miền Tây lại thiếu lao động trầm trọng.
→ Giải pháp: Hỗ trợ vốn phát triển kinh tế ở miền Tây.
2. Xã hội
– Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005) → đội ngũ lao động có chất lượng cao.
– Một quốc gia có nền văn minh lâu đời:
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa.
+ Nhiều phát minh quý giá: lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn…
→ Thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là du lịch.
TIẾT 2: KINH TẾ
I. KHÁI QUÁT
– Công cuộc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều.
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
– Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
– Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.
– Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.
– Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.
– Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
– Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.
– Công nghiệp hóa nông thôn.
2. Nông nghiệp
– Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.
– Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.
– Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.
– Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/người thấp.
– Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.
– Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.
– Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.
III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
– Trung – Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài.
– Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.