Cúng đất đai – Ngày cúng, lễ vật mâm cúng & văn khấn từ A đến Z

Cúng đất là 1 nét văn hóa lâu đời của người Việt còn lưu truyền đến ngày nay. Thế nhưng lễ cúng đất gồm những gì? nên thực hiện vào thời gian nào tốt nhất chắc hẳn không nhiều người biết. Vì vậy nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Có thể bạn quan tâm: Lễ Động Thổ Và Những Quy Tắc Cúng Bái Ai Cũng Cần Biết

Cúng đất đai là gì? Cúng đất đai vào ngày nào?

Lễ cúng đất đai là một tục lệ lâu đời của người dân Việt Nam ta, một nghi thức quan trọng, được nhiều gia đình thực hiện để tạ ơn các vị thần linh cai quản đất nơi mình ở, cụ thể là Thổ Công. Lễ cúng thường được làm rất long trọng với hy vọng rằng các vị thần linh bản gia sẽ phù hộ cho gia đình được yên ấm, hạnh phúc.

Ảnh 1: Cúng tạ đất là một cách thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với Thổ Công
Ảnh 1: Cúng tạ đất là một cách thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với Thổ Công

Trong nhà, mỗi khi làm việc gì có đụng chạm tới đất đai như đào giếng, đào ao, mở vườn, mở ruộng, làm móng, san lấp, đào huyệt,… đều phải cúng xin phép vị thần Thổ Công. Thực hiện cách cúng đất đai trong nhà mong muốn bày tỏ lòng thành tới các vị thần thổ nơi đây cầu mong thuận lợi, may mắn.

Vậy chúng ta thường cúng đất đai vào ngày nào? Vào những dịp đầu năm, cuối năm, cúng đất khi mới mua, lễ tết,… các gia đình thường làm lễ cúng tạ ơn trời đất. Cụ thể là vào dịp cuối năm, sau rằm tháng Chạp, trước ngày cúng ông Công, ông Táo. Khi cúng lễ, phải khấn thần Thổ Công trước rồi mới khấn tại ban thờ tổ tiên. Nếu cúng tạ đất vào những dịp động thổ, thường chúng ta sẽ phải nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia phong thủy để biết chính xác giờ tốt, ngày tốt.

Mâm cúng đất đai bao gồm những gì?

Lễ cúng đất đai thường được diễn ra ngay trên bàn thờ tổ tiên của gia đình, bởi bát hương ở giữa bàn thờ đó chính là bát hương thờ Thổ Công. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phong tục cũng như văn hóa vùng miền, bạn có thể thực hiện lễ cúng vào các ngày khác nhau. Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo thể hiện sự kính trọng đối với các vị thần thổ địa cũng như mang lại cảm giác an tâm cho gia chủ.

Xem thêm:

  • Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết

    ? Lịch nghỉ Tết năm 2023

Ý nghĩa mâm cúng đất đai

Theo quan niệm của ông cha ta, mâm cúng đất đai vào những dịp cuối năm và đầu năm là cách thể hiện sự thành kính, lòng tin của gia chủ đối với Thổ Công. Đồng thời là để báo cáo những việc chủ nhà đã làm trong năm vừa qua và cầu mong thần linh phù hộ sức khỏe, tài lộc. Bên cạnh đó, các vong linh đang cư ngụ sẽ không quấy phá, đem tai họa đến cho chủ nhà.

Ảnh 2: Mâm lễ cúng tạ đất đai vào ngày cuối năm
Ảnh 2: Mâm lễ cúng tạ đất đai vào ngày cuối năm

  • Mâm cúng đất đai cuối năm ngày 30 Tết

Theo tín ngưỡng Châu Á, Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đó là lý do khi sắp xếp bát hương, đứng từ ngoài nhìn vào sẽ theo thứ tự: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương thờ bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia Tiên.

Mâm cúng tạ đất vào cuối năm ngày 30 Tết là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Lễ này mang ý nghĩa tri ân chư vị Thổ Thần đã phù hộ cho mình.

Có thể nói, lễ bài cúng đất đai trong nhà được thực hiện vào ngày cuối năm rất quan trọng. Như một hình thức tri ân vị thần đất đã phù hộ độ trì cho gia chủ một năm bình an, suôn sẻ. Bên cạnh đó, cầu mong thần linh phù hộ cho gia đình được may mắn, hạnh phúc, thuận lợi trong năm mới.

  • Mâm cúng đất đai đầu năm

Lễ cúng tạ đất đầu năm cũng quan trọng không kém, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Mâm cúng đất đai đầu năm thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với thị thần cai quản đất đai. Thông qua cúng đất đầu năm này, con cháu trong gia đình cũng dâng lên ông bà tổ tiên những món ăn ngon nhất để cảm tạ công sinh thành, dưỡng dục của thế hệ đi trước.

Song, để cầu xin Thổ Công phù hộ cho cả gia đình có một năm mới bình an, phát tài. Bên cạnh đó, mong muốn vị thần Thổ Công bảo vệ đất đai của gia đình tránh khỏi những kẻ xấu cũng như tránh tà ma xâm nhập.

Đây cũng được coi là một hình thức thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt. Một nét đẹp trong văn hóa tâm linh cần được duy trì và truyền lại cho những thế hệ sau này.

THAM KHẢO THÊM:

Những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng đất

Chuẩn bị lễ vật cúng đất có vai trò cực kỳ quan trọng. Mâm cao cỗ đầy sẽ thể hiện được lòng thành kính của gia chủ với các vị thần và dễ được các vị thần chấp thuận. Ngược lại, nếu chuẩn bị lễ vật không tốt, quá sơ sài hoặc không thành kính việc cúng đất không những không có ý nghĩa mà còn dễ bị các thần trách phạt. Vậy lễ cúng đất gồm những gì?

Ảnh 3: Lễ cúng đất gồm những gì? (Nguồn: Internet)

Ảnh 3: Lễ cúng đất gồm những gì? (Nguồn: Internet)

Theo truyền thống, lễ vật cúng đất thường được chuẩn bị gồm 3 bàn. Lần lượt là bàn thượng lễ vật (bàn để đầu tiên), bàn trung và bàn hạ lễ (bàn cuối cùng). Mỗi bàn lại phải chuẩn bị những lễ vật khác nhau.Cụ thể, lễ cúng đất gồm những gì sẽ được trình bày chi tiết trong những mục in đậm dưới đây:

Lễ vật cần chuẩn bị cho bàn thượng lễ

Bàn thượng lễ được đặt ở đầu tiên. Bàn lễ này thường được chuẩn bị gồm: 1 bộ áo Thổ thần, 1 đĩa chuối đẹp, 1 bình hoa tươi, 1 con gà luộc nguyên con, 1 đĩa xôi lớn, nhiều bát chè. Riêng với gà cúng đất phải lựa chọn kỹ lưỡng để thể hiện lòng thành kính. Theo đó việc chọn gà cúng cần cẩn thận như gà lễ giao thừa. Đó là những con gà trống đẹp, khỏe mạnh, chân vàng, cựa đẹp, nên tránh chọn gà chân chì hoặc gãy móng, gãy cựa.

Ảnh 4: Lễ vật cúng đất đầy đủ và đúng nhất (Nguồn: Internet)

Ảnh 4: Lễ vật cúng đất đầy đủ và đúng nhất (Nguồn: Internet)

Lễ vật chuẩn bị cho bàn trung 

Bàn trung cần chuẩn bị 2 bộ áo Bà, 5 bộ áo ngũ phương kèm theo những lễ vật như: thịt heo luộc, trứng gà luộc, tôm, cá, hoa tươi

Lễ vật cần chuẩn bị cho bàn hạ

Bàn hạ cần sắm lễ gồm: ao binh đủ màu, số lượng áo tùy vào gia chủ nhưng nên chọn các số lẻ như 3, 5, 7; hạt nổ ngũ sắc, muối hạt, gạo, cháo trắng, đĩa khoai, sắn, ngô luộc, trái cây và một mâm cơm với đầy đủ thức ăn các loại gồm 2 bát nấu, 1 đĩa xào, thịt luộc, giò 6 bát cơm trắng kèm đũa. Ngoài những lễ vật trên, tất cả các mâm cúng đều phải có rượu trắng, và 1 đĩa trầu cau.

Nếu chuẩn bị được toàn bộ 3 bàn lễ như trên là tuyệt vời nhất. Nhưng nếu thực hiện lễ cúng trong nhà, không gian hạn hẹp không thể bày 3 bàn theo thứ tự như trên, gia chủ có thể chuẩn bị mọi thứ vào 1 bàn lớn, xếp lễ vật theo thứ tự từ trên xuống dưới cũng được.

Vàng mã cúng thổ công

Theo phong tục Việt Nam, mâm lễ cúng đất đai cần được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ vì đây là một trong những lễ cúng quan trọng. Một lễ cúng đất đầy đủ nhất có đến 3 bàn: bàn thượng, bàn trung và bàn hạ. Vậy mâm cúng đất đai gồm những gì? Ngoài việc mỗi bàn đều có hương đèn, hoa quả, trầu cau, rượu, gạo, muối, nước thì vàng mã là một thứ không thể thiếu, bao gồm:

  • 1 Bộ ngũ phương

  • 5 Ông ngựa với 5 màu khác nhau: đỏ, xanh, trắng, vàng, tím

  • 5 Bộ mũ áo, cờ kiếm

  • 10 Lễ tiền vàng

  • 1 Bộ thần linh

  • 1 Ông ngựa màu đỏ cũng được kèm theo đó là mũ, áo, cờ kiếm và tiền vàng

  • 1 Cây vàng hoa đỏ

  • 1 Cây vàng ngũ phương

  • 1 Đĩa đựng

  • 50 Lễ vàng để dâng gia tiên

(Những lễ nghi cơ bản này có thể được gia giảm tùy theo phong tục cũng như điều kiện của từng gia đình)

Ảnh 5: Mâm lễ cúng các vị thổ thần trong nhà
Ảnh 5: Mâm lễ cúng các vị thổ thần trong nhà

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, gia chủ có thể tiến hành lễ khấn bái, cúng đất đai, Thổ Công. Thông thường, lễ cúng tạ đất sẽ được thực hiện ở ngoài trời, nhưng đối với những gia đình ở chung cư hoặc không có sân rộng thì vẫn có thể cúng bái trong nhà. Bởi theo các chuyên gia tâm linh, lễ cúng Thổ Công không cần quá câu nệ, tấm lòng của gia chủ mới là quan trọng.

Bài văn khấn cúng đất đai

Ảnh 6: Khi đọc văn khấn cần có thái độ tôn nghiêm, thành kính
Ảnh 6: Khi đọc văn khấn cần có thái độ tôn nghiêm, thành kính

Lễ cúng tạ đất đai được thực hiện nhằm thể hiện lòng biết ơn của các thành viên trong gia đình tới các vị thần linh cai quản khu đất ngôi nhà mà bạn đang sống cũng như các vị tổ tiên. Vậy nên, khi thực hiện đúng theo cách cúng đất đai nhà cửa được chỉ dạy làm ngoài việc chuẩn bị các lễ vật tươm tất, thì văn khấn tạ đất cũng có ý nghĩa quan trọng không kém.

Ảnh 7: Bài văn khấn cúng đất đai vào đầu năm và cuối năm có thể tham khảo
Ảnh 7: Bài văn khấn cúng đất đai vào đầu năm và cuối năm có thể tham khảo

Bài văn khấn Thổ địa là loại văn khấn được dùng nhiều nhất hiện nay trong các gia đình Việt. Đây là một trong những tục lệ truyền thống từ xa xưa do cha ông ta để lại. Đối với người Việt Nam, sự thành tâm trong các bài văn khấn sẽ phần nào bày tỏ lòng kính trọng để thần linh phù hộ cho mình.

Văn khấn cúng Thổ Công hay còn gọi là văn cúng đất đai là bài cúng trang trọng và thiêng liêng nên gia chủ có thể học thuộc hoặc in ra giấy rồi đọc, nhưng phải thành tâm và nghiêm trang. Nội dung văn khấn lễ cúng đất đai gồm 2 bài, 1 bài dùng cho cúng đất đai đầu năm, cuối năm. 1 bài khấn lễ tạ đất đai.

Ảnh 8: Lưu ý một số nguyên tắc khi thực hiện lễ cúng đất đai
Ảnh 8: Lưu ý một số nguyên tắc khi thực hiện lễ cúng đất đai

  • Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng đất đai Thổ Công
  • Lễ cúng diễn ra thể hiện được tấm lòng thành kính của mình dành cho Thổ Công thần linh.

  • Trước khi tiến hành cúng bái tổ tiên, người thực hiện lễ cúng đọc

    bài cúng đất đai trong nhà

    cần thay rửa sạch sẽ. Đồng thời mặc quần áo lịch sự để thể hiện sự tôn kính dành cho tổ tiên

  • Đối với Kinh Địa Tạng dù là được chép ra giấy hoặc cầm điện thoại để đọc thì bạn cũng không nên để kinh ở dưới đất

  • Nên đặt bài khấn lên một chiếc kệ vừa mang lại sự thoải mái khi đọc mà còn thể hiện được sự tôn trọng dành cho lễ cúng đất đai Thổ Công này.

  • Cần giữ một trạng thái tôn nghiêm, thành kính trong quá trình đọc kinh vì như vậy mới có nhiều lợi lạc cho gia đình của gia chủ.

Ảnh 9: Trước khi bắt đầu cúng lễ phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về
Ảnh 9: Trước khi bắt đầu cúng lễ phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về

  • Cúng tạ đất đai cuối năm theo đạo Phật cần lưu ý

Đối với những gia đình theo đạo Phật, nhà chùa không khuyến khích cúng mã hoặc tổ chức tiệc tùng linh đình, giết nhiều gà vịt. Vì vậy, nhiều gia đình Phật Giáo thường thực hiện lễ tạ Thần bằng cách tụng kinh Địa Tạng, lợi lạc cùng với những lễ nghĩa không cầu kỳ.

Họ trưng bày hoa tươi, trái cây, các món đồ ăn chay kèm hương đèn trên bàn thờ Phật. Bên cạnh đó cũng có nhiều gia đình bày các món lễ vật trên một chiếc bàn nhỏ đặt ở giữa nhà hoặc gần cửa ra vào.

  • Lễ cúng tạ đất đối với những gia đình theo đạo Phật

Gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ rồi thắp hương và ngồi bán già hoặc khoanh chân để đọc nghi thức kinh Địa Tạng. Trong lúc đọc kinh cần có một thái độ trang nghiêm, thành kính để có được nhiều lợi lạc. Ngoài ra, trong lúc đọc kinh sẽ có nhiều Chư Thiên, Long Thần và Hộ Pháp đến dự lễ.

Trước là cúng dường trên mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Thánh Hiền. Tiếp theo là cúng dường cho hết thảy vị Chư Thiên, Chư Thần, Thổ Thần, Thổ Địa, Long Thần. Sau đó chúng ta phát nguyện sám hối, tụng kinh, bố thí, phóng sinh để hồi hướng phước báu cho họ. Tuy nhiên, việc tri ân không bắt buộc, nếu chúng ta không có thời gian thì cũng không ảnh hưởng gì.

Ảnh 10: Tổ chức lễ cúng trong không khí trang nghiêm và thành kính
Ảnh 10: Tổ chức lễ cúng trong không khí trang nghiêm và thành kính

Lễ tạ Thần bằng cách này sẽ cần có nhiều thời gian hơn vì khi đọc kinh Địa Tạng phải mất tới 3 giờ mới có thể đọc hết. Đổi lại, lợi lạc sẽ rất lớn, thần Thổ Công cùng các thiên thần sẽ bảo hộ và che chở nơi đất mà gia chủ đang sinh sống. Đồng thời sẽ đem đến nhiều điều may mắn, bình an, âm phù, dương trợ tới với gia đình.

Tuy nhiên, để có được những điều lợi lạc may mắn đó, những người trong gia đình sống trên khu đất này cần phải hướng thiện cũng như phù hợp với tâm chí của các ngài.

Mỗi vùng miền lại có một cách cúng khác nhau. Ví dụ những người Hoa Kiều và một số người miền Nam thường khi cúng Thổ Công họ sẽ ăn trước một miếng trước bàn thờ. Vì theo sư tích ngày xưa, Thổ Công bị đầu độc nên chết. Vì thế khi bất kỳ ai cúng ông đều phải ăn một miếng trước thì ông mới dám ăn. Nhưng đối với người miền Bắc thì họ vẫn cúng bình thường.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Cách Khấn Khi Đi Lễ Chùa Chi Tiết Và Chuẩn Xác Nhất

Lễ cúng đất đai gồm những gì? được thực hiện vào thời gian nào chắc chắn không còn là băn khoăn của quý gia chủ. Chúc tất cả gia chủ có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi lễ cúng đất đai thuận lợi. Hy vọng sắp tới mong rằng bạn đọc hãy theo dõi và ủng hộ các bài viết của chúng tôi tại chuyên mục phong thủy để có thật nhiều thông tin hữu ích, mới nhất nhé!