Cùng điểm lại: các vụ sập sàn giao dịch tiền ảo lịch sử – chấn động thị trường

Các vụ sập sàn tiền ảo đa số đều do các hacker tấn công vào sàn giao dịch. Ngoài lý do này thì cũng có nhiều lý do khác dẫn đến vấn đề sập sàn giao dịch, nó có thể do quản lý yếu kém điều hành dự án, có thể do các chính sách ban hành của chính phủ. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số vụ sập sàn tiền ảo lịch sử gây chấn động thị trường.

Các thông tin chung liên quan đến sập sàn tiền ảo

Thường thì các vụ sập sàn giao dịch Bitcoin sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ và sản phẩm của các sàn giao dịch tiền điện tử khác. Theo lý thuyết, thị trường phát triển mạnh mẽ hơn là nhờ sự chọn lọc tự nhiên. Cụ thể, các dịch vụ yếu kém thì sẽ bị phá sản, và còn bị loại ra khỏi đường đua, nhường chỗ cho các dịch vụ tốt hơn để phát triển. Thực tế, đã có một danh sách dài các loại tiền ảo thất bại, đây là dấu hiệu điển hình chứng tỏ thị trường tiền điện tử đang hoạt động rất lành mạnh.

Thời gian qua, đã có nhiều sàn Bitcoin bị sập, các khoản đầu tư đều mất sạch, vì vậy mà cần có sự nghiên cứu, kiểm định trước khi tham gia vào các sàn giao dịch, để hạn chế tối đa thiệt hại.

Vào tháng 3 năm 2012, sàn Bitcoinica đã bị sập, biến mất hơn 60.000 BTC

Các hacker đã đánh cắp khoảng 46.703 BTC từ người dùng thông qua lỗ hổng ở dịch vụ máy chủ Linode. Trong số BTC bị đánh cắp thì có khoảng 43.000 BTC nằm ở sàn giao dịch Bitcoinica – Đây là 1 sàn giao dịch ở thời kỳ đầu. Tuy nhiên, cuộc tấn công này chưa đủ mạnh để hạ bệ được sàn Bitcoinica. Thực tế, Bitcoinica cũng đã tuyên bố sẽ hoàn trả lại số BTC mà người dùng bị đánh mấy. Nhưng sàn giao dịch này đã bị tấn công thêm lần nữa vào tháng 5, đã bị hack mất hơn 18.000 BTC. Trang web của Bitcoinica đã phải đóng lại, Bitcoinica hứa là sẽ trả lại cho người dùng 50% số tiền bị mất.

Tháng 9 năm 2012, sàn Bitfloor bị tấn công và phải đóng cửa

Vài tháng sau thì sàn Bitfloor đã trở thành mục tiêu tiếp theo của đám hacker, họ đã truy cập vào 1 bản sao không lưu bị mã hóa, lấy đi 24.000 BTC. Khoảng thời gian sau đó, sàn Bitfloor tiếp tục hoạt động với mục đích là trở nợ cho hầu hết khách hàng cũ. Thế nhưng, những nỗ lực của sàn đã không mang lại kết quả, Bitfloor phải tuyên bố đóng cửa vào tháng 4 năm 2013.

Tháng 11 năm 2013, sàn Picostocks bị sập, mất hơn 6.000 BTC

Sàn Picostocks là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thị trường kết hợp với giao dịch Bitcoin. Tại thời điểm đó, Picostocks nổi lên như một vì sao sáng, nhưng ánh sáng lại dần lụi tàn khi nó bị tấn công vào cuối tháng 11 năm 2013, sàn đã bị mất hơn 6.000 BTC.

Picostocks đã thông báo trên Reddit về vụ tấn công và sẽ offline trong vòng 1 tuần. Thế nhưng, nó đã hoạt động sau vụ tấn công đó, đến thời điểm hiện tại thì nó vẫn còn hoạt động.

Tháng 2 năm 2014, sàn Mt.Gox lớn nhất thế giới bị đánh sập

Nếu như nói về vụ tấn công lịch sử, gây lên chấn động mạnh thì không thể không nhắc đến Mt.Gox. Đây được coi là ông trùm ở giới giao dịch tiền điện tử tại thời điểm đó.

Mt.Gox sụp đổ giống như xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn nhất về tài chính Bitcoin trong lịch sử. Mt.Gox được thành lập năm 2002, CEO là người Pháp, trụ sở chính của sàn được đặt tại Nhật Bản.

Mt.Gox đã thông báo bị mất 850.000 BTC vào đầu năm 2004, lý do mất có thể do hacker tấn công. Số tiền tương ứng bị đánh cắp khoảng 450 triệu USD ở thời gian đó, còn với hiện tại, nó lên khoảng 3 tỷ 400 triệu USD.

Cơ quan thực thi pháp luật tại Hoa Kỳ đã tuyên bố bắt được tên tội phạm vào tháng 7. Tuy sàn Mt.Gox sập nhưng giá Bitcoin vẫn không suy giảm. Trái ngược hoàn toàn, đồng coin này đã tăng giá, giúp các sàn giao dịch khác trả nợ cho người tham gia. Tài sản của Mt.Gox bị đóng băng, trong khi giá Bitcoin của sàn này lại tăng từ 400 USD lên 4.000 USD.

Chủ nợ hy vọng số nợ của mình được trả bằng Bitcoin, nhưng theo luật pháp của Nhật thì khách hàng chỉ được nhận số tiền tương đương với giá Bitcoin lúc đó thôi. Vào tháng 3 vừa rồi, CEO của sàn Mt.Gox đã bị kết án 2,5 năm tù về tội giả mạo hồ sơ, thao túng dữ liệu của Tòa án Nhật Bản.

Tháng 1 năm 2015: Sàn Bitstamp bị sập, đánh mất 19.000 BTC

Vào đầu năm 2015, sàn giao dịch Bitstamp đã tuyên bố bị hack mất 19.000 BTC. Đây là một sàn rất nổi tiếng, chưa đầy 1 năm sau, nó đã kêu gọi được nguồn vốn giá trị 10 triệu USD. Vụ hack này không làm Bitstamp sụp đổ mà trái lại, nó vẫn hoạt động bình thường, hiện tại đã trở thành sàn giao dịch Bitcoin đứng đầu.

Tháng 8 năm 2016: Sàn Bitfinex bị đánh cắp 120.000 BTC 

Vào tháng 8 năm 2016, sàn giao dịch Bitfinex đã tuyên bố bị đánh cắp 120.000 BTC, tương đương với 480 triệu USD. Vấn đề xảy ra là người dùng đã không được bồi thường khi BTC bị mất. Thay vào đấy thì sàn Bitfinex đã trả Token bù vào khoản bị mất kia, họ cũng đã thông báo sẽ mua lại số Token này vào một ngày nào đó.

Trong vài năm vừa qua, Bitfinex là 1 trong các sàn giao dịch Bitcoin đứng đầu nhưng nó cũng phải chịu các tin đồn liên tục về vấn đề phá sản, cùng với đó là cáo buộc làm giả khối lượng trên CoinMarketCap.

Tháng 1 năm 2018: vụ lừa đảo của thế kỷ – BitConnect

BitConnect được biết đến là một vụ lừa đảo thế kỷ. Đây là một vụ lừa đảo hết sức tinh vi và độ ảnh hưởng của nó quá lớn. Bên cạnh đó, mô hình này đã thu hút hơn 50.000 người Việt Nam tham gia. BitConnect là một mô hình được ứng dụng công nghệ giống như một sàn cho vay tiền ảo để sinh lãi. Cụ thể, họ sẽ cho người khác vay tiền và nhận lại một số lãi cao ngất ngưởng ở một thời gian cụ thể. Vì lãi suất ngân hàng lúc đó cũng khá cao nên mức lợi nhuận của các dự án được đầu tư lên đến con số khổng lồ. 

Các nhà nghiên cứu đã lên tiếng khi thấy điều không bình thường ở hình thức đầu tư này. Người sáng lập ra Ether đã nói rằng: Các hình thức huy động tài chính nào lớn hơn 1% thì đều là lừa đảo. Và không lâu sau đó, hậu quả của hình thức ứng dụng này đã làm cho các nhà đầu tư khiếp sợ.

BitConnect đã nhận được lệnh dừng khẩn cấp cùng với tuyên bố: BitConnect đang tham gia vào các hình thức đầu tư gian lận vào ngày 1 tháng 4 năm 2018. Website của sàn giao dịch này liên tục bị bảo trì và nâng cấp hệ thống. Sự giảm giá của đồng coin cùng với thông báo ngừng hoạt động cho vay tiền vào ngày 17 tháng 1 đã làm cho giới đầu tư hoang mang tột độ.

Sàn giao dịch cuối cùng niêm yết BCC đã tuyên bố gỡ bỏ đồng coin này khỏi sàn giao dịch vào tháng 9 năm 2018 đã khẳng định dấu chấm hết của BitConnect. Tuy nhiên, vài năm sau đó thì BitConnect vẫn là vụ án “để đấy”, không có tiến triển gì.

Tháng 1 năm 2018: Sàn Coincheck trở thành vụ tấn công lớn nhất lịch sử, mất khoảng 530 triệu 

Có thể thấy, tháng 1 năm 2018 là khoảng thời gian đen tối nhất của thị trường tiền ảo khi vụ án BitConnect chưa xong thì lại có thêm một sàn khác bị đánh cắp BTC. Các hacker đã đánh cắp số lượng BTC tương ứng với 530 triệu USD ở sàn Coincheck. Vụ tấn công này còn lớn hơn cả vụ án Mt. Gox năm 2014.

Cùng xảy ra vụ án lớn như nhau, nhưng Coincheck và Mt. Gox lại có cách giải quyết trái ngược nhau. Mt. Gox thì tuyên bố phá sản sau vụ tấn công thì Coincheck lại duy trì các hoạt động kinh doanh. Tháng 4 năm 2018, Công ty mô giới trực tuyến Monex đã thu mua lại sàn Coincheck, Monex đã tuyên bố sẽ thay đổi cách quản lý. Đây là một cách để trấn an các nhà đầu tư.

Đến tháng 10 năm 2018, sàn giao dịch Coincheck thông báo hoạt động trở lại và đã được đồng ý bởi Dịch vụ tài chính Nhật Bản.

Tháng 10 năm 2018: Hacker đã đánh cắp từ sàn Trade.io 7,5 triệu USD

Đây được coi là vụ tấn công đặc biệt, vì nó xuất phát từ ví lạnh. Thường thì các hacker sẽ chỉ tấn công vào các ví nóng vì nó được lưu trữ trực tiếp tại các sàn giao dịch. Nhưng ở vụ án này, số BTC bị đánh cắp lại được lưu ở ví lạnh, được ký gửi ở một ngân hàng ở Thụy Sĩ.

Ví lạnh sẽ khó có thể đánh cắp hơn nên việc bị mất BTC sẽ khó xảy ra theo chiều hướng này. Bất kỳ ai, kể cả những người chịu trách nhiệm bảo toàn thì cũng không thể truy cập vào bộ lưu trữ dữ liệu của ngân hàng. Sàn Trade.io cũng cho biết, hành vi này không ảnh hưởng đến các hoạt động giao dịch của họ. Sàn vẫn giao dịch bình thường đến thời điểm hiện tại.

CEO sàn Bitcoin bị truy nã vì ôm tiền bỏ trốn

Nhà sáng lập Faruk Fatih Özer đã bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phát lệnh truy nã. Faruk Fatih Özer đã bỏ trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 20 tháng 4, trước vài ngày khi sàn giao dịch đóng cửa.

Trong một thông báo ở website, ông Faruk Fatih Özer đã hứa hẹn sẽ trả lại tiền cho các nhà đầu tư và sẽ quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng, ông cũng không tiết lộ địa chỉ hiện tại của mình và cũng chưa hẹn ngày trả lại tiền chính xác là ngày nào.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap, tài sản của Thodex trước khi ngừng giao dịch là 585 triệu USD. Nhưng vẫn chưa có con số thiệt hại chính xác. Theo một số nguồn tin thì thiệt hại có thể lên đến 2 tỷ USD và tài sản của người chơi trên sàn rất khó để lấy lại từ Faruk Fatih Özer.

Mặc dù ông Faruk Fatih Özer đã có thông báo sẽ trả lại trong thời gian sớm nhất thế nhưng trang mạng xã hội của quản lý đã bị khóa, nhóm hỗ trợ người dùng cũng không truy cập được, đặc biệt Faruk Fatih Özer đã khóa tài khoản Twitter vào ngày 21 tháng 4.

Đã có rất nhiều các vụ tấn công sập sàn Bitcoin, chúng ta cần tìm hiểu để rút kinh nghiệm, cẩn thận hơn mỗi khi có ý định đầu tư. Đầu tư tiền ảo là con đường khó khăn và nguy hiểm. Để có thành công, chúng ta không chỉ dùng cái đầu mà còn phụ thuộc vào tính may mắn. Các nhà đầu tư phải nhìn nhận được thực tại để đưa ra quyết định đúng đắn.