[Cúng giỗ tổ nghề sân khấu]: Cách cúng, Lễ vật, Văn khấn
Cúng giỗ tổ nghề sân khấu là một trong những lễ cúng tổ nghề được các anh chị nghệ sĩ đặc biệt chú trọng. Đây chính là ngày để nghệ sĩ dâng lễ vật và bày tỏ lòng thành của mình lên tổ nghề để nhớ về cội nguồn và cầu nguyện sự may mắn, thuận lợi trong công việc.
Nghề sân khấu bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, nó khá đa dạng. Không chỉ là giỗ tổ nghề sân khấu mà lễ giỗ nào cũng vậy, lễ cúng sẽ được diễn ra thường lệ hàng năm. Vậy giỗ tổ nghề sân khấu là ngày nào? Cách cúng, lễ vật và văn khấn giỗ tổ nghề sân khấu như thế nào là đúng? Hãy cùng đọc và tham khảo qua bài viết dưới đây của Daythangthoinoi!
Mục lục bài viết
Tổ nghề sân khấu là ai? Cúng giỗ tổ nghề sân khấu là ngày nào?
Theo đúng truyền thống thì hàng năm cứ vào ngày 12/8 Âm Lịch, dù bận rộn đến đâu thì các anh chị nghệ sĩ và những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu điều chuẩn vị lễ để dâng lên tổ nghề. Các anh chị sẽ chia thành từng đoàn đến từng sân khấu biểu diễn để thắp hương và dâng lễ.
Tuy nhiên khi hỏi về tổ nghề sân khấu là ai thì mỗi người sẽ cho một câu trả lời khác nhau, không một ai biết chính xác được câu trả lời. Điều này đương nhiên là cũng dễ hiểu vì nghề sân khấu quá đa dạng về ngành nghề: diễn tuồng, kịch, múa,… Do vậy, mỗi nghề sẽ có một vị tổ nghề riêng. Cụ thể như sau:
- Tiên Sư: khai sáng ra nghề sân khấu
- Tổ Sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề
- Thánh Sư: soạn tuồng
- Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)
- Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long
- Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh
- Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự
- Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương
- Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt
Vậy tên gọi giỗ tổ nghề sân khấu là tên gọi chung cho tất cả các ngành nghề trong ngành chứ không phải là tên gọi riêng.
Ý nghĩa của giỗ tổ nghề sân khấu là gì?
Lễ giỗ tổ nghề là lễ cúng quan trọng mà mỗi người nghệ sĩ luôn hướng về. Bởi vì trong tìm thức họ luôn tâm niệm rằng: Nếu không bày tỏ lòng thành kính với tổ nghề thì sẽ không được phù hộ, che chở và gặp phải những điều không hay, lận đận trong nghề nghiệp. Nói chung nó được gọi là niềm tin trong tâm linh tín ngưỡng và vô tình những điều này lại trùng hợp với cuộc sống đời thường.
Ngoài ra, cúng tổ nghề cũng là truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo mà thế hệ sau thể hiện lòng thành lên tổ nghề. Đây cũng chính là dịp để anh chị em trong giới nghệ sĩ gặp gỡ, trao đổi niềm vui nổi buồn. Chính vì vậy ngày giỗ tổ nghệ sĩ càng mang ý nghĩa nhân đôi.
Lễ vật cúng giỗ tổ nghề sân khấu gồm những gì?
Thông thường lễ vật để dâng lên tổ nghề sân khấu sẽ là giỏ hoa quả, gà trống luộc, heo quay bà xôi.
Giỏ trái cây nên chọn quả quýt, quả mãng cầu, thanh long, nhãn hồng. Điều lưu ý ở đây chính là tuyệt đối không được cúng tổ quả táo, quả bom, quả cam lê, bánh kem, hoa lay ơn đỏ, lay ơn trắng và bánh trung thu. Đây chính là điều cấm kỵ mà các anh chị em nghệ sĩ đi lễ cần phải nhớ.
Với lễ vật heo quay, trước là dâng lễ vật cúng, sau là khi hạ lễ thì anh chị em nghệ sĩ sẽ dùng để đãi khách mời tham gia lễ giỗ, thuận tiện được đôi đường.
Văn khấn cúng giỗ tổ nghề sân khấu
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là …………………………………………………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề sân khấu
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề sân khấu thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nên đặt mâm cúng giỗ tổ nghề sân khấu ở đâu uy tín?
Ngày nay, nhu cầu đặt mâm cúng giỗ tổ nghề đang dần được phát triển, một phần vì quý khách hàng không có thời gian để tìm hiểu, chuẩn bị lễ vật và tính tiện lợi mà nó mang lại. Điều quan trọng ở đây chính là quý khách hàng phải lựa chọn được đơn vị đặt mâm cúng trọn gói theo đúng yêu cầu.
Ngày nay, dịch vụ đồ cúng “mọc lên” rất nhiều, đồng nghĩa với sự cạnh tranh là rất lớn. Muốn tồn tại được thì phải có sự khác biệt. Daythangthoinoi đã tạo được sự khác biệt đó. Cụ thể như sau:
- Uy tín – Chất lượng – Nhanh chóng – Tiện lợi, luôn cố gắng để làm hài lòng quý khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng.
- Mâm cúng có đầy đủ lễ vật (tùy thuộc vào gói cúng mà khách hàng lựa chọn) đúng với nghi lễ tâm linh và truyền thống của người Việt Nam.
- Mức gía phù hợp theo nhu cầu của công ty doanh nghiệp và cá nhân.
- Hình thức thanh toán linh hoạt.
- Nhân viên hỗ trợ nhiệt tình và trang bị đầy đủ biện pháp phòng dịch khi bày mâm.
Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý khách hàng có thể lần lượt giải đáp được những thắc mắc về lễ cúng giỗ tổ nghề sân khấu.
Nếu quý gia chủ không có thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị mâm cúng thì thì có thể đặt dịch vụ mâm cúng online tại Daythangthoinoi của chúng tôi. Mọi thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ về số hotline 1900.3010 hoặc Fanpage.
>>> Xem thêm bài viết hữu ích:
Lễ cúng giỗ tổ nghề cơ khí
5/5 – (1 bình chọn)