Cúng hóa vàng mùng 3 Tết là gì? Cách cúng mùng 3 chi tiết nhất
Lễ cúng mùng 3 Tết là phong tục vô cùng quan trọng đối với người dân việt Nam vào dịp đầu năm. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa đằng sau phong tục này. Hãy tham khảo bài viết của Bazanland để biết được lễ cúng mùng 3 là gì cũng như cách thực hiện lễ hóa vàng chuẩn nhất nhé.
Cúng mùng 3 Tết là gì?
Tết Nguyên Đán có vai trò vô cùng quạn trọng đối với người Việt. Đây là dịp để mọi người đoàn tụ và sum vầy bên gia đình sau một năm bận rộn. Vào ngày 30 tháng Chạp thì các gia đình sẽ đón ông bà về cùng ăn Tết để hưởng thụ không khí tươi vui và ấm áp.
Đến ngày mùng 3, mọi người thực hiện lễ hóa vàng để tiễn đưa ông bà, tổ tiên về trời và hạ bàn thờ. Tùy theo nơi mà lễ hóa vàng có thể cử hành vào các thời điểm khác nhau, phổ biến nhất là cúng vào ngày mùng 3 Tết.
Xem thêm: Các lễ cúng ngày Tết quan trọng bạn cần ghi nhớ
Ý nghĩa của lễ hóa vàng mùng 3 Tết
Lễ hóa vàng vào mùng 3 Tết thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên và thần linh, đồng thời cầu mong cho gia đình được phù hộ một năm mới thật may mắn, khỏe mạnh và thịnh vượng.
Ngoài ra, lễ hóa vàng còn cho thấy được tầm quan trọng của gia đình trong văn hóa Việt Nam. Nghi thức này thể hiện niềm tin rằng ông bà, tổ tiên dù ở cõi âm nhưng vẫn sẽ về đoàn tụ và phù hộ cho con cháu. Gia đình cũng sẽ hóa cho ông bà tiền, vàng mã, quần áo,… và để 2 cây mía tại nơi cúng để cho linh hồn có thể mang hàng hóa đi theo.
Cách cúng lễ hóa vàng tiễn đưa ông bà chuẩn nhất
Lễ cúng hóa vàng ngày Tết có khá nhiều thứ cần chuẩn bị và lưu ý. Bạn hãy tham khảo các thông tin được Bazanland tổng hợp dưới đây để biết được cách cúng mùng 3 Tết tiễn đưa ông bà chuẩn nhất nhé.
Thời điểm để cúng mùng 3 Tết
Lễ hóa vàng đường được cúng vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 tháng Giêng. Tùy theo vùng miền mà mọi người có thể cúng trong khoảng từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 10 Tết.
Vậy thời điểm nào trong ngày thì thích hợp để cúng mùng 3 nhất? Theo phong tục của người Việt, lễ cùng hóa vàng thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ buổi sáng đến buổi trưa. Gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng từ sớm và sẽ đốt giấy vàng mã sau khi hết một tuần hương.
Chuẩn bị mâm cúng lễ hóa vàng
Mâm cúng lễ hóa vàng thường sẽ được chuẩn bị tươm tất như mâm cúng tất niên. Tùy theo sở thích cũng như văn hóa nơi bạn đang ở mà bạn có thể cúng măn hoặc cúng chay.
Một mâm cúng chỉn chu sẽ bao gồm thịt gà, món xào, món canh, nem rám, bánh chưng bánh tét, cơm trắng, rượu, bánh kẹo, trầu cau… và 2 cây mía. Nếu bạn chuẩn bị mâm cúng mùng 3 Tết mặn thì nên cúng gà trống luộc nguyên con để bày tỏ lòng thành kính của mình. Gà phải được luộc cùng với bộ lòng cũng như trang trí một bông hoa đỏ trong miệng.
Văn khấn lễ hóa vàng
Nam mô A Di Đà Phật (niệm 3 lần)
Con xin kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân và chư vị tôn thần
Con xin kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng và các ngài Thổ địa
Con xin kính lạy các cụ Tổ khảo, tổ tỷ và nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3, tháng Giêng, năm Quý Mão.
Chúng con tên là:………………………………………………………………………………………………. tuổi:…………………………………
Hiện đang cư ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Chúng con xin thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, dâng lên cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình với chư vị thần linh và tổ tiên: tiệc xuân đã mãn, Tết Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về chốn âm cảnh.
Kính xin các vị tôn thần và nội ngoại tiên linh lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch và con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Con xin kính cẩn tiến dâng lòng thành và lễ bạc, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật (niệm 3 lần)
Nghi lễ cúng hóa vàng ngày mùng 3 Tết
Đầu tiên, bạn cần phải bày mâm cúng lên bàn thờ sao cho gọn gàng, đối xứng và đẹp mắt. Sau đó, bạn sẽ tiến thành thắp hương và đọc bài văn khấn lễ hóa vàng.
Khi đã kết thúc một tuần hương, gia chủ sẽ vái lạy xin phép ông bà và thần linh để mang giấy tiền, vàng mã đi hóa. Cách hạ lễ đúng là bạn phải hạ từ bậc thần linh xuống trước trước rồi mới đến ông bà, tổ tiên.
Sau đó, bạn sẽ đem lễ vật đến nơi sạch sẽ, thoáng mát để tiến hành hóa vàng. Thứ tự hóa vàng cũng giống như khi hạ lễ, bạn nên hóa vàng mã cúng thần trước khi hóa của tổ tiên. Một lưu ý cần phải nhớ là nếu trong năm gia đình bạn có người mới mất thì phần vàng mã cho người này sẽ hóa cuối cùng.
Sau khi hóa xong, tùy theo phong tục vùng miền mà bạn có thể hơ hai cây mía trên lửa để làm đòn gánh cho tổ tiên gành những lễ vật về cõi âm. Ngoài ra, bạn có thể vẩy thêm rượu vì quan niệm của người xưa cho rằng việc này giúp cho các cụ dưới cõi âm nhận được số tiền mà con cháu trên trần gian hóa vàng.
Trên đây là những thông tin về cách cúng mùng 3 Tết đầy đủ nhất. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục hóa vàng của người Việt Nam. Chúc bạn và gia đình có một ngày Tết thật vui vẻ và hạnh phúc.
Nếu bạn có nhu cầu mua những hộp quà Tết, giỏ quà Tết đủ đầy và ý nghĩa để dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên thì hãy liên hệ ngay với Bazanland để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Tân Bình, TP. HCM
- Điện thoại: (+84) 0938 887 171
- Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00 (Thứ 2 – Thứ 7)
- Email: [email protected]
- Website: https://bazanland.com/