Cúng mở cửa mả là gì? Văn khấn mở cửa mả chuẩn nhất 2020
Mở cửa mả là một nghi thức quan trọng trong tâm linh. Sau khi tổ chức tang lễ, gia quyến sẽ đưa người mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Đây cũng chính là lúc chúng ta phải làm nghi lễ này. Có rất nhiều ý nghĩa, nguyên do để thực hành nghi lễ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự biết đến và hiểu về nó. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này nhé! Tham khảo văn khấn mở cửa mả chuẩn nhất 2020.
Cúng mở cửa mả là gì?
Trước khi đến với những bước cần thực hiện và chuẩn cho nghi lễ mở cửa mả chúng ta cần phải hiểu về nó. Theo phong tục tâm linh của Việt Nam xưa, nghi lễ này không hề có. Tuy nhiên theo thời gian, tập tục này đã được du nhập từ Trung Quốc và trở thành một nghi lễ thể thiếu. Đây là một nghi thức mang theo màu sắc của Nho giáo. Mở cửa mả hay còn được biết đến là nghi lễ khai mộ dành cho người đã mất. Đây là loại nghi lễ được thực hiện trước khi diễn ra các nghi thức khác của lễ tang.
Nghi lễ này đã không còn quá nhiều nơi thực hiện. Tuy nhiên, tại vùng Nam Bộ nước ta, đây lại là một nghi thức không thể thiếu. Theo quan niệm tâm linh, sau khi người đã mất được 3 ngày thì vong hồn đã tụ lại. Đây cũng là thời điểm người mất nhận ra được rằng mình đã không còn ở dương thế. Nghi thức mở cửa mả được thực hiện để giúp cho vong linh được siêu thoát. Tang lễ được tổ chức bao gồm lễ viếng và mai táng. Vong linh sẽ đi theo xác của mình xuống dưới đất sâu.
Cũng chính vì lẽ đó, nếu không làm lễ mở cửa mả, vong linh sẽ mãi mãi bị giữ lại trong áo quan. Việc thực hiện nghi lễ, để vong linh có thể siêu thoát. Sau khi chôn cất, gia quyến nên làm lễ này để vong linh tìm được đường ra. Nghi lễ này thường được thực hiện sau khi người mất ra đi được 3 ngày. Nếu không, vong linh sẽ không thể mất phương hướng, lạc lối, thậm chí là không thể siêu sinh chuyển kiếp. Nghi thức này đem đến rất nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh và hiện thực.
Ý nghĩa của nghi thức mở cửa mả?
Câu nói “trần sao, âm vậy” vẫn luôn đúng cho đến ngày nay. Rất nhiều nghi thức liên quan đến tâm linh được thực hiện mang theo ý nghĩa cho cả người đã khuất và người sống. Nghi thức mở cửa mả cũng mang theo những ý nghĩa to lớn như vậy. Ngoài việc giúp cho vong linh được siêu thoát, yên nghỉ, biết đường biết lối. Thì nghi lễ này còn đem đến ý nghĩa với người ở lại. Người mất ra đi không phải là kết thúc. Gia quyến thực hiện nghi lễ như để tưởng nhớ đến người đã mất.
Không chỉ có vậy, nghi thức mở cửa mả còn thể hiện sự lo lắng của những người còn sống với vong linh. Ai cũng mong muốn vong linh được yên nghỉ, sống khôn thác thiêng. Để thực hiện được điều đó thì các nghi lễ cần phải được thực hiện đầy đủ và chu toàn. Gia quyến nên thực hiện theo đúng tập tục địa phương, tín ngưỡng. Ngoài ra, việc thực hiện nghi thức cũng phải đầy đủ và chuẩn chỉnh. Gia quyến có thể nhờ đến các thầy cúng, thầy pháp để thực hiện nghi lễ này cho vong linh đã khuất.
Cần chuẩn bị những gì để làm lễ mở cửa mả?
Chắc chắn sẽ có nhiều gia quyến mong muốn tìm hiểu về nghi thức này. Để thực hiện nghi lễ mở cửa mả gia quyến cần chuẩn bị sắp lễ. Những món đồ nhất định phải có trong nghi thức sẽ được các thầy cúng yêu cầu chuẩn bị. Có thể mỗi thầy sẽ yêu cầu thêm những vật phẩm dâng lễ khác nhau. Tuy nhiên, về những món đồ chính cần phải có thì các gia chủ nên biết. Chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp những vật phẩm cần có để làm lễ dưới đây. Các bạn hãy tham khảo và chuẩn bị nhé!
- Hoa, quả tươi dâng lễ.
- 4 cây đèn cầy hoặc nến.
- 3 ống trúc dài khoảng 4 tấc: Những ống trúc này cần được vót nhọn một đầu. Nó sẽ được dùng để đựng muối, gạo, nước. Mỗi ống trúc đựng một thứ. Các gia quyến nên làm theo chỉ dẫn của thầy cúng ở bước này.
- Một cái thang bằng bẹ chuối. Tùy vào giới tính của người mất mà chuẩn bị. Nam 7 bậc, nữ 9 bậc.
- Một cây mía lao để cả ngọn.
- Tiền vàng mã để cúng lễ.
- Năm thứ đậu (100 gram chung cho 5 thứ).
- Năm thẻ tre dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần).
- Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sên bao gồm trứng, thịt, tôm.
- Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu
- Mười tám con chim để phóng sanh (thay cho gà)
Đây chính là những vật phẩm cần chuẩn bị để làm lễ cúng mở cửa mả cho vong linh. Các bạn có thể chuẩn bị số lượng theo như các thầy cúng yêu cầu. Nhờ thầy cao tay để thực hiện nghi lễ này sẽ tốt hơn cả. Cách sắp đặt những vật phẩm này ra sao cũng cần người có kinh nghiệm hoặc các thầy chỉ dẫn. Bởi lẽ, gia quyến không thể tự mình cúng lễ và xác định phương hướng làm lễ. Nhờ đến các thầy tăng, thầy pháp luôn là lựa chọn đúng đắn khi làm lễ.
Ý nghĩa của những vật phẩm cúng lễ
Bên cạnh những vật phẩm thường dùng để cúng lễ như hoa quả tươi, tiền vàng thì để cúng mở cửa mả gia quyến cần chuẩn bị vài món đồ đặc biệt. Thực chất những vật phẩm này đều đem đến ý nghĩa trong buổi lễ. Đặc biệt là vật phẩm cúng lễ đem đến ý nghĩa đối với vong linh. Theo như quan niệm tâm linh, thang được làm bằng bẹ chuối chính là cầu nối để vong linh đi ra khỏi huyệt mộ. Hay nói cách khác, đây chính là vật dẫn đường chỉ lối cho vong linh. Năm thứ đậu, gạo và nước chính là đồ cúng dường để vong linh ăn uống.
Còn cây mía lau chín đốt là tượng trưng cho chín chữ cù lao, vì lau là lao đồng âm. Gà hay chim được chuẩn bị để phóng sanh cũng mang ý nghĩa riêng biệt đối với nghi lễ này. Nó mang đến ý nghĩa như các con nay côi cút như gà con lìa mẹ. Gà con hay chim được coi như gà linh. Khi bị đánh, chúng sẽ kêu lên như để đánh thức linh hồn vong linh. Có những vong hồn sau khi mất vẫn chưa biết là mình đã mất. Tiếng gà sẽ đánh thức những linh hồn này tỉnh ra và ra khỏi cửa mả.
Văn khấn mở cửa mả chuẩn nhất
Như chúng tôi đã đề cập đến phía trên, để làm lễ mở cửa mả các gia quyến nên nhờ đến các thầy cao tay. Điều này có liên quan đến thế giới tâm linh. Các gia quyến không nên tự mình làm lễ để tránh sai phạm. Chính vì điều này, mà bài văn khấn chuẩn nhất thường chỉ có các thầy lưu giữ. Bài văn khấn của nghi lễ này ít được lưu truyền ra ngoài. Các gia quyến không nên tự ý thực hiện nghi lễ mà cần phải xem xét.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghi lễ như ngày giờ, hướng làm lễ. Không phải tự nhiên, nghi lễ này lại được quan trọng đến vậy. Nó đem đến rất nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh. Thực hiện nghi lễ có thể giúp cho vong linh siêu thoát, an yên. Người ở lại cũng thực hiện được vẹn toàn tâm ý của người mất.
Có thể nói, cúng mở cửa mả vẫn luôn là nghi thức quan trọng. Tuy nhiên, tùy theo tập tục địa phương, tín ngưỡng mà có nơi thực hiện, có nơi không thực hiện. Các gia quyến nên xem xét theo quan điểm tín ngưỡng của mình để quyết định có thực hiện hay không? Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết ngày hôm nay.
Đọc thêm bài viết của chúng tôi: Xem hướng đặt mộ theo tuổi đúng chuẩn mang lại phúc phần cho GĐ
3.7/5 – (3 bình chọn)