Cúng ngày vía thần tài mùng 10 Tết tuyệt đối không quên 5 điều này
Mục lục bài viết
Cúng ngày vía thần tài mùng 10 Tết tuyệt đối không quên 5 điều này
Bất kỳ hộ kinh doanh nào đến ngày vía Thần Tài đều làm mâm cỗ cúng Thần Tài cả. Và để không làm tán lộc, tán tài trong ngày vía Thần Tài, mọi người tuyệt đối đừng quên những điều này.
Thần Tài là vị thần linh thiên, trông coi tài vận, vàng bạc cho các gia đình. Và cứ đến mùng 10 âm lịch hàng tháng, mọi gia đình, nhất là gia đình kinh doanh thường làm mâm cỗ cúng Thần Tài với mong muốn thần phù hộ tài vận của gia đình, mang mọi điều may mắn về tài lộc cho một năm mới tốt lành.
Vì vậy, những phong tục, kiên cử trong ngày này được mọi người tìm hiểu rất kỹ càng và trong số đó có 5 điều bạn tuyệt đối đừng quên thực hiện.
1Lau dọn bàn thờ
Trước khi cúng bạn nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận. Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng rượu pha loãng với nước sạch.
Những vật dụng lau dọn, tẩy trần cũng cần là vật dụng riêng, không được dùng vào việc khác. Bát hương cũng hạn chế xê dịch trong quá trình lau dọn.
2Chú ý nơi đặt bàn thờ
Bàn thờ Thần tài không được đặt trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ. Điều đó đồng nghĩa với việc làm ô uế, vấy bẩn lên vị thần. Nơi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài phải luôn sạch sẽ.
3Chuẩn bị đồ cúng Thần Tài
Lễ cúng của Thần Tài vừa có mặn, vừa có chay. Lễ cúng 6 tháng đầu năm thì mặn, từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là chay. Để cúng Thần Tài vào những tháng chay và mặn bạn cần chuẩn bị như sau.
Lễ cúng mặn từ tháng 1 âm lịch đến tháng 6 âm lịch
Lễ cúng mặn thường có 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây trong đó có trái dừa, 5 cây nhang, 5 chung rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo, muối hột, vàng bạc đại 2 miếng.
Một bộ tam sên bao gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt, 1 con tôm hay cua, tất cả đều là món luộc.
Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến tháng 12 âm lịch
Còn lễ cúng mặn trong những tháng còn lại trong năm bạn cần chuẩn bị 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây trong đó có dừa, 5 cây nhang, 5 chung nước, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo, muối hột, vàng bạc đại 2 miếng. Bánh chay như bánh ít, bánh tét, bánh ngọt,…
Tham khảo thêm: Ngày vía Thần Tài 2023 là ngày nào? Nên mua gì ngày vía Thần Tài?
4Đọc đúng bài văn khấn Thần Tài
Đọc đúng bài văn khấn Thần Tài là một trong những việc rất quan trọng, để cung thỉnh Thần Tài về, mọi nhà khi hành lễ nên đọc to bài văn khấn trong ngày cúng vía Thần Tài để mọi việc được thuận lợi, gia chủ làm ăn buôn bán phát tài phát lộc.
Tham khảo thêm: 3 bài văn khấn ngày Vía Thần Tài 2023 cổ truyền chuẩn nhất
5Những lưu ý trong ngày vía Thần Tài
Cũng như những phong tục tâm linh khác của người Việt, ngày vía Thần Tài cũng cần phải tránh làm một số điều để không tán tài, tán lộc.
– Hàng tháng phải lau dọn bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khi lau dọn bàn thờ, khăn để lau và tắm cho Thần Tài phải là khăn riêng, không được dùng vào việc khác.
– Khi đốt nhang, gia chủ cần phải thay nước lọ hoa, thay nước uống,…
– Gạo muối khi cúng xong thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
– Không được để chó mèo quậy phá làm kinh động bàn thờ Thần Tài, sẽ đắc tội lớn.
– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.
– Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa hắt vào nhà nhằm mang ý nghĩa rước tài lộc về nhà.
– Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài kẻo mất hết lộc.
Ngày vía Thần Tài trong tâm linh người Việt là ngày rất quan trọng, đặc biệt là với những người kinh doanh, ngày này thường được chuẩn bị rất chỉnh chu mong muốn tài lộc vào nhà quanh năm. Vì thế bạn đừng bỏ qua những ngày cúng vía thần tài này nhé.
Bạn sẽ quan tâm:
Mua đồ thờ cúng cho bàn thờ Thần Tài nhiều mẫu mã tại Bách hóa XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH