Cúng rằm tháng Giêng | Tết Nguyên Tiêu

Mã định danh: 786

Số lượt xem: 956107

Lễ cúng rằm tháng Giêng

I. Cúng rằm tháng Giêng là gì ?

Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên.. là ngày 15 tháng đầu tiên trong năm âm lịch. Đây là một ngày cực kỳ đặc biệt trong năm khi được người dân truyền tai “lễ phật quanh năm không bằng ngày tháng Giêng”. Là thời điểm vô cùng thuận lợi để cầu bình an, cầu công việc thuận lợi, cầu gia đạo thuận hoà, an khang thịnh vượng.

Ngày rằm tháng Giêng nhằm vào ngày: 15/02/2022 dương lịch (15/01 năm Nhâm Dần âm lịch).

II. Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng – Tết Nguyên Tiêu

Vào ngày rằm tháng Giêng, người Việt thường làm cỗ cúng rằm tháng Giêng tại nhà, thường có 2 cỗ cúng, một cỗ cúng Phật và một cỗ cúng Gia tiên vào giờ Ngọ. Tuỳ tiền biện lễ mà mỗi gia đình sẽ sắm sửa cỗ vật khác nhau, nhưng đều là thể hiện tấm lòng thành kính đối với Phật thánh, ông bà, tổ tiên để cầu mong một năm an lành và hạnh phúc.
Lễ cúng Phật là lễ cúng chay và lễ cúng gia tiên thường là lễ cúng mặn. Tuỳ thuộc vào vùng miền mà các lễ vật đôi chút sẽ khác nhau.

Lễ cúng Phật bao gồm:

– Hương, nến, trà nước.
– Mâm ngủ quả.
– Bánh trôi nước.
– Các món xào chay.
– Các món canh chay.
– Giò chả chay.
– Xôi chay.
– Bánh chưng chay hoặc bánh tét chay.

Cúng rằm tháng Giêng
Cúng rằm tháng Giêng

Lễ vật cúng Gia tiên bao gồm:

– Hương, nến, trà rượu.
– Mâm ngủ quả.
– Thịt gà hoặc thịt lợn.
– Giò chả
– Bánh chưng hoặc bánh tét.
– Các món xào.
– Các món canh.
– Vàng mã.
– Trầu cau

Cúng rằm tháng giêng
Cúng rằm tháng Giêng

III. Văn khấn rằm tháng Giêng – Tết Nguyên Tiêu

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
– Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
– Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Cúng rằm tháng Giêng
Liên hệ đặt vé máy bay

IV. Lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng – Tết Nguyên Tiêu

Khi cúng rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu gia chủ nên mặc trang phục chỉnh tề, khấn vái và chăm trà nước 3 lần: lần đầu lúc thắp nhang, lần thứ 2 lúc nhang được nửa cây, lần thứ 3 là trước khi nhang tàn. Lúc đó gia chủ lấy vàng mã và giấy in văn khấn (nếu có) ra hoá vàng. Vật phẩm không cần quá rình rang sang trọng, tuỳ tiền biện lễ cho phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình, điều quan trọng là phải thành tâm.

1. Dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ

Dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, quét bụi lư hương là thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với tổ tiên, ông bà và thần linh, trước khi quét dọn nhớ thắp 1 nén nhang để cầu xin về việc quét dọn để tránh làm động đến thần linh sẽ bị quở phạt.

2. Không dùng hoa giả, trái cây giả

Với cuộc sống bận rộn hiện tại, nhiều gia chủ sử dụng hoa giả, trái cây giả để cúng bái với ưu điểm là để được lâu, không cần phải thay hoặc mua cái mới, màu sắc đẹp. Tuy nhiên, đây là điều kiêng kỵ trong cúng cái vì thể hiện sử giả dối, không thành tâm với thần thánh, tổ tiên. 

3. Sử dung đồ mới để cúng

Khi cúng tốt nhất gia chủ nên dùng đồ mới như chén đũa, thìa, tô … mới và sử dụng riêng biệt cho việc cúng bái. Không sử dụng các đồ dùng thường dùng trong gia đình để cúng sẽ không tốt.

4. Hạn chế ghi văn khấn ra giấy rồi đọc khi cúng bái

Việc cúng bái quan trọng nhất ở sự thành tâm và lòng thành kính của gia chủ, thế nên nếu được gia chủ nên học thuộc văn khấn trước khi cúng bái hoặc khấn vái theo ước nguyện, lòng thành của mình, nếu ghi ra giấy thì phải hoá vàng cùng với vàng mã.

CÔNG TY TNHH PN VIỆT NAM
Hệ Thống Đặt Và Săn Vé Máy Bay
134/54 Dương Thị Mười, P. TTH, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0819008858
Zalo: 0819008858