Cúng tạ mộ cần sắm những lễ vật gì? Bài cúng tạ mộ cuối năm chuẩn!
Cúng tạ mộ là một trong những nghi thức truyền thống về phong tục tổ chức nghi lễ cho người đã khuất. Ngoài ra, cúng tạ mộ là bước quan trọng trong việc lập mộ và thủ tục cần chuẩn bị nhiều thứ như từ trang bị kiến thức, sắm lễ cúng cho đến cách đọc bài khấn như thế nào mới là chính xác. Đó là cả một quy trình mà không phải cũng biết, do qua Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm đã tóm tắt những thông tin cần thiết qua bài viết sau.
Cúng tạ mộ là gì?
Dân tộc Việt Nam từ lâu đã sống chung với đời sống văn hoá tâm linh và tinh thần, thế hệ tổ tiên đi trước đã che chở và phù hộ cho con sau đời sau. Vì thế làm lễ cúng tạ mộ với người thân đã khuất là việc thể hiện đạo lý ‘uống nước nhớ nguồn’ và tỏ lòng biết ơn.
Lễ cúng tạ mộ cuối năm
Lễ cúng tạ mộ cuối năm thường là dịp lễ tưởng nhớ đến người đã khất với quan niệm nếu vong linh tiếp nối giữa thế giới bên kia và ở cõi dương thế thì sắm lễ như lời cảm tạ các vị thần linh đã cho tổ tiên nương nhờ đất lành trong năm qua và cũng là lời mời gia tiên về ăn cỗ. Đó là lý do mà vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, dòng tộc dọn dẹp nơi an nghỉ của tổ tiên để về với con cháu.
Lễ cúng tạ mộ sau khi xây
Có thể nói là nghi thức lễ quan trọng khi gia chủ thực hiện xây dựng mộ mới cho người thân đã khuất. Trước khi thực hiện lễ xây mộ mới, cần lưu ý làm đầy đủ các thủ tục về bốc mộ như: sắm lễ cũng bốc mộ, bài văn khấn lễ bốc mộ,… thật cẩn thận. Mỗi nơi trên mặt đất đều có Thổ Công cai quản, vì thế phần đất xây mộ ngoài việc lễ cúng khởi công động thổ thì còn làm lễ cúng tạ mộ sau khi đã cất xong nhằm cảm ơn thần linh, ban đất cho gia tiên an nghỉ.
Vì sao phải cúng tạ mộ?
Mặc dù người đã khuất đã lìa xa cỡi đời nhưng cũng là thành viên trong gia đình, con cháu cũng luôn mong vong hồn người thân được yên nghỉ nên lễ tạ mộ giống như là sự thông báo với thần linh ý kiến người cõi âm về ngôi nhà mới của họ.
Tập tục là thể hiện tấm lòng thành kín với người thân nhưng để giữ nét đẹp vốn đó ban đầu thì đa số các gia đình nhờ thầy cúng hoặc thầy phong thuỷ để nghi thức diễn ra suôn sẻ.
Còn một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó là muốn người thân an nghỉ nơi chín suối. Gia đình nào cũng vậy, người đã khuất thuở còn sống bên cạnh con cháu trong gia đình và đến khi chết sẽ có nhiều giọt nước mắt tang thương. Và con người sinh ra đến lúc nào đó sẽ phải chết đi là quy luật của tự nhiên nên là lễ cúng tạ là việc làm cầu mong an yên cho người đã khuất.
Chọn ngày tốt tạ mộ
Tạ mộ vào ngày nào thì còn phụ thuộc và phong tục của mỗi vùng miền, có ngày lễ tạ mộ cố định và có nơi chọn ngày tốt làm lễ cúng tạ mộ. Theo như chúng tôi đã tổng hợp được, có 3 ngày chính để tiến hành nghi thức:lễ tạ mộ cuối năm, ngày cúng tạ mộ mới xây, ngày tạ mỗ đầu năm.
Chọn ngày cúng lễ tạ mộ cuối năm
Nhiều người quan niệm, bắt đầu từ ngày đưa ông Táo lên trời 23/12 âm lịch và kết thúc vào ngày 30 Tết Nguyên Đán (ngày cuối cùng của năm cũ) sẽ dọn dẹp mộ phần sạch sẽ và làm lễ tạ mộ cuối năm mời ông bà tổ tiên vào ăn tết và cảm tạ thần linh dung dưỡng phần mộ an lành. Trong đó phải kể đến ngày Tảo Mộ 25 tháng Chạp âm lịch là ngày mà nhiều con cháu từ khắp nơi trở về mộ của người thân để vệ sinh.
Chọn ngày cúng tạ mộ mới xây
Ngày cúng lễ tạ mộ mới xây xong sẽ là ngày hoàn thành việc xây dựng mộ phần hoặc chọn ngày tốt hợp tuổi, ngày hoàng đạo gần với ngày sau khi xây mộ xong để làm lễ cúng tạ mộ mới xây. Cách tốt nhất là quý vị nên tìm thầy để cúng.
Chọn ngày lễ tạ mộ đầu năm
Ngày lễ tạ mộ đầu năm là ngày Thanh Minh mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, gia quyến cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật, văn khấn tạ mộ thanh minh.
Sắm lễ tạ mộ
Tương với cách chọn ngày cúng, quan điểm văn hoá tâm linh mỗi địa phương khác nhau sẽ dẫn đến lễ vật chuẩn bị khác nhau nhưng với lễ tạ mộ thì thành phần vật phẩm dâng lễ cúng bao gồm cơ bản như sau:
- Hoa tươi
- Trái cây tươi
- Trầu cau
- Rượu trắng
- Chén đựng rượu
- Xôi trắng
- Gà luộc để nguyên con
- Chè/trà
- Thuốc lá
- Nến màu đỏ dùng để thắp lên khi tiến hành làm lễ
Trên đây là lễ vật để thực hiện cúng tạ mộ người đã khuất với mâm cúng gia tiên nhưng cũng cần thêm mâm cúng cảm ơn thần linh ở nơi chôn cất. Mâm cúng này bao gồm: đĩa xôi, gà luộc, ít vàng, tiền xu.
Bài cúng tạ mộ
Nam mô a di đà phật!
Con kính lạy:
– Quan đương xứ thổ địa chính thần
– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
– Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ……….
Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..
Chúng con là:……………
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở noi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.
Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc đủ tên tất cả các đồ mã dâng cho vong).
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Tổng kết:
Lễ tạ mộ không chỉ là việc cần có trong các nghi thức cải táng mộ phần mà còn có ý nghĩa quan trọng như cúng 49 ngày, cúng 100 ngày. Cùng với kiến mà Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm cung cấp đến quý bạn đọc, hy vọng có thể giúp ích cho việc tổ chức nghi lễ tạ mộ. Ngoài ra, nếu bạn đang cần tìm đặt xôi chè cúng lễ – đảm bảo quý khách hài lòng