ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI – TRANG CHỦ

Điều 42.

Đánh giá kết quả môn học

           Điểm đánh giá môn học (gọi là điểm môn học) bao gồm: điểm đánh giá bộ phận (trung bình của các điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ trên lớp; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm tiểu luận, bài tập lớn…) và điểm thi kết thúc môn học, trong đó điểm thi kết thúc môn học là bắt buộc và có trọng số không dưới 60% điểm của môn học.

Kiểm tra đánh giá thường xuyên

là hoạt động của giảng viên sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ nhằm kiểm tra việc nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học,

đồng thời qua đó có được những thông tin phản hồi giúp giảng viên, sinh viên điều chỉnh cách dạy, cách học, thay đổi phương pháp dạy, học cho phù hợp.

Kiểm tra đánh giá định kỳ, giữa kỳ

là hoạt động của giảng viên vào những thời điểm đã được quy định trong đề cương môn học, nhằm đánh giá mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên.

Phần thực hành

của môn học (nếu có) được đánh giá như sau:

a) Thực hành dưới dạng các bài thực nghiệm: lấy điểm trung bình (có hệ số theo quy định của đề cương môn học) của các bài thực nghiệm trong học kỳ, hoặc điểm kiểm tra kết thúc, hoặc lấy điểm trung bình (có trọng số) các điểm nói trên để làm điểm kiểm tra phần thực hành;

b) Thực hành các dạng khác (thực tập, bài tập, xêmina, tiểu luận): sinh viên phải tham dự đầy đủ số giờ thực tập, không ít hơn 80% số giờ bài tập hay xêmina, hoàn tất các yêu cầu đối với thực tập, bài tập, tiểu luận được giao mới được đánh giá là đạt phần thực hành để đủ điều kiện dự thi phần lý thuyết. Giảng viên dạy cụ thể hóa cách đánh giá các môn học thực hành, báo cáo chủ nhiệm bộ môn duyệt.

Bài thi kết thúc môn học

có thể thực hiện bằng các hình thức thi viết (trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận với thời gian từ 60 phút đến 180 phút), vấn đáp, làm thực tập hoặc kết hợp các hình thức trên.

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá môn học và trọng số của các điểm đánh giá

bộ phận và điểm thi kết thúc môn học

do giảng viên đề xuất, được Chủ nhiệm khoa (hoặc Chủ nhiệm khoa trực thuộc) phê duyệt và phải được quy định trong đề cương môn học.

Đề kiểm tra, đề tài tiểu luận, nội dung bài tập lớn và đề thi kết thúc môn học phải phù hợp với nội dung môn học đã quy định trong đề cương môn học. Đáp án và thang điểm chấm điểm bộ phận, chấm bài thi kết thúc môn học phải được biên soạn cùng với đề kiểm tra, đề tài tiểu luận, nội dung bài tập lớn, đề thi kết thúc môn học. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định việc sử dụng đề kiểm tra, đề thi do giảng viên đề xuất hoặc lấy từ ngân hàng đề thi.

          Điều 43. Tổ chức kiểm tra và thi kết thúc môn học

1. Việc kiểm tra và chấm điểm bộ phận của mỗi môn học do giảng viên dạy lớp môn học đó trực tiếp thực hiện và thông báo kết quả cho sinh viên, chậm nhất một tuần sau ngày kiểm tra hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.

Sinh viên được dự thi kết thúc môn học ở kỳ thi chính, nếu có đủ điểm đánh giá bộ phận theo quy định của đề cương môn học và đã đóng học phí đầy đủ.

Trong trường hợp sinh viên chưa dự kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra thực hành vì có lý do chính đáng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và được Chủ nhiệm khoa (hoặc Chủ nhiệm khoa trực thuộc) đồng ý, giảng viên môn học tổ chức kiểm tra, đánh giá bổ sung cho sinh viên.

Nếu sinh viên không dự kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra thực hành mà không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm không

(0).

2. Đơn vị đào tạo tổ chức thi kết thúc môn học. Đối với môn học có nhiều lớp môn học cùng học trong một học kỳ, kỳ thi kết thúc môn học được tổ chức vào cùng thời gian, với cùng đề thi cho tất cả các lớp môn học đó.

Cuối mỗi học kỳ, đơn vị đào tạo tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện tổ chức thêm một kỳ thi phụ. Đối với mỗi môn học, sinh viên chỉ được dự thi một lần trong cùng một kỳ thi. Kỳ thi phụ chỉ dành cho những sinh viên chưa dự kỳ thi chính vì lý do chính đáng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và được Chủ nhiệm khoa (hoặc Chủ nhiệm khoa trực thuộc) cho phép.

3. Lịch thi của kỳ thi chính phải được thông báo trước ít nhất 1 tháng, lịch thi của kỳ thi phụ phải được thông báo trước ít nhất 1 tuần. Trong kỳ thi, từng môn học được tổ chức thi riêng biệt, không bố trí thi ghép một số môn học trong cùng một buổi thi của một sinh viên.

4. Tổ chức thi kết thúc môn học

a) Chậm nhất một ngày sau khi kết thúc giảng dạy môn học, giảng viên gửi danh sách sinh viên được dự thi, không được dự thi kết thúc môn học (có nêu rõ lý do) về phòng Đào tạo. Căn cứ đề nghị của giảng viên và nghĩa vụ khác của sinh viên, phòng Đào tạo lập danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi và phân phòng thi;

b) Đối với hình thức thi tự luận, trắc nghiệm

– Đối với phòng thi dưới 25 sinh viên bố trí 1 cán bộ coi thi, trên 25 sinh viên bố trí ít nhất 2 cán bộ coi thi;

– Cán bộ coi thi phải có mặt tại phòng thi và tuyệt đối không làm việc riêng trong lúc đang coi thi;

– Không cho sinh viên ra khỏi phòng thi trong lúc đang thi, trừ trường hợp đặc biệt. Kịp thời lập biên bản xử lý kỷ luật theo đúng quy định đối với những sinh viên vi phạm kỷ luật thi;

– Khi nhận bài thi, cán bộ coi thi phải đếm đủ số tờ giấy thi của sinh viên đã ghi, yêu cầu sinh viên ghi đúng số tờ giấy thi và ký tên vào bản danh sách thi, tuyệt đối không để sinh viên ký trước khi nộp bài. Cán bộ coi thi tuyệt đối không được để nhầm lẫn, mất bài thi, tráo đổi bài thi, viết thêm vào bài thi hoặc nộp thêm bài thi. Các biên bản xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm quy chế, giấy xin phép nghỉ thi của sinh viên… phải nộp kèm theo bài thi cho phòng Đào tạo.

c) Đối với hình thức thi vấn đáp

– Mỗi môn thi phải có một bộ đề thi gồm nhiều đề thi tương đương về nội dung kiến thức;

– Mỗi phòng thi, ngoài giảng viên hỏi thi, phải có ít nhất 1 cán bộ coi thi có nhiệm vụ gọi sinh viên vào thi, kiểm tra thẻ sinh viên và cho sinh viên bốc thăm ngẫu nhiên đề thi.

5. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định cụ thể quy trình chấm thi.

6. Các môn học kỹ năng mềm được tổ chức thi và cấp chứng chỉ tại đơn vị phụ trách đào tạo kỹ năng mềm.

7. Quy trình thực hiện và quản lý các điểm bộ phận, điểm thi kết thúc môn học và điểm môn học do Thủ trưởng đơn vị đào tạo qui định.

8. Đề thi, đáp án và tất cả các bài thi kết thúc môn học sau khi chấm xong phải được bảo quản và lưu trữ tại phòng Đào tạo ít nhất hai năm kể từ ngày thi. Khi hết hạn lưu trữ, Thủ trưởng đơn vị đào tạo thành lập Hội đồng xét hủy. Bảng điểm bộ phận, danh sách thi kết thúc môn học và bảng tổng hợp điểm của môn học (kèm theo file điện tử) là tài liệu lưu trữ vĩnh viễn của đơn vị đào tạo.

9. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi kết thúc môn học, nếu không có lý do chính đáng coi như bỏ thi và phải nhận điểm 0 (không). Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng trong buổi thi kết thúc môn học được thi bổ sung vào kỳ thi phụ như qui định tại khoản 2, Điều 43 của Quy chế này.

Điều 44. Chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp

1. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định thành lập Hội đồng chấm khoá luận hoặc đồ án tốt nghiệp gồm ít nhất 3 thành viên do Chủ nhiệm khoa hoặc Chủ nhiệm bộ môn (đối với Khoa trực thuộc) đề nghị.

2. Khoá luận, đồ án tốt nghiệp được chấm theo thang điểm 10, có lẻ đến một chữ số thập phân và được quy đổi sang điểm chữ theo quy định tại khoản 2, Điều 46 của Quy chế này. Điểm khoá luận, đồ án tốt nghiệp được thông báo công khai chậm nhất là một tuần sau khi các Hội đồng chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.

3. Điểm khoá luận, đồ án tốt nghiệp hoặc điểm các môn học thay thế được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học.

4. Sinh viên có khoá luận hoặc đồ án tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng ký làm lại khoá luận, đồ án tốt nghiệp hoặc phải đăng ký học các môn học thay thế theo quy định.

Điều 45. Kỷ luật đối với cán bộ coi thi, tổ chức thi và chấm thi

                         Người tham gia công tác coi thi, tổ chức thi và chấm thi vi phạm quy định (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau khi kỳ thi đã kết thúc), tùy theo mức độ sẽ bị kiểm điểm và thi hành kỷ luật theo các hình thức sau:

1. Khiển trách: áp dụng đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau: đến chậm giờ quy định, không ký vào giấy thi, giấy nháp của sinh viên, không tập trung khi coi thi, bỏ 1 buổi coi thi không có lý do chính đáng; để sinh viên sao chép tài liệu của người khác mà không trích dẫn trong khóa luận, đồ án tốt nghiệp nhưng vẫn trình hội đồng chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp.

          2. Cảnh cáo: áp dụng đối với những người vi phạm một trong các lỗi:

– Bỏ 2 buổi coi thi trở lên không có lý do chính đáng trong một năm học;

– Trong giờ coi thi bỏ đi làm việc khác;

– Để sinh viên quay cóp, mang và sử dụng tài liệu trái phép trong khi thi;

– Không lập biên bản những sinh viên đã bị phát hiện có vi phạm quy chế;

– Làm mất bài thi trong khi thu bài, di chuyển bài hoặc chấm bài;

– Chấm thi hay cộng điểm bài thi có sai sót nhiều.

– Lặp lại việc để sinh viên sao chép tài liệu của người khác mà không trích dẫn trong khóa luận, đồ án tốt nghiệp nhưng vẫn trình hội đồng chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp.

3. Hạ tầng công tác hoặc buộc thôi việc: áp dụng đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau:

– Làm lộ đề thi;  

– Đưa đề thi ra ngoài, đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi hoặc giúp sinh viên làm bài thi trong lúc đang thi;

– Làm lộ phách;

– Gian lận trong khi chấm thi. Cho điểm không đúng quy định, chủ định tăng hoặc hạ điểm của bài thi so với đáp án;

– Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm của sinh viên để tăng hay hạ điểm;

– Sửa chữa làm sai lệch điểm trên bài thi, biên bản chấm thi hoặc sổ điểm;

          – Đánh tráo bài thi hoặc điểm thi của sinh viên;

– Vi phạm lần thứ ba để sinh viên sao chép tài liệu của người khác mà không trích dẫn trong khóa luận, đồ án tốt nghiệp nhưng vẫn trình hội đồng chấm khóa luận, đồ án tốt nghiệp;

– Cán bộ hướng dẫn không quản lý được các hành vi

sao chép tài liệu

của sinh viên khi thực hiện

tiểu luận, khóa luận, đồ án tốt nghiệp

nghiên cứu khoa học

bị kỷ luật

từ

mức

khiển trách

đến buộc thôi việc

.

          Điều 46.

Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm môn học

1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), có lẻ đến một chữ số thập phân.

2. Điểm môn học là tổng của điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc môn học sau khi đã tính trọng số được quy định trong đề cương môn học và được làm tròn đến một chữ số thập phân,

sau đó được chuyển thành điểm chữ.

a) Loại đạt:

 

 

9,0 – 10

tương ứng với

A+

8,5 – 8,9

tương ứng với

A

8,0 – 8,4

tương ứng với

B+

7,0 – 7,9

tương ứng với

B

6,5 – 6,9

tương ứng với

C+

5,5 – 6,4

tương ứng với

C

5,0 – 5,4

tương ứng với

D+

4,0 – 4,9

tương ứng với

D

           

         

             

     

b) Loại không đạt: Dưới 4,0     tương ứng với       F

          c) Đối với những môn học chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các ký hiệu sau:

                             I – Chưa đủ điểm đánh giá bộ phận

                             X – Chưa nhận được kết quả thi kết thúc môn học

d) Đối với những môn học được Thủ trưởng đơn vị đào tạo cho phép chuyển điểm hoặc được đánh giá đầu học kỳ (nếu có), khi xếp mức đánh giá sử dụng ký hiệu R viết sau điểm môn học.

3. Việc xếp loại các mức điểm A+,A, B+, B, C+,C, D+, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

a) Những môn học mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0 (không);

b) Chuyển đổi từ mức đánh giá I, sau khi đã có các kết quả điểm đánh giá bộ phận mà trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;

c) Chuyển đổi từ mức đánh giá X, sau khi nhận được kết quả thi kết thúc môn học.

4. Việc xếp loại ở mức điểm F, ngoài những trường hợp như đã quy định tại khoản 2, Điều 46 của Quy chế này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.

5. Việc xếp loại theo mức đánh giá I được áp dụng cho các trường hợp:

a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc môn học, sinh viên bị ốm hoặc bị tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi được Thủ trưởng đơn vị đào tạo cho phép;

b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì lý do khách quan và được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận.

Trừ các trường hợp đặc biệt do Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định, trong học kỳ kế tiếp, sinh viên nhận mức đánh giá I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.

6. Việc xếp loại theo mức đánh giá X được áp dụng đối với những môn học mà phòng Đào tạo chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ giảng viên phụ trách môn học.

         

Điều 47. Đánh giá kết quả học tập

 

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau mỗi học kỳ chính theo các tiêu chí sau:

1. Khối lượng kiến thức học tập là tổng số tín chỉ của những môn học (không tính môn học tự chọn tự do) mà sinh viên đã đăng ký học trong học kỳ.

2. Khối lượng kiến thức tích lũy là tổng số tín chỉ của những môn học đã được đánh giá loại đạt tính từ đầu khóa học.

3. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình theo trọng số tín chỉ của các môn học mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó (bao gồm cả các môn được đánh giá loại đạt và không đạt).

4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình theo trọng số tín chỉ của các môn học đã được đánh giá loại đạt mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm xem xét.

Điều 48. Cách tính điểm trung bình chung

1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi môn học phải được quy đổi qua điểm số như sau:

 

 

A+

tương ứng với

4,0

A

tương ứng với

3,7

B+

tương ứng với

3,5

B

tương ứng với

3,0

C+

tương ứng với

2,5

C

tương ứng với

2,0

D+

tương ứng với

1,5

D

tương ứng với

1,0

F

tương ứng với

0

          2. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

trong đó:

A:

là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy

i: là số thứ tự môn học

ai: là điểm của môn học thứ i

ni: là số tín chỉ của môn học thứ i

n: là tổng số môn học trong học kỳ hoặc tổng số môn học đã tích lũy.

Kết quả đánh giá môn học giáo dục quốc phòng-an ninh, giáo dục thể chất, kỹ năng mềm không tính vào điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy.

Điểm trung bình chung học kỳ được dùng để xét buộc thôi học, nghỉ học tạm thời, đăng ký học bằng kép, học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ.

Điểm trung bình chung tích lũy được dùng để xét buộc thôi học, xếp loại học lực, xếp hạng tốt nghiệp.

Điều 49. Xử lý học vụ

Sau mỗi học kỳ chính, đơn vị đào tạo thực hiện xử lý học vụ. Kết quả học tập của học kỳ phụ sẽ được tính vào kết quả học tập của học kỳ chính tiếp theo.

1. Cảnh báo học vụ 

Đầu mỗi học kỳ, đơn vị đào tạo cảnh báo đối với những sinh viên c

ó điểm trung bình chung học kỳ đạt từ 0,80 đến dưới 0,85 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt từ 1,00 đến dưới 1,10 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt từ 1,10 đến dưới 1,20 đối với 2 học kỳ liên tiếp.

2. Thôi học

Sinh viên được thôi học nếu có đơn xin thôi học và được Thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định đồng ý.

3. Buộc thôi học

Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;

  b) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khóa;

c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học quy định tại khoản 2, Điều 24 của Quy chế này;

  d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại mục d, khoản 10, Điều 40 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

Chậm nhất 1 tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, đơn vị đào tạo phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

Điều 50.

Xếp loại học lực

1.

Loại học lực là căn cứ để xác định khối lượng học tập sinh viên được đăng ký trong học kỳ kế tiếp. Trường hợp loại học lực của sinh viên được xác định vào thời điểm sau khi sinh viên đã đăng ký môn học, sinh viên phải rút bớt môn học trong giới hạn khối lượng quy định.

2.

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, h

ọc lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

a) Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

b) Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

c) Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

d) Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;

e) Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa

thuộc trường hợp bị buộc thôi học.