DẠNG 5 SO SÁNH BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ, TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM, ĐỘ ÂM ĐIỆN, NĂNG LƯỢNG ION HÓA THỨ NHẤT, TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA HIDROXIT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ. – Nhân Trí Toàn Mỹ

DẠNG 5 SO SÁNH BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ, TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM, ĐỘ ÂM ĐIỆN, NĂNG LƯỢNG ION HÓA THỨ NHẤT, TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA HIDROXIT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ.

Ví dụ : (xem giải)

Cho các nguyên tố: Na(Z=11), Al(Z=13), K(Z=19), S(Z=16)

a) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử.

b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần năng lượng ion hóa thứ nhất (I1).

c) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều giảm dần độ âm điện.

d) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính kim loại.

e) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính phi kim.

Câu 1: (xem giải)

Cho dãy nguyên tố: 11X, 12Y, 14T, 6M, 35Q, 28R.

a) Viết cấu hình e, cho biết chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm, xác định vị trí (chu kì, nhóm).

b) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, M theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử?

c) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, M theo chiều giảm dần năng lượng ion hóa?

d) Sắp xếp các nguyên tố X, Y, T, M theo chiều giảm dần tính phi kim?

e) Viết công thức oxit cao nhất, hidroxit ứng với oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro của X, Y, T, M

Câu 2: (xem giải)

Cho các nguyên tố: Canxi có Z = 20, Sắt có Z = 26, Lưu huỳnh có Z = 16, Nitơ có Z= 7. Viết cấu hình electron của các ion: Ca2+, Fe3+, S2-, N3-

Câu 3: (xem giải)

Cho X: thuộc chu kì 3, nhóm VIA; Y: thuộc chu kì 4, nhóm IA; T: thuộc chu kì 4, nhóm IB.

a) Viết cấu hình e của X, Y, T.

b) Nêu các tính chất sau của X và Y:

– Kim loại hay phi kim.

– Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và hidro.

– Công thức oxit cao nhất, hidroxit tương ứng và tính chất của nó (axit hay bazơ).

Câu 4: (xem giải)

a) Hai nguyên tố X, Y ở 2 nhóm A liên tiếp trong cùng 1 chu kì của bảng tuần hoàn (ZY <ZX). Tổng số proton của X và Y là 33. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y?

b) X, Y là 2 nguyên tố ở cùng 1 nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton trong 2 nhân nguyên tử X và Y là 30. Viết cấu hình electron của X và Y(biết ZX > ZY).

Câu 5: (xem giải)

Cation có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.

b) Xác định vị trí (chu kỳ, nhóm) của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn.

c) Tính chất hoá học đặc trưng của nguyên tố R là gì? Lấy 2 phản ứng để minh họa.

d) Anion có cấu hình electron giống cấu hình electron của cation, hãy cho biết tên và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.

Câu 6: (xem giải)

Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm (nhóm IA) X và Y thuộc 2 chu kì liên tiếp (MX > MY) vào 100,2 ml nước, thu được dung dịch Z và 3360 ml khí H2(đktc).

a) Xác định 2 kim loại X, Y. Cho:

b) Tính nồng độ % các chất tan trong dung dịch Z.

Câu 7: (xem giải)

Cho 1,84 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y (MX<MY) ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA, tác dụng với dung dịch HCl 7,3% dư, thu được 1, 12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z.

a) Xác định 2 kim loại.

b) Tính tổng khối lượng muối thu được trong dung dịch Z.

c) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng, biết HCl dùng dư 10% so với lượng phản ứng.

Câu 8: (xem giải)

Cho 1,365 gam một kim loại kiềm X tan hoàn toàn vào nước thu được dung dịch Y, khối lượng dung dịch Y tăng 1,33 gam so với khối lượng nước đã dùng.

a) Xác định kim loại X?

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hòa dung dịch Y.

Câu 9: (xem giải)

Hòa tan 6,9 gam một kim loại R ( nhóm IA ) vào 193,4g nước ta thu được một dung dịch kiềm có nồng độ 6%. Xác định kim loại R?

Câu 10: (xem giải)

Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nhóm IIA vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M (dư) , thu được dung dịch chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Xác định 2 kim loại trong X, biết MA<MB ? Cho IIA: Be(9), Mg(24), Ca(40). Sr(87), Ba(137)

Câu 11: (xem giải)

Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm X tác dụng hết với dung dịch HCl dư sinh ra 0,448 lit khí CO2 (đktc). Xác định kim loại X?

Cho nguyên tử khối IA: Li(7); Na(23); K(39); Rb(85); Cs(133).

Câu 12: (xem giải)

a) Cho oxit cao nhất của một nguyên tố là R2Ox  Phân tử lượng của oxit này là 183u, trong đó oxi chiếm 61,2% về khối lượng. Xác định nguyên tố R.

b) Nguyên tố A có thể tạo ra 2 oxit có công thức AO và AO2 với tỉ lệ giữa % về khối lượng oxi trong AO và AO2 là 23:10. Xác định nguyên tố A.

Câu 13: (xem giải)

a) Nguyên tố X có cấu hình e là [khí trơ] ns2np5. Trong công thức hợp chất khí với hidro, X chiếm 98,7654% về khối lượng. Hỏi trong oxit cao nhất X chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng?

b) Trong hợp chất khí với hiđro, nguyên tố A chiếm 87,5% về khối lượng. Tìm tên nguyên tố A.